CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2. Giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh
3.2.4. Đào tạo, bố trí, sử dụng có hiệu quả cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư và quản lý các dự án ODA; tích cực phòng chống tham nhũng trong quá trình thực hiện chương trình, dự án
Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại có trình độ chuyên môn về kinh tế và quản lý giỏi, có trình độ ngoại ngữ, tin học, có đầy đủ bản lĩnh và năng lực để sẳn sàng hợp tác và làm việc trong các chương trình, dự án ODA.
Các ngành, các cấp phải đổi mới và tăng cường năng lực cán bộ cũng như năng lực quản lý điều hành của các Ban QLDA ODA và bảo đảm đủ cán bộ làm việc cho
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
các đơn vị này. Thực hiên phân cấp, phân quyền một cách minh bạch giữa chủ đầu tư và và các Ban QLDA.
Thực hiện chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ có nghiệp vụ kinh tế đối ngoại, có năng lực đáp ứng các yêu cầu chuyên môn về quản lý, điều hành và bố trí phù hợp để thực hiện tốt các chương trình, dự án OAD.
Kết hợp đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tìa trợ, học bổng khuến khích du học tự túc để tăng nhanh lực lượng chuyên gia khoa học công nghệ, nhà kinh doanh, quản lý giỏi, đội ngũ công chức có năng lực. Kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển NN&NT ở các địa phương khác. Có chính sách ưu đãi đặc biệt và ngân sách dành một khoản kinh phí hợp lý, thỏa đánh để thu hút nguồn chất xám, nhân tài từ bên ngoài vào làm việc tại tỉnh, bổ sung nguồn nhân lực cho các dự án ODA. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nhất là cán bộ làm công tác quản lý. Khuyến khích phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ cho tỉnh.
Việc nâng cao năng lực quản lý điều hành và tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các đơn vị trong tỉnh có tính chất quyết định đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Cần đánh giá đúng năng lực để bố trí đúng cán bộ vào các bộ phận, các công việc phù hợp, kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ năng lực, không đủ phẩm chất đạo đức, không phù hợp với yêu cầu đổi mới đồng thời thực hiện tốt các quy định của Trung ương về các tiêu chuẩn phải có của các cán bộ quản lý.
Sở KH&ĐT tăng cường các biện pháp để nâng cao vai trò tham gia giám sát của cộng đồng được hưởng lợi từ dự án. Từ đó cần tăng cường giám sát tài chính thông qua giám sát cộng đồng, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ODA đúng mục đích, đúng kế hoạch, chống thất thoát và gây lãng phí nguồn vốn ODA từ phía lãnh đạo dự án.
Nhằm sử dụng ODA đạt hiệu quả nhất trên một đồng vốn, góp phần vào việc đạt được chất lượng dự án cao nhất.
Cần tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của UBND tỉnh trong việc thực hiện các chương trình, dự án ODA, Thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
các nội dung thực hiện cũng như tình hình tài chính của các chương trình, dự án ODA đã được phê duyệt.
Tăng cường thông tin về nông nghiệp cho người dân thông qua ấn phẩm như sách báo, truyền hình. Những ấn phẩm này phải có nội dung súc tích, dễ hiểu và gần gũi với đời sống của người dân. Thông tin về nông nghiệp không chỉ dừng lại ở những bản tin nông nghiệp mà nên đi sâu vào những thông tin về kĩ thuật sản xuất trong từng trường hợp cụ thể ví dụ như: kĩ thuật trồng nấm rơm, kĩ thuật chăm sóc lúa, thông tin về những vấn đề liên quan như con giống, phân bón cho cây trồng, thức ăn cho vật nuôi…Ngoài ra, thường xuyên phổ biến kĩ thuật cho bà con nông dân thông qua các cuộc họp hợp tác xã, qua các buổi giới thiệu vừa hướng dẫn lý thuyết vừa trực tiếp tham gia làm cùng người dân.
Các Ban quản lý dự án ODA cần chú trọng tới công tác tổ chức nhân sự, nên tuyển chọn những người đã tốt nghiệp đại học về kinh tế đầu tư, quản lý dự án, về lĩnh vực nông nghiệp và những người đã có kinh nghiệm trong thực hiện dự án ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Làm như vậy thì hiệu quả của công tác đào tạo và hoạt động của Ban QLDA sẽ được nâng lên.
Làm tốt công tác theo dõi, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các dự án ODA trên địa bàn tỉnh. Tích cực thúc đẩy tiến độ xây dựng và bảo đảm hiệu quả các dự án ODA đang thực hiện. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân và bảo đảm hiệu quả các dự án đã được đầu tư để tạo điều kiện tăng mức đầu tư, hoàn thành thủ tục để triển khai các dự án do các tổ chức song phương, đa phương tài trợ. Tiến hành tổng kết công tác đối ngoại của tỉnh để rút ra những bài hoạc kinh nghiệm trong việc thu hút tất cả các nguồn vốn ODA.
Chuyên môn hóa các ban quản lý dự án, giảm tình trạnh cán bộ kiêm nghiệm. Tất cả cán bộ phải là những người có kiến thức đầy đủ về nguồn vốn ODA như: các loại hình viện trợ, chính sách và lợi ích của nhà tài trợ, kiến thức cơ bản về pháp luật quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học. Ví dụ như đối với những dự án ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, cán bộ quản lý dự án cần có sự hiểu biết về các lĩnh vực được nhà tài trợ cung cấp vốn trong ngành này cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của từng trên từng địa phương triển khai dự án cụ thể.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ