Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh

a. Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Bình nằm ở vĩ độ từ 16055’12’’ đến 18005’12” Bắc và kinh độ 105036’55’’ đến 106059’37’’ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp biển với bờ biển dài 116,04 km và có diện tích 20.000 km2 thềm lục địa, phía Tây giáp nước CHDCND Lào với 201 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 8.065,3 km2, dân số năm 2012 là 849,27 nghìn người, chiếm 2,45% về diện tích và 1,02% dân số cả nước.

Quảng Bình có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 10 phường, 08 thị trấn và 141 xã. Toàn tỉnh có 4 trục dọc là đường sắt, Quốc lộ 1A, 2 nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh và các đường nhánh theo hướng Đông – Tây nối liền các xã phía Đông và phía Tây của tỉnh. Các tuyến đường giao thông ngang, dọc nối liền cảng Gianh, Nhật Lệ với khu kinh tế Hòn La, thành phố Đồng Hới, các huyện, các thị trấn, thị tứ và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo.

b. Đặc điểm địa hình

Quảng Bình nằm phía Đông Trường Sơn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, hẹp bề ngang và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông. Sườn phái Đông có độ dốc ra biển lớn, càng về phía Nam đất càng bị thu hẹp bởi dãy núi Trường Sơn hướng ra biển. Dọc theo lãnh thổ đều có núi, trung du, đồng bằng ven biển và cuối cùng là bãi cát ven biển. Thích hợp để tỉnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa.

c. Thủy văn

Quảng Bình có nguồn nước mặt khá phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ đập khá dày đặc. Mật độ sông suối đạt 0,7 – 1,1 km/km2, phân bố không đều và có xu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hướng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển. Sông ngòi Quảng Bình đa phần là ngắn và dốc, có 5 con sông chính đổ ra biển Đông là: sông Roòn, Gianh, Lý Hòa, Dinh và Nhật Lệ. Diện tích lưu vực 5 con sông là 7.997 km2, chiều dài 343 km.

Lượng dòng chảy khá phong phú và thuộc vào lớn nhất ở Việt Nam.

Đối với mặt nước hồ đập: toàn tỉnh có hồ chứa lớn nhỏ có dung tích thiết kế trên 343 triệu m3 nước, 65 đập, 164 trạm bơm, 1 đập ngăn mặn. Hàng năm phục vụ tưới cho 42.000 ha. Dải ven biển có trên 2.500 ha mặt nước ngọt, mặn, lợ rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô lớn.

d. Khí hậu

Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa Đông tương đối lạnh ở miền Bắc. Khí hậu Quảng Bình chia hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa tập trung vào tháng 9 đến tháng 11, chiếm 80% tổng lượng mưa của cả năm nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, lượng mưa trung bình hàng năm là 2.100 – 2.200 mm, số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm.

Mùa khô thừ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, trùng với mùa khô hanh nắng gắt với gió Tây Nam khô nóng. Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 24 – 250C tăng dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây. Tổng tích ôn hàng năm khoảng 8.600 – 8.7000C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.700 – 1.800giờ/năm. Như vậy, nhiệt độ và tổng tích ôn cả năm khá cao, phù hợp và thuận lợi cho các cây công nghiệp, cây dài ngày và cây nhiệt đới.

e. Tài nghuyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Nhóm đất phù sa: có diện tích 34.791 ha, chiếm 4,33% diện tích tự nhiên, phân bố ở đồng bằng ven biển. Đất này có địa hình bằng phẳng, tầng đất dày, ở thượng nguồn có thành phần cơ giới nhẹ và về hạ lưu thì thành phần cơ giới nặng. Rất thích hợp cho trồng cây hoa màu.

Nhóm đất đỏ: có diện tích 3.431 ha, đây là loại đất tốt ở vùng đồi núi, do đất tơi xốp, có cấu trúc tốt nên có thể phát triển các loại cây có giá trị kinh tế như: cao su, cà

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

phê, cây ăn quả,…Đất tầng mỏng có diện tích 24.274 ha, đây là loại đất xấu nhất, ít thích hợp cho sản xuất nông nghiệp mà chỉ dùng để trồng cây lâm nghiệp.

Đến 2012, đất sử dụng Nông nghiệp 79.618 ha, chiếm 9,87%, đất phi nông nghiệp 53.457 ha, chiếm 6,63%; đất chưa sử dụng còn 58.699 ha, chiếm 4,6% diện tích toàn tỉnh. Đất sử dụng cho lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất là 78,55%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0,345%. Trong đất chưa sử dụng, nhóm đất bằng chưa sử dụng rất ít, khoảng 11.730 ha, nhưng đất đồi núi chưa sử dụng còn tới 17.745 ha, chiếm 2,2% tổng diện tích toàn tỉnh.

Tài nguyên biển

Quảng Bình có đường bờ biển dài 116,04 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với vùng đặc quyền lãnh hải gần 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5 của sông chính: Roòn, Gianh, Dinh, Lý Hòa, Nhật Lệ tọa ra nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản. Ngoài khơi có đảo nhỏ tạo những vịnh có vị trí đẹp và thuận tiện cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La. Bờ biển có nhiều bãi biển đẹp vùng biển có một số ngư trường có nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm hùm, mực, hải sâm,… cho phép Quảng Bình phát huy thế mạnh của biển để phát triển kinh tế tổng hợp biển.

Tài nguyên khoáng sản

Quảng Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng.

- Than bùn: được đánh giá có trữ lượng 200 – 300 ngàn tấn, dùng để sản xuất phân vi sinh. Phân bố chủ yếu ở xã Quảng Long, Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Phương huyện Quảng Trạch.

- Phốtphorít: trữ lượng dự kiến khoảng 150.000 tấn, dùng chế biến phân bón.

- Vàng, bạc: trữ lượng dự báo khoảng 8,2 tấn vàng và 170 tấn bạc.

- Sắt: tài nguyên dự báo có trữ lượng từ 500 ngàn đên 1 triệu tấn quặng. Hướng khai thác để sử dụng làm nguyên liệu phụ gia sản xuất xi măng.

- Titan: Tổng trữ lượng dự báo là 114.000 tấn, Zircon 17.700 tấn; hàm lượng quặng trong cát trung bình 90,43 kg titan/m3, 12,06 zircon/m3.

- Đá ngọc bích: theo kết quả tìm kiếm đánh giá thì trữ lượng và tài nguyên dự báo 240.000 m3.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Đá vôi xi măng: rất phong phú, được phân bố nhiều nơi trên địa bàn. Trữ lượng khoảng 292,8 triệu tấn, được khai thúc phục vụ cho sản xuất xi măng.

- Sét xi măng: trữ lượng khoảng 73,4 triệu tấn, được khai thác để phục vụ cho các nhà máy sản xuất xi măng công suất lớn trong tỉnh.

- Cao lanh: có trữ lượng và tài nguyên dự báo là 30,4 triệu tấn, đang được khai thác và chế biến.

- Nước khoáng nóng: phân bố ở khu vực Bang (Lệ Thủy), sông Troóc – Đồng Nghèn (Bố Trạch),… được ngành y tế xác định nguồn nước này có giá trị về sản xuất nước giải khát và chữa bệnh.

2.1.2. Kinh tế - xã hội a. Tình hình kinh tế của tỉnh

Thời kỳ 2001-2012, kinh tế của tỉnh phát triển tương đối ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng, hiệu quả từng bước được nâng lên. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2001 – 2012 tăng 8,86%; trong đó: Nông, Lâm, Ngư nghiệp tăng bình quân 4,71%, Công nghiệp xây dựng tăng 14,02%, Dịch vụ tăng 8,52%. Đến năm 2012, quy mô GDP của tỉnh khoảng 12.209 tỷ đồng.

Nông, lâm, ngư nhiệp phát triển tương đối ổn định, giá trị sản xuất của ngành tăng trưởng hàng năm 4,71%; Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng trưởng hàng năm 16,67%; một số cơ sở sản xuất và khu công nghiệp được hình thành như KCN Tây Bắc Đồng Hới, KCN cảng biển Hòn La…; Kinh tế nhiều thành phần đang từng bước phát triển. Công tác quản lý tài nguyên môi trường được tăng cường, Giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng lên; xóa đói giảm nghèo, giải quyết vệc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá.

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên làm việc trong nhóm ngành nông – lâm - thủy sản chiếm 38,1%, trong nhóm công nghiệp – xây dựng chiếm 32,7%, nhóm ngành dịch vụ 29%.

b. Hệ thống CSHT- KT, GTVT

Về điện lực: Đến nay 98,7% xã phường có điện, có trên 97% hộ dân cư dùng điện lưới. Đã đưa vào hoạt động trạm 220KV Đồng Hới, 4 trạm 110KV có công suất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

150MVA, 18 trạm trung gian với công suất 64MVA, 977 trạm phân phối với công suất 159,6MAV. Có 125 km đường dây 500KV Bắc Nam, 69 km đườn dây 220KV, 123 km đường dây 110KV, 1.427 km đường dây 6-35KV.

Về cấp nước: Hệ thống cấp nước Phú Vinh và Bàu Tró ở Đồng Hới đang hoạt động với công suất 27.000 m3/ngày đêm để phục vụ cho trung tâm thành phố và vùng lân cận. Các thị trấn huyện lỵ: Ba Đồn, Quy Đạt, Đồng Lê, Quán Hàu, Kiến Giang và thị trấn Việt Trung đã đầu tư xây dựng và đang hoạt động hệ thống cấp nước với công suất mỗi huyện 1 – 2.000 m3.

Về công trình thủy lợi: Toàn tỉnh có 123 hồ chứa, 65 đập dâng lớn nhỏ, 164 trạm bơm điện với tổng dung tích hồ đập gần 343 triệu m3 nước với khản năng tưới vụ Đông Xuân là 25.000 ha, vụ Hè Thu gần 15.000 ha. Thực hiện kiên cố hóa 950 km kênh mương, tỷ lệ diện tích lúa được tưới tiêu chủ động đạt 70,6%.

Các tuyến đường giao thông thủy bộ của tỉnh đã và đang được đầu tư xây dựng tạo ra khả năng giao thông thuận tiện tới các vùng miền trong cả nước, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế và thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Bình.

c. Dân số và lao động

Dân số

Đến năm 2011, dân số Quảng Bình có 853,1 nghìn người, dân cư phân bố không đều, dân số thành thị 129,2 nghìn người chiếm 15,15% dân số còn lại 84,85% dân số sống ở nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số trung bình thời kỳ 2001 – 2011 là 0,57%, trong đó thời kỳ 2001 – 2005 là 0,7%; thời kỳ 2006 – 2011 là 0,46%. Năm 2012, quy mô dân số của tỉnh là 857,5 nghìn người. Phần lớn dân cư là người dân tộc kinh chiếm 91,1% dân số, dân tộc ít người thuộc 2 nhóm chính là Chứt và Bru – Vân Kiều sống tập trung ở hai huyện miền núi là Tuyên Hóa và Minh Hóa.

Lao động

Quảng Bình có nguồn lao động khá dồi dào, năm 2012 với 422,7 nghìn người, chiếm khoảng 49,3% dân số. Về chất lượng nguồn lao động, theo điều tra dân số thời điểm 1/4/2011: có 112,4 nghìn người có trình độ từ cao đẳng trở lên. Lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp vì dân số đa phần sống ở khu vực nông

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thôn này chiếm phần lớn. Trình độ lao động còn thấp nhưng đang từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)