Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA của tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA

2.3. Nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh

2.3.1. Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA của tỉnh

Cùng với sự phát triển của xã hội, đầu tư ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một hoạt động tạo ra tăng trưởng, phát triển của một quốc gia. Một quốc gia sẽ không thể khai thác được những lợi thế sẵn có của mình cũng như tận dụng được các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài nếu không có hoạt động đầu tư. Nó góp phần làm gia tăng tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và tài sản vô hình từ đó làm tăng năng lực sản xuất của xã hội. Xác định được tầm quan trọng đó của đầu tư nên đã có những chính sách và biện pháp thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh, không chỉ có nguồn vốn trong nước cấp về địa phương mà tỉnh còn có tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài trong đó có vốn ODA.

Bảng 1: Cơ cấu vốn ODA trong tổng đầu tư toàn tỉnh từ năm 2001-2012 ĐVT: Tỷ đồng

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 VĐT

toàn tỉnh 1.776 2.030 2.226 3.074 3.063 1.924 3.990 4.700 5.601 6600 7.760 9.926

Vốn ODA 141 150 48 82 94 154 185 234 434 457 485 649

ODA/VĐT

(%) 7,9 7,4 2,1 2,7 1,6 8 4,7 5 7,75 6,9 6,25 6,54

Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình Qua bảng số liệu cho ta thấy, nguồn vốn đầu tư toàn tỉnh tăng theo thời gian cùng với đó nguồn vốn ODA cũng tăng, qua đó cho thấy được nguồn vốn ODA có sự đóng góp rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2001, tỷ trọng vốn ODA trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao qua các năm đạt 7,9%. Nhưng đến năm 2003 nguồn vốn ODA có sự giảm sút mạnh giảm 102 tỷ đồng, giảm 68% so với năm trước đó và chỉ chiếm 2,1% trong tổng đầu tư xã hội của tỉnh do trong năm chỉ thu hút được 1 dự án quy mô nhỏ. Sau đó có sự tăng lên qua các năm tiếp theo, tuy nhiên tốc độ tăng nguồn vốn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ODA không đều qua các năm và thấp hơn tốc độ tăng của vốn đầu tư toàn xã hội. Bình quân nguồn vốn ODA chiếm 6% trong tổng đầu tư toàn xã hội, con số này còn rất thấp đối với một tỉnh còn nghèo như Quảng Bình.

Tuy nhiên, không phải nguồn vốn ODA chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư xã hội thì được khuyến khích, mà nên để tỷ lệ này nằm trong một giới hạn cho phép vì suy cho cùng nguồn vốn này cũng là một khoản nợ cần phải thanh toán trong tương lai. Chính vì vậy cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này để tạo ra lợi nhuận trong tương lại.

Bảng 2: Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA từ năm 2001 – 2012 ĐVT: Tỷ đồng

Năm Cam kết Ký kết Giải ngân

2001 156 141 131,6

2002 148 150 140

2003 62 48 46

2004 76 82 78,1

2005 125 94 71,1

2006 167 154 120,2

2007 214 185 148,4

2008 269 234 187,7

2009 476 434 267,1

2010 463 457 301,9

2011 497 485 350,4

2012 672 649 520,4

Tổng 3.325 3.111 2.363

Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình

Thời gian qua, bên cạnh việc thu hút trực tiếp nguồn vốn ODA từ các tổ chức quốc tế đa phương, song phương tỉnh còn thu hút các dự án do Bộ làm chủ đầu tư. Vì vậy từ năm 2001 – 2012 tỉnh đã tiếp nhận và sử dụng 54 dự án ODA có tổng vốn cam kết 3.325 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tỉnh đã thu hút được 277,08 tỷ đồng trong đó có 43 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và 11 dự án đang hoạt động; riêng việc thu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hút trực tiếp từ các tổ chức quốc tế đa phương, song phương do tỉnh làm chủ đầu tư là 28 dự án, thu hút các dự án ODA do bộ làm chủ đầu tư là 15 dự án.

Biểu đồ 1: Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA từ năm 2001 – 2012 Dựa vào bảng 1 kết hợp với biểu đồ 1 cho thấy, giai đoạn từ năm 2001 – 2003 nguồn vuốn ODA cam kết và ký kết có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2003. Và sau đó tăng lên liên tục cho đến năm 2012. Năm 2009 là năm nguồn vốn ODA cam kết có sự tăng lên đột biến tăng gấp 1,7 lần so với năm trước đó, nhờ có sự đóng góp của dự án mới là Dự án thủy lợi Thượng Mỹ Trung do ADB tài trợ, với tổng số vốn cam kết là 203,4 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm lượng vốn ODA cung cấp cho tỉnh khoảng 25,99 tỷ đồng, đây là mức cam kết còn khá thấp so với cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực của cán bộ làm công tác vận động nguồn vốn ODA còn nhiều yếu kém.

Nhìn chung tình hình giải ngân ngồn vốn ODA tăng qua các năm, tổng giá trị giải ngân đạt 2.362 tỷ đồng, đạt 79% so với giá trị ODA mà tỉnh đã cam kết với các nhà tài trợ. Những năm 2001 – 2004, tốc độ giải ngân đạt khá cao trung bình trên 80%, do vốn ODA giai đoạn này chủ yếu hỗ trợ cho các dự án quy mô nhỏ, thời gian hoàn thành sớm có dự

0 100 200 300 400 500 600 700

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Ca m kết Ký kết Giả i ngâ n

Năm

Tỷđồng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

án thực hiện dưới 1 năm như Dự án khắc phục bão lụt khẩn cấp (Năm 2002 – ADB), dự án nâng cấp công trình thủy lợi Cẩm Ly (Quảng Ninh). Đạt được kết quả như trên là do tỉnh đã tạo dựng được sự tin tưởng của các nhà tài trợ thông qua sự phát triển kinh tế xã hội. Điều đó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng và được giữ ổn định trong thời gian dài.

Đặc biệt tỉnh ngày càng có nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà tài trợ, đó là một yếu tố quan trọng giúp thu hút được nhiều nhà tài trợ hơn. Bên cạch đó, sự thành công của các chương trình xóa đói giảm nghèo đã giúp tỉnh tạo được bộ mặt phát triển mới và tiếp tục dành được sự quan tâm của các nhà tài trợ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển đề ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)