PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Các vấn đề liên quan đến kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại
1.3.3. Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại
1.3.3.2. Các rủi ro và hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
đoạn
Người thực
hiện Rủi ro Hoạt động kiểm soát
Tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng
Khách hàng cung cấp những thông tin không đúng sự thật.
Xây dựng hồ sơ chuẩn về việc thu thập thông tin này.
Cán bộ tín dụng không thu thập đầy đủ thông tin về phía khách hàng, thiếu các giấy tờ thủ tục cần thiết nhưng vẫn được chấp nhận.
Có cán bộ tín dụng trực tiếp điều tra lại thông tin khách hàng.
Cán bộ tín dụng và khách hàng có sự móc nối với nhau.
Độc lập kiểm tra lại các hồ sơ đã được tiếp nhận, các thông tin khách hàng cung cấp và việc thu thập thông tin xác minh của cán bộ tín dụng.
Thẩm định cho vay
Bộ phận tín dụng
Cán bộ tín dụng chưa đủ trình độ chuyên môn nên chưa phát hiện và tiên liệu được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, dẫn đến: Chưa phát hiện được hoặc chưa đánh giá đúng về khả năng của khách hàng, đánh giá không đúng về tính chân thực
- Xây dựng mô hình chuẩn cho khâu thẩm định này, phân nhóm cho từng đối tượng khách hàng cụ thể.
- Đối với từng hạn mức tín dụng khác nhau thì sẽ phân trách nhiệm cho cá nhân hay bộ phận, phòng ban cụ thể phê chuẩn.
- Đối với trường hợp đặc biệt cần có chuyên gia về lĩnh vực đó tham gia vào việc thẩm định.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Lê Thị Hoài Thu 30
của hồ sơ vay vốn của khách hàng. - Trong một số trường hợp chưa chắc chắn thì cần có bên thứ ba bảo lãnh.
Có sự móc nối giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, cố tình bỏ qua hoặc bỏ sót những thông tin có ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay của ngân hàng.
Độc lập kiểm tra công việc của cán bộ tín dụng ở khâu này.
Quyết định cho vay và ký hợp đồng tín dụng
Giám đốc chi nhánh, Hội sở
Quyết định cho vay đối với khách hàng không tốt nên dẫn đến không thu hồi hoặc thu hồi không đủ cả gốc lẫn lãi, gây thiệt hại tài chính.
Tùy vào quy mô và lượng vốn cần vay của khách hàng mà sẽ trao quyền quyết định cho Hội đồng cho vay hoặc những người có năng lực phân tích và ra quyết định.
Từ chối cho vay đối với khách hàng tốt mất cơ hội và uy tín cho vay của ngân hàng.
Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở cho việc ra quyết định.
Giải ngân Kế toán giao dịch và kế toán ngân quỹ
Chưa có chữ ký của người có thẩm quyền mà vẫn thực hiện giải ngân.
Kiểm tra dấu vết của sự phê duyệt.
Đã có quyết định giải ngân nhưng lại chậm trễ trong việc thực hiện, gây khó khăn cho khách hàng.
- Quy định khoảng thời gian cho phép giữa việc phê duyệt và thực hiện giải ngân.
- Đối chiếu thời gian trên các giấy tờ phê duyệt và giải ngân xem có hợp lý không.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Lê Thị Hoài Thu 31
Giải ngân không đúng khách hàng, không đúng hạn mức, cách thức như đã cam kết.
- Độc lập kiểm tra lại cách giải ngân của nhân viên chịu trách nhiệm.
- Thu thập phản hồi từ phía khách hàng để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót xảy ra.
Giám sát tín dụng
Cán bộ tín dụng
Khách hàng sử dụng vốn vào những mục đích khác với cam kết cụ thể khi vay vốn.
- Có phương án giám sát tín dụng của khách hàng cụ thể, bao gồm:
+ Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.
+ Phân tích BCTC của khách hàng theo định kì.
+ Giám sát khách hàng thông qua trả lãi định kỳ.
+ Xem xét mối quan hệ của khách hàng với các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác.
- Phải có bộ phận độc lập kiểm tra việc giám sát này.
Tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn nên mất khả năng thanh toánkhông thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền cả gốc lẫn lãi, khách hàng mất khả năng thanh toán.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng ra vay vốn.
- Trong một vài trường hợp đặc biệt cần có sự kiểm tra các tài sản đảm bảo để phát hiện những thay đổi bất lợi về giá trị tài sản.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Lê Thị Hoài Thu 32
Thanh lý hợp đồng tín dụng
Hội đồng tín dụng, kế toán giao dịch và kế toán quỹ.
Khách hàng mất khả năng thanh toán nợ cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng hoặc có ý định lừa đảo, không muốn trả nợ.
- Đôn đốc việc thu hồi nợ gốc và lãi.
- Thu hồi các tài sản bảo đảm tiền vay.
- Buộc bên thứ ba phải chịu trách nhiệm về khoản tiền vay mà khách hàng không có khả năng thanh toán.
Giá trị tài sản thế chấp có thể bị xuống cấp, hư hỏng hoặc bị thay đổi cốt lõi không còn giá trị như lúc thẩm định.
Cán bộ tín dụng thực hiện đánh giá lại TSBĐ định kỳ 06 tháng hoặc tối đa 12 tháng một lần đối với TSBĐ thông thường và đánh giá lại thường xuyên ít nhất 01 tháng một lần đối với TSBĐ là nguyên nhiên liệu, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc hàng tồn kho trong trường hợp thế chấp hàng tồn kho.
Trường Đại học Kinh tế Huế