Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh agribank huyện lệ thủy (Trang 62 - 68)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH

2.1. Khái quát về Chi nhánh Agribank Lệ Thủy

2.2.2. Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh

2.2.2.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy trình chung cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống Agribank. Quy trình cho vay và quản lý tín dụng doanh nghiệp được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng quản lý tín dụng, góp

Trường Đại học Kinh tế Huế

phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của cán bộ liên quan trong quá trình cho vay.

Quy trình này được soạn thảo trên nguyên tắc tuân thủ các văn bản pháp lý hiện hành liên quan tới quá trình cho vay và quản lý tín dụng do NHNN Việt Nam và NHNN&PTNT Việt Nam ban hành.

Quy trình nghiệp vụ cho vay được bắt đầu từ khi CBTD bắt đầu tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên thanh lý hợp đồng tín dụng. Được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng

Cán bộ tín dụng được phân công sẽ giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khách hàng đến xin vay vốn cần phải nộp hồ sơ cho vay.

Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn, các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của DN, (Bản gốc hoặc bản sao có công chứng của cơ quan có thẩm quyền), báo cáo tài chính qua các năm (bản gốc hoặc bản sao công chứng), giấy chứng nhận đăng ký thuế, báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư, kế hoạch hoạt động kinh doanh năm, bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng, các giấy tờ khác (nếu có).

- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.

- Đối với khách hàng đã cãquan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

- Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được CBTD báo cáo lãnh đạo Chi nhánh ngân hàng cho vay và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay).

- CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ với những nội dung thuộc: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay.

- CBTD kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khi tiếp xúc với khách hàng, CBTD cần thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng (tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân, ngành nghề sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý, định hướng, phương thức sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thu nhập và tiềm lực tài chính).

Ví dụ: Ngày 05/10/2011, Ông Võ Xuân Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Xây Dựng Tổng Hợp Xuân Thanh đến Chi nhánh Agribank Lệ Thủy đề nghị xin vay vốn.

Căn cứ vào nhu cầu xin vay vốn của Ông Võ Xuân Thanh, CBTD sẽ tư vấn các hình thức vay vốn với thời hạn vay vốn hợp lý. Khi thấy hợp lý khách hàng sẽ làm hồ sơ xin vay vốn trình lên cho Phòng Tín dụng để thẩm định. Hồ sơ xin vay vốn của khách hàng là DN bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của DN. (Bản gốc hoặc bản sao có công chứng của cơ quan có thẩm quyền).

- Báo cáo tài chính qua các năm (Bản gốc hoặc bản sao công chứng).

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

- Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư.

- Kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2011 – 2012 (Phụ lục 1).

- Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng.

- Các giấy tờ khác (nếu có).

Theo giấy đề nghị vay vốn:

- Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án: 3.699.837.448 đồng.

- Vốn tự có: 2.899.837.448 đồng.

- Vốn vay ngân hàng: 800.000.000 đồng

- Mục đích sử dụng vốn vay: Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, nhân công, máy thi công, xây dựng các công trình.

- Thời hạn thực hiện hạn mức: 12 tháng kể từ ngày 06/10/2011 đến 06/10/2012.

- Thời hạn vay vốn: 10 tháng.

- Phương thức vay vốn: Hạn mức tín dụng.

- Lãi suất xin vay: 19,00%/năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Hình thức bảo đảm tiền vay: Bảo đảm bằng tài sản được định giá 1.354.400.000 đồng.

CBTD sẽ kiểm tra tính xác thực những thông tin mà khách hàng cung cấp.

Bước 2: Phân tích và thẩm định tín dụng

CBTD tiếp nhận hồ sơ vay vốn, căn cứ vào hồ sơ vay vốn cụ thể, thu thập thông tin liên quan và thực hiện việc thẩm định tín dụng đối với khách hàng bao gồm:

- Thẩm định khách hàng vay vốn: Phân tích về tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Thẩm định tài sản đảm bảo: Kiểm tra hồ sơ giấy tờ tài sản đảm bảo; xác định rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm, tính hợp lệ, hợp pháp của các loại giấy tờ đó; kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo, khả năng quản lý tài sản đảm bảo, xác định giá trị tài sản...).

- Đánh giá tình hình khách hàng quan hệ với ngân hàng và lợi ích ngân hàng được hưởng.

- Trên cơ sở các kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTD phải lập Báo cáo thẩm định cho vay (BCTĐCV), BCTĐCV là các tài liệu dạng văn bản trong đó phải nêu rõ, cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng.

- Cán bộ tín dụng kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay kèm theo báo cáo thẩm định trình trưởng phòng xem xét.

Ví dụ:Căn cứ vào hồ sơ vay vốn cụ thể, thu thập thông tin liên quan và tiến hành thẩm định tín dụng đối với khách hàng bao gồm:

- Công ty đủ năng lực pháp luật dân sự và ông Xuân Thanh, đại diện cho Công Ty TNHH Xây Dựng Tổng Hợp Xuân Thanh cũng đủ năng lực hành vi dân sự.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Công ty luôn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, uy tín, lợi nhuận luôn ở mức dương, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng và các chỉ số tài chính đều có xu hướng tốt.

- Tất cả các loại tài sản đảm bảo đều hợp pháp, có đủ giấy tờ chứng minh, không tranh chấp, giá trị thị trường cao, khả năng chuyển nhượng nhanh chóng.

Đánh giá: Công ty kinh doanh có hiệu quả, uy tín, tuy nhiên các rủi ro có thể xảy ra là do sự biến động của nền kinh tế, rủi ro bất khả kháng.

Đề xuất duyệt cho vay:

- Phương thức cho vay: Hạn mức tín dụng.

- Mức dư nợ cao nhất: 800.000.000 đồng (Tám trăm triệu đồng chẵn).

- Lãi suất cho vay: 19,00%/ năm.

- Thời hạn thực hiện hạn mức: 12 tháng.

- Thời hạn từng lần nhận nợ: Cụ thể theo từng lần nhận nợ, tối đa 10 tháng.

- Phương thức trả gốc: 01 kỳ.

- Phương thức trả lãi: Định kỳ 06 tháng/ 01 lần vào ngày 30.

- Mục đích sử dụng vốn vay: Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng các công trình.

Sau đó CBTD tiến hành lập báo cáo thẩm định tín dụng nêu rõ kết quả quá trình thẩm định trình trưởng phòng xem xét.

Bước 3: Phê duyệt

- Nhận được báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng rà soát danh mục hồ sơ vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn thiếu, chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.

- Căn cứ vào hồ sơ do Trưởng phòng tín dụng đưa lên, Giám đốc Chi nhánh xem xét quyết định phê duyệt khoản vay.

Ví dụ: Dựa trên ý kiến đánh giá Cán bộ tín dụng đề xuất duyệt cho vay. CBTD sẽ nộp Báo cáo thẩm định lên Trưởng phòng tín dụng và Trưởng phòng đồng ý cho vay, cuối cùng trình lên Giám đốc/ Người được ủy quyền phê duyệt (Phó Giám đốc). Nếu không có sai sót gì thì Phó Giám đốc sẽ ký duyệt cho vay với các đề xuất mà Cán bộ tín dụng đề ra.

Khoản vay đã được phê duyệt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bước 4: Soạn thảo, ký kết hợp đồng, hoàn thiện các điều kiện trước giải ngân

Nếu khoản vay được Lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức đảm bảo nợ vay đã được xác định, trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, CBTD soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp để trình trưởng phòng tín dụng giám sát.

Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng nội dung điều kiện đã duyệt:

- Nếu đúng ký trình lãnh đạo.

- Nếu chưa đúng, yêu cầu CBTD chỉnh lại.

Lãnh đạo ký duyệt:

- Nếu đúng: Ký hợp đồng tín dụng.

- Nếu chưa đúng thì yêu cầu chỉnh sửa lại.

Ví dụ:Khoản vay đã được Phó Giám đốc phê duyệt, hợp đồng tín dụng được soạn thảo và ký kết (Phụ lục 2).

Bước 5: Giải ngân

Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm, cán bộ tín dụng tiếp nhận lại hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối.

Nếu đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu thì thực hiện nhập các thông tin cần thiết vào hệ thống IPCAS (số tiền vay, kỳ hạn trả nợ gốc lãi, mức lãi suất cho vay, kỳ hạn nợ cuối cùng...) và phối hợp cùng bộ phận kế toán – ngân quỹ thực hiện giải ngân.

Bước 6: Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng khoản vay

- Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền cho vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiên các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.

- NHNN&PTNT Việt Nam quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bước 7: Thu nợ lãi, gốc và xử lý phát sinh

- Đây là công việc sau khi hướng dẫn nhằm giải ngân hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn.

Các khoản nợ đến hạn đều phải lập thông báo gởi cho khách hàng trước 05 ngày làm việc so với ngày đến hạn nợ.

- Căn cứ vào chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát; kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng; các báo cáo tài chính, quá trình trả nợ, cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra sau khi cho vay.

- Tiến hành thu nợ gốc, lãi tiền vay và phí.

- Có biện pháp xử lý nếu trường hợp xấu xảy ra và cố gắng thu hồi nợ.

Ví dụ: Lập bảng theo dõi (Phụ lục 3).

Bước 8: Thanh lý hợp đồng và giải chấp TSĐB

- Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay.

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh agribank huyện lệ thủy (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)