PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK HUYỆN LỆ THỦY
CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK HUYỆN LỆ THỦY
3.1. Một số nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Agribank Lệ Thủy
3.1.1. Ưu điểm
Trong thời gian qua, hệ thống kiểm soát tín dụng tại Chi nhánh Agribank Lệ Thủy đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Chi nhánh Agribank Lệ Thủy đã phân tích tình hình, đưa ra các giải pháp xử lý linh hoạt nhằm đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả hoạt động.
- Ban Giám đốc Chi nhánh đã luôn bám sát những chủ trương, quy định của NHNN&PTNT Việt Nam đề ra. Mặc khác, Ban Giám đốc đã xây dựng một môi trường kiểm soát lành mạnh, luôn cố gắng giữ được tính chính trực và giá trị đạo đức, có hành vi cư xử đúng mực, là tấm gương cho nhân viên cấp dưới. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo điều hành công tác tín dụng và động viên, nhắc nhở CBTD hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, có năng lực, kinh nghiệm cả về trình độ chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa cấp trên và cấp dưới đã giúp cho hoạt động của ngân hàng được diễn ra tốt hơn.
- Chi nhánh đang áp dụng thành công hệ thống IPCAS đã giúp hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng được diễn ra nhanh chóng, kịp thời, chính xác, có thể hạn chế các rủi ro và giúp việc kiểm soát khoản vay được tốt hơn.
- Chi nhánh đã xây dựng một quy trình cho vay thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống dựa trên QĐ 666, hướng dẫn các văn bản cụ thể hoá đối với từng nội dung cụ thể và Sổ Tay Tín Dụng Agribank, điều này đã tạo thuận lợi trong việc kiểm soát quy trình cho vay.
Formatted:Vietnamese
Formatted:No underline, Font color: Auto, Vietnamese
Formatted:No underline, Font color: Auto, Vietnamese
Formatted:Vietnamese
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Phần lớn các khoản vay đều được kiểm tra, kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục. Chi nhánh đã ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát khoản vay bằng văn bản, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giám sát khoản vay. Quy chế kiểm soát tín dụng được thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống, từ Hội sở đến tất cả các điểm giao dịch, thể hiện ở việc kiểm tra thường được lập kế hoạch trước và tiến hành thành từng đợt. Hàng quý, Chi nhánh thường tổ chức các đợt kiểm tra về việc thực hiện quy trình, quy chế của CBTD. Điều này đã phần nào giúp phát hiện kịp thời những điểm sai sót trong việc thực hiện quy trình kiểm soát.
- Chính sách phát triển tín dụng của Chi nhánh Agribank Lệ Thủy luôn đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng. Do đó, về chủ trương, Chi nhánh luôn quan tâm đến việc quản lý rủi ro tín dụng, tăng cường kiểm soát tín dụng để luôn đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.
Nhìn chung, hệ thống KSNB của Chi nhánh đã đảm bảo đầy đủ các yếu tố giúp cho hoạt động của Chi nhánh diễn ra nhanh chóng, kịp thời, chính xác, góp phần, đem lại hiệu quả trong điều hành, quản lý hoạt động đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung. Tất cả những kết quả đó đã tạo niềm tin và động lực phấn đấu cho tập thể cán bộ của Chi nhánh trong thời gian sắp tới.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những CBTD có thâm niên trong nghề vẫn còn nhiều CBTD xuất thân là sinh viên vừa ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định. Các CBTD am hiểu về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn quá ít, đa số khi thực hiện thẩm định thường phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn.
Đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong công việc còn hạn chế
Thẩm định là khâu quan trọng nhất khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng.
Đây cũng là khâu dễ xảy ra rủi ro nhất một khi CBTD có hành vi thông đồng với khách hàng vay vốn. Khi tiến hành thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay, việc định giá TSBĐ sẽ có sự chênh lệch trong những trường hợp CBTD không có “tâm”,
“vì khách hàng mà không vì NH”, từ đó thẩm định giá trị TSĐB cao hơn giá trị thực khiến khách hàng được vay nhiều hơn giá trị của tài sản. Công tác thẩm định một số dự án còn chưa chặt chẽ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Mặc dù nhiều CBTD công tâm, có tinh thần trách nhiệm trong thẩm định cho vay, song vẫn còn tồn tại một số cá nhân vì lợi ích kinh tế hay áp lực chỉ tiêu của NH mà chấp nhận thông đồng với DN để thông qua hồ sơ vay vốn.
Mặc dù không ngân hàng nào có thể tránh khỏi hoàn toàn rủi ro tín dụng nhưng theo tổng kết, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến khoản vay bị quá hạn là do CBTD đã không kiểm soát khoản vay một cách kịp thời, từ đó không phát hiện sớm việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích của khách hàng. Mặt khác, việc thu thập thông tin để lưu trữ trở nên khó khăn đối với những khách hàng ở xa, cán bộ tín dụng không đủ thời gian và có sẵn các đầu mối tin cậy để phân tích, nắm bắt hoặc dễ rơi vào sự sắp đặt trước của những khách hàng thiếu trung thực.
Việc kiểm tra giám sát sau cho vay nhiều khi chỉ mang tính hình thức và chưa thật sự chặt chẽ.
Thông tin về khách hàng bất cân xứng
Một khó khăn đối với các ngân hàng là luôn thiếu thông tin chính xác về khách hàng hoặc thông tin luôn trong tình trạng không cân xứng, không cập nhật. Hiện nay, tại Chi nhánh, thông tin về khách hàng chủ yếu cập nhật từ phòng tín dụng. Tuy nhiên những thông tin này thường chưa đầy đủ và không được cập nhật thường xuyên. Vì vậy quá trình thẩm định của CBTD rất mất thời gian, và thiếu hiệu quả, có khi là không chính xác.
Vẫn chưa có phòng kiểm soát nội bộ mà chỉ là cán bộ thuộc phòng tín dụng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát. Vì vậy, hiệu quả công tác kiểm soát chưa cao.
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chú trọng nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cán bộ làm công tác quản lý tín dụng.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, trao đổi về hoạt động nghiệp vụ. Chi nhánh có thể tổ chức các cuộc thi dành cho CBTD, trong đó đặt ra các tình huống để các CBTD có thể trải nghiệm, rèn luyện kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống, đặc biệt là mang lại những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát tín dụng và đánh vào ý thức của CBTD để họ thấy được sự cần thiết phải
Formatted:No underline, Font color: Auto, Vietnamese
Trường Đại học Kinh tế Huế
thực hiện sát sao công tác này. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, mục tiêu kinh doanh, quy trình công nghệ kỹ thuật. Nên tạo những cơ hội để cán bộ có thâm niên có thể truyền đạt kinh nghiệm cho những nhân viên mới.
Giáo dục ý thức trách nhiệm cho cán bộ, nêu cao tầm quan trọng của công việc thẩm định
Thẩm định là một khâu quan trọng trong quy trình cho vay. Mục đích của nó là để phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay, làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho Chủ đầu tư, tạo điều kiện để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro; làm cơ sở để xác định giá trị cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức độ thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Chi nhánh. Vì vậy, CBTD cần thực hiện thẩm định chặt chẽ, hiệu quả. Nên có chế độ kiểm tra chéo lẫn nhau để tránh gian lận trong công tác thẩm định.
Dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc của từng cán bộ thực hiện, Chi nhánh nên xây dựng chế độ đánh giá khen thưởng và kỉ luật phù hợp. Có như vậy mới nâng cao tính tự chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan, làm tăng hiệu quả công việc.
Xây dựng chính sách tiền lương thỏa đáng, thể hiện được sự công bằng, vai trò và giá trị của từng cán bộ nhân viên.
Xử lý triệt để những sai sót dù là nhỏ để kịp thời uốn nắn hành vi sai phạm.
Không thể bỏ qua sai sót dù với bất cứ lý do gì.
Đảm bảo công tác kiểm tra giám sát sau cho vay phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản vay của khách hàng
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho nợ quá hạn gia tăng là do một số khoản vay chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên dẫn đến rủi ro tín dụng không được phát hiện kịp thời. Đảm bảo công tác kiểm soát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản vay của khách hàng là một yêu cầu cấp thiết bởi lẽ trong thời gian thực hiện hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro từ khách quan đến chủ quan. Những rủi ro xảy đến là không thể tránh khỏi và
Trường Đại học Kinh tế Huế
nguyên nhân cũng như các loại rủi ro cũng vô cùng phong phú do vậy ngân hàng phải luôn theo dõi để nắm bắt tình hình của DN. Ngân hàng cần đảm bảo việc thực hiện hoạt động kiểm soát thường xuyên, liên tục theo đúng kế hoạch, định kỳ trên tất cả các khoản vay để có thể tìm biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh đó, NH cũng cần phải tiến hành kiểm tra đột xuất, ngay lập tức đối với các khoản vay xảy ra sự kiện bất thường để kịp thời đề ra hướng giải quyết thích hợp.
Không ngừng nâng cấp phần mềm ứng dụng, nâng cấp hệ thống máy tính và nghiệp vụ cho các CBTD để phục vụ cho hoạt động kiểm soát.
Thành lập phòng Kiểm soát nội bộ
Hoạt động của Chi nhánh ngày càng được mở rộng, nền kinh tế ngày càng phát triển, vì vậy lượng khách hàng muốn vay vốn ngày càng tăng. Khi đó công việc kiểm soát sẽ ngày càng nhiều, do đó trong thời gian sắp tới Chi nhánh cũng nên cân nhắc việc thành lập Bộ phận KSNB nhằm tạo hiệu quả cao nhất trong hoạt động kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát tín dụng nói riêng.
Trường Đại học Kinh tế Huế