Kinh nghiệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN

3.1. Cơ sở thực tiễn về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

3.1.1 Kinh nghiệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của một số nước trên thế giới

Nhật Bản.

Ông Phan Hữu Duy Quốc - Tập đoàn Shimizu (Nhật Bản) cho biết: Nhật Bản đã phải mất 48 năm để xây dựng và hoàn thiện hệ thống tàu cao tốc, mất 85 năm để hoàn thiện hệ thống tàu điện ngầm với 14 tuyến ngầm và nhiều tuyến nổi, mất 27 năm để hoàn thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới nối đảo Hokkaido và Honshuu...

Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển nhanh về hạ tầng như Nhật Bản những năm 60-70 của thế kỷ 20 và Việt Nam sẽ gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật mà Nhật đã gặp trong quá khứ.

Theo ông Yoshida Osamu- Thứ trưởng Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản, cơ sở hạ tầng là xương sống của nền kinh tế. Nhật Bản đã trải qua giai đoạn phát triển mạnh về hạ tầng cách đây 30-40 năm nên rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển hạ tầng một cách bền vững. Chúng tôi đặc biệt chú trọng về công nghệ xây dựng, đặc biệt là công nghệ xây dựng đường giao thông, cầu cảng, hầm… Nhật Bản cam kết sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giúp các nước, trong đó có Việt Nam phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng lĩnh vực hạ tầng luôn là một ưu tiên của Chính phủ Nhật Bản.

Còn GS. Kyuichi Taniguchi – Đại học Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản), trong những năm 60-70 của thế kỷ 20, Nhật Bản phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng nhưng do thiếu nguồn lực và hiểu biết nên giờ phải trả giá vì nhiều công trình xây dựng thời kỳ đó xuống cấp, hư hỏng nhanh. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, xây dựng hạ tầng không chỉ quan tâm đến cường độ mà còn cần quan tâm đến độ bền công trình theo thời gian nhằm đảm bảo phát triển hạ tầng bền vững. Để đảm bảo các yếu tố đó, trong xây dựng công trình cần kiểm soát và kiểm tra chất lượng từ thiết kế, lựa chọn vật liệu xây dựng và thi công. Việc bảo trì cũng rất quan trọng, nếu không công trình sẽ xuống cấp nhanh và phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để tu sửa hoặc xây dựng lại.

Ở Nhật, việc đảm bảo chất lượng bê tông trong thi công xây dựng từ khâu chuẩn bị (xác nhận phương thức làm việc cụ thể dựa trên kế hoạch thi công; truyền tải

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

thông tin giữa ban kiểm soát chất lượng với công nhân; kiểm tra trạng thái của ván khuôn và thép cụ thể là miếng đệm, dây đai, vị trí và khoảng cách của tâm, lớp phủ đã định, kiểm tra dự báo thời tiết); khâu vận chuyển tới công trường và trên công trường như quản lý lịch trình vận chuyển; kiểm tra thời gian vận chuyển của xe trộn, liên lạc chặt chẽ giữa công trường và nhà máy bê tông; quản lý trang thiết bị, bố trí nhân lực và phương thức vận tải theo kế hoạch đã chuẩn bị; quyết định tốc độ và vị trí của bơm đến khâu đổ và đầm lèn như quản lý trang thiết bị, bố trí nhân lực, phương pháp đổ và đầm lèn theo kế hoạch; đưa ra các biện pháp đối phó thích hợp khi tính dễ đổ bị giảm trong thực tế dù thời gian đổ vẫn trong giới hạn cho phép; chỉ dẫn đầm lèn… được đặc biệt chú trọng.

( Tham khảo từ bài viết: Cơ sở hạ tầng: làm thế nào để phát triển nhanh và bền vững trên Website: www.tedi.vn )

Hàn Quốc

Cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo.

Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.

Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.

Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngư nghiệp cho biết, Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn. Trong đó có bài học liên quan đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án.

( Tham khảo từ bài viết: “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới” từ Website: www.tapchicongsan.org.vn )

 Singapore

Sigapore là một quốc gia nhỏ bé, diện tích 682km2, dân số 4,4 triệu người, tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì. Tài nguyên du lịch cũng hết sức nghèo nàn.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Nước ngọt cũng phải mua từ Malaysia. Không có đất sản xuất nông nghiệp do đó lương thực, thực phẩm chủ yếu cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài. Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu chủ yếu là nghề đánh cá biển, Singapore đã đổi mới và phát triển trở thành quốc gia giàu có xếp vào tốp đầu châu Á. Thập kỷ 80 tăng trưởng bình quân là 7,4%/năm, thập kỷ 90 tăng trưởng 7,7%/năm, năm 2000 tới nay tăng trưởng bình quân 9,9%. Thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm có thu nhập cao nhất châu Á (25.000 USD/năm). Do tập trung phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại nên đất nước này có bước tăng trưởng nhanh, ngành du lịch trở thành ngành kinh tế phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Singapore phần lớn được xây dựng ngay sau ngày độc lập, hệ thống đường giao thông hiện đại, bến cảng, sân bay, hệ thống thoát nước thải, hệ thống điện được tập trung đầu tư mạnh. Đáng chú ý là đường giao thông rộng rãi (hầu hết trên 30m) xung quanh được bao phủ bởi màu xanh của cây và hoa. Dọc theo các con đường là những hàng cây có tên gọi là Tembusu, trên những con đường qua cầu vượt, đường nối các khu nhà cao tầng ngập tràn hoa giấy trồng trong chậu hoặc đất tự tạo, kết thành những hàng hoa giăng kín nhiều màu sắc trên đại lộ, kể cả những khu nhà chung cư, siêu thị. Có thể nói, người Singapore đã biết tận dụng mọi không gian để tạo ra bức tranh hoa sinh động và quyến rũ. Chính phủ đã rất quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và môi trường, do đó đã tạo ra một Singapore rợp bóng cây xanh, phục vụ hiệu quả việc phát triển kinh tế du lịch. Hệ thống tầu điện ngầm dài khoảng 40 km giúp cho việc đi lại của người dân và du khách thuận lợi.

Dưới con đường đi đến các điểm đưa đón của tầu điện ngầm như một xã hội thu nhỏ, có nơi được thiết kế dưới lòng đất vài chục mét. Có thể nói nhờ hệ thống đường sá hiện đại, cầu vượt, tầu điện ngầm, sân bay, bến cảng quốc tế được đầu tư xây dựng hiện đại và an toàn nên Sigapore đã giải quyết cơ bản về vấn đề giao thông. Xe buýt, xe con, xe tải đã hoàn toàn thay thế phương tiện cá nhân như xe máy, xe đạp cộng với ý thức cao của người tham gia giao thông, cùng với chế tài xử phạt nghiêm minh đã cho kết quả ít xảy ra tai nạn giao thông. Singapore hiện có 300 công viên với 9.000 ha và hầu hết các cây nhiệt đới, bán nhiệt đới là kết quả của việc thực hiện qui hoạch chung với mục đích phát triển Singapore trở thành thành phố sạch và xanh. Singapore đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế và ngược lại mỗi năm đất nước

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

này lại thu được hàng tỷ đô la từ hoạt động du lịch, hoạt đông kinh tế khác để đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nhờ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, Sigapore đã thu hút thành công nguồn vốn FDI để phát triển đất nước.

 Malayxia

Malayxia là một liên bang có diện tích 329.800.000 km2 với dân số khoảng 20 triệu người gồm 13 bang. Thực hiện chiến lược hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, năm 1968, Malayxia đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài với nhiều điều khoản quan trọng như không quốc hữu hoá, tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, ưu đãi thuế... Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ còn chủ trương huy động vốn đầu tư trong nước, vay tiết kiệm trong dân, ưu đãi thuế để nhân dân tự bỏ vốn... Kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1991-1995) với trọng tâm là nâng cấp cơ sở hạ tầng và năng suất lao động, đây là kế hoạch đầu tiên thực hiện chương trình phát triển quốc gia 30 năm (1991-2020). Chính phủ hy vọng sau 30 năm nền kinh tế sẽ gấp 7,5 lần hiện nay với mức tăng trưởng bình quân 7%/năm. Với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, Malayxia đã đầu tư xây dựng xong một đường sắt 2 chiều với tổng mức đầu tư 543 triệu ringgit. Hoàn thành đường cao tốc 4 làn xe chạy từ biên giới Thái lan ở phía Bắc đến tận biên giới Sigapore ở phía Nam dài 848 km với chi phí 5,2 triệu ringgit. Đầu tư đường cao tốc Đông - Tây năm 1994 với chi phí 270 triệu ringgit. Năm 1992, Chính phủ tiếp tục đưa ra chương trình hiện đại hoá ngành hàng không với chi phí 5 tỷ USD, sân bay quốc tế Kualalămpua được nâng cấp với 4 đường băng đưa vào hoạt động năm 1998 rất hiện đại. Năng lực cảng biển được đầu tư và nâng cấp. Thủ đô Malayxia với toà tháp đôi cao 542m đứng thứ 2 thế giới, quảng trường Merdeka với cột cờ cao nhất thế giới... đã trở thành địa danh thu hút khách du lịch từ nhiều thập kỷ nay. Kualalumpua, niềm tự hào của Đông Nam Á đã phát triển quá chật chội, nạn kẹt xe và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao. Vì vậy, năm 1995 Chính phủ đã quy hoạch một thủ đô mới cách thủ đô cũ khoảng 30 km về phía nam, đầu tư xây dựng một con sông chảy vòng quanh thủ đô mới và vắt qua nó bằng 9 cây cầu dây văng từ hình tượng con thuyền căng buồm ra khơi, mái vòm, tháp chuông... cực kỳ ấn tượng và bên cạnh đó là hàng trăm toà nhà với kiến trúc hồi giáo

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

pha lẫn hiện đại. Bên ngoài quảng trường dọc theo đại lộ Putra, trục xương sống của thành phố là những toà dinh thự, công sở khổng lồ nhưng không thấy ngột ngạt vì được phủ xanh bóng cây, đi đâu cũng thấy hoa và cây xanh. Trên dòng sông là những con thuyền cong vút làm cho du khách có cảm giác như đang được sống trong một thị trấn đồng quê thanh bình hơn là một siêu đô thị. Năm 2007, Malayxia thu hút 20,97 triệu lượt khách, tăng 19,5% so với năm 2006 và nâng tổng doanh thu lên 12,7 tỷ USD. Du lịch phát triển nhờ chính phủ quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng du lịch. Nhà nước tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn. Sự ổn định chính trị và chính sách nhất quán thông thoáng đã tạo niềm tin kích thích các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)