Hệ thống KSNB tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh agribank huyện lệ thủy (Trang 23 - 26)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Hệ thống KSNB tại ngân hàng thương mại

Theo Tạp chí Kế toán 8: KSNB trong NHTM được hiểu và gói gọn trong một thực thể, cơ chế kiểm soát là toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm quản lý và điều hành các hoạt động của Ngân hàng.

7Th.S Lâm Thị Hồng Hoa (2002). Giáo trình Kiểm toán ngân hàng. NXB Thống kê.

Formatted:No underline, Font color: Black, Vietnamese

Formatted:No underline, Font color: Auto, Vietnamese

Formatted:Vietnamese

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2.2. Rủi ro trong hoạt động của NHTM9

Do tính phức tạp và khối lượng giao dịch lớn, cùng với tính dễ biến động của tiền tệ nên trong hoạt động của mình ngân hàng thường gặp nhiều rủi ro:

Rủi ro tín dụng: Phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn.

Rủi ro lãi suất: Rủi ro phát sinh trong trường hợp có sự thay đổi về lãi suất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Rủi ro ngoại hối: Rủi ro phát sinh khi có sự biến động tỷ giá và xuất hiện trạng thái hối đoái mở trong kinh doanh ngoại tệ.

Rủi ro thanh khoản: Rủi ro phát sinh khi ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng do thiếu tiền mặt dự trữ, việc chuyển đổi các tài sản khác sang tiền mặt khó khăn, ảnh hưởng của các hợp đồng cho vay.

Rủi ro hoạt động ngoại bảng: Rủi ro khi các tài sản ngoại bảng chuyển vào nội bảng sẽ ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán.

Rủi ro tác nghiệp: Là rủi ro phát sinh từ những sai sót của hệ thống thông tin hoặc KSNB dẫn đến thất thoát tài sản.

1.2.3. Mục tiêu của KSNB tại NHTM10

KSNB liên quan đến những công việc mang tính tác nghiệp cụ thể mà một bộ phận nào đó của ngân hàng được giao thực hiện. Mục đích của KSNB nhằm:

Sử dụng các nguồn lực và quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả.

Đảm bảo các quyết định và chế độ quản lý về ngành ngân hàng được thực hiện đúng thể thức; Giám sát mức độ hiệu quả, tính hợp lý của các chế độ đó.

Phát hiện kịp thời những vướng mắc trong kinh doanh để hoạch định và thực hiện các biện pháp đối phó.

Ngăn chặn, phát hiện các sai phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

8http://www.tapchiketoan.com/kiem-toan/kiem-toan-noi-bo/ban-ve-co-che-kiem-soat-noi-bo-trong-cac-ngan- hang-thuon-2.html

9Th.S Lâm Thị Hồng Hoa (2002). Giáo trình Kiểm toán ngân hàng. NXB Thống kê.

10Ersnt & Young (2003). Hội thảo rủi ro ngân hàng và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ. TPHCM.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đảm bảo việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức các giao dịch phát sinh của ngân hàng. Đảm bảo việc lập các BCTC kịp thời, hợp lệ và tuân theo các yêu cầu pháp định có liên quan.

Đảm bảo tài sản và thông tin không bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích.

1.2.4. Các hoạt động kiểm soát tại NHTM11 Các hoạt động kiểm soát tại NHTM bao gồm:

Kiểm tra ở cấp lãnh đạo cao cấp: Việc kiểm tra này được thực hiện thông qua việc Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc nhận được những bản trình bày, bản báo cáo định kỳ về tình hình rủi ro, sự tuân thủ và các ngoại lệ về rủi ro, các báo cáo thực trạng rủi ro.

Kiểm soát hoạt động

- Những kiểm tra này được tiến hành thường xuyên hơn ở kiểm tra ở cấp lãnh đạo cao cấp và ở mức độ chi tiết hơn. Chúng được tiến hành ở cấp độ phòng ban: Bao gồm việc kiểm tra các hoạt động rủi ro, các báo cáo rủi ro, tình trạng và các ngoại lệ rủi ro.

- Tần số và nội dung báo cáo cần phải dựa trên yêu cầu công việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tuân thủ các giới hạn rủi ro: Đặt ra các giới hạn và đảm bảo rằng chúng được tuân thủ là một chức năng kiểm soát rủi ro quan trọng.

Phê duyệt và ủy quyền: Việc yêu cầu phê duyệt và ủy quyền cho các giao dịch lớn một giới hạn nhất định nào đó sẽ đảm bảo rằng việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng được phê duyệt bởi các lãnh đạo phù hợp. Điều này đảm bảo việc quy trách nhiệm cho các hành vi đã thực hiện.

Thẩm tra và đối chiếu: Thẩm tra và đối chiếu là một kiểm soát quan trọng bởi chúng được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót và các vấn đề tiềm ẩn chứa trong các hoạt động của ngân hàng.

Phân quyền: Một hệ thống KSNB hiệu quả phải:

- Đảm bảo có sự phân quyền phù hợp, trách nhiệm không mâu thuẫn với quyền lợi.

- Các quy trình được xây dựng thống nhất và được ghi chép đầy đủ bằng văn bản.

11Ersnt & Young (2003). Hội thảo rủi ro ngân hàng và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ. TPHCM.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2.5. Các thủ tục KSNB12 Tóm tắt các quy trình

- Quy trình xử lý thông tin thường xuyên: Yêu cầu phải có quy trình chặt chẽ, được quyền tự động hóa và vi tính hóa: Hoạt động cho vay, theo dõi và thu hồi nợ, hạch toán các khoản vay, ghi nhận doanh thu, gửi tiền, rút tiền...

- Quy trình xử lý thông tin không thường xuyên: Phải có cách quản lý riêng vào những ngày cuối tháng như tính khấu hao tài sản cố định, nộp thuế...

- Quy trình xử lý thông tin mang tính ước lượng: Trích lập dự phòng, trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi...

Phân tích, đánh giá các quy trình

Việc phân tích, đánh giá các quy trình trong NHTM dựa vào các tiêu chí sau:

- Phân công, phân nhiệm: Các thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo rằng một cán bộ không nên đảm nhận nhiều công việc liên quan.

- Ủy quyền: Các thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo rằng các nghiệp vụ được thực hiện trong phạm vi cho phép và được sự ủy quyền của cán bộ cấp trên.

- Sử dụng tài sản: Các thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo rằng việc sử dụng tài sản và thông tin thực hiện trong phạm vi cho phép và được sự ủy quyền của cán bộ cấp trên.

- Đối chiếu tài sản: Các thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo tài sản ghi chép trên sổ có thể đối chiếu, kiểm tra chéo với tài sản thực tế. Các sai lệch cần được điều tra và xử lý.

- Hạch toán: Tất cả các giao dịch đều được ghi nhận trên cơ sở có thật, định giá đúng, kịp thời, phân loại đúng, tổng kết và kết sổ chính xác.

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh agribank huyện lệ thủy (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)