Hệ thống giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 51)

2.3. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Quảng Ninh

2.3.2 Hệ thống giao thông vận tải

Giao thông là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là yếu tố có tác động đến đời sống của nhân dân và ảnh hưởng đến hiệu quả lao động sản xuất. Đặc biệt, giao thông nông thôn phát triển sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp, nông thôn. Những vùng có cơ sở hạ tầng đảm bảo, đặc biệt là mạng lưới giao thông sẽ là nhân tố thu hút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường nông thôn.

Trong những năm qua, hạ tầng giao thông của huyện đã được đầu tư phát triển và đạt được nhiều kết quả. Đến nay có 15/15 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã; hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ (Đường Quốc lộ 1A, Đường 596, Đường HCM) đi qua địa bàn huyện không ngừng được mở rộng, nâng cấp; hệ thống đường liên xã, liên thôn và đường ngõ xóm cũng được quan tâm đầu tư nâng cấp. Với tổng mức vốn đầu tư của các các công trình đã được phê duyệt theo từng loại đường như sau:

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 4: Đường giao thông nông thôn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 Đvt: triệu đồng

Cấp đường Tổng vốn

đầu tư Bê tông, nhựa Cấp phối Khác ( Duy tu, sửa chữa)

Đường huyện 43.295,8 42.448 0 847,8

Đường liên xã 39.447,7 36.985,7 0 2.462

Đường liên thôn, ngõ xóm 78.075,9 72.143 4.247,2 1685,7

Đường GTNĐ 4687,6 3.463,5 611,7 612,4

Tổng 165.507 155.040,2 4858,9 5607,9

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đầu tư CSHT giai đoạn 2011 - 2015 Qua bảng số liệu trên, có thể thấy hệ thống đường giao thông của huyện Quảng Ninh đã được tập trung bê tông hóa. Với tổng vốn đầu tư là 155.040,2 triệu đồng, huyện đã xây mới được 94,82 km đường, trong đó: đường giao thông huyện là 22,3 km với tổng kinh phí 42.448 triệu đồng ( chiếm 27,38%); đường giao thông liên xã là 23,89 km với tổng kinh phí là 36.985,7 triệu đồng ( chiếm 23,86%); đường giao thông liên thôn là 31,8 km và đường ngõ xóm là 16,83 km, tổng kinh phí là 72.143 triệu đồng (chiếm 46,53%); bê tông hóa 6,6 km giao thông nội đồng với kinh phí 3.463,5 triệu đồng. Ngoài ra, huyện cũng đã thực hiện rải cấp phối các trục đường ngõ xóm, và đường giao thông nội đồng với tổng vốn thực hiện là 4.858,9 triệu đồng. Huyện cũng đã thực hiện nhiều công trình nhằm nâng cấp, tu sửa các tuyến đường đã được cứng hóa trước đây.

Theo các tiêu chí đánh giá nông thôn mới về giao thông thì đến hết năm 2015, toàn huyện có 4 xã đạt chuẩn, gồm các xã Hàm Ninh, Vĩnh Ninh, Xuân Ninh và Lương Ninh. Tuy nhiên, chỉ có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới là có số liệu thống kê cụ thể về giao thông nông thôn, đó là các xã Hàm Ninh, Vĩnh Ninh và Lương Ninh

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 5: Mức độ đạt được nhóm tiêu chí Giao thông 3 xã điểm của huyện Quảng Ninh

Tiêu chí GTNT Hàm Ninh Vĩnh Ninh Lương Ninh

Đường trục xã, đã được BTH 100%

Đạt 100%

(10,04km/10,04km)

Đạt 100% Đạt 100%

Đường trục thôn cứng hóa

>=70%

Đường GT liên thôn đã

được cứng hóa

5,6km/6,48km (86,4%)

Đường GT liên thôn đã được

cứng hóa

91,86%

Đường GT liên thôn đã được cứng hóa 6,3km/6,5 km (96,92%)

Đường ngõ xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%

Đường ngõ xóm được bê tông hóa 23,67km/29,96km (BTH 79%). Còn lại được rải sỏi.

100% không lầy lội vào mùa mưa

Đường ngõ xóm được cứng hóa.100% không lầy lội vào mùa mưa.

Đường ngõ xóm được bê tông hóa 19,4km/23,8km (BTH 81,51%). còn lại được rải sỏi.

100% không lầy lội vào mùa mưa

Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt >70%

Đường trục chính nội đồng

được cứng hóa

20km/26,65km (đạt 75%)

Đường trục chính nội đồng được cứng hóa ( đạt 76,18%)

Đường trục chính nội đồng được cứng hóa 10,8km/11,7km (đạt 92,31%)

Nguồn: Theo báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chí NTM của ba xã trên Để thực hiện các mục tiêu, huyện đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm huy động vốn đầu tư, tập trung nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn từ Trái phiếu chính phủ, các Chương trình mục tiêu Quốc gia, huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào xây dựng CSHT nông thôn. Trong đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một lĩnh vực nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư:

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 6: Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cho GTNT so với tổng vốn đầu tư xây dựng CSHT Đvt: triệu đồng Nguồn vốn Ngân sách NN Trái phiếu CP Chương trình MTQG Khác

Đầu tư CSHT 381.844,4 191.958,6 69.817,7 84.232,9

Đầu tư GTNT 110.507,4 4.352,6 7.759,7 42.887,3

Tỷ lệ (%) 28,94% 2,27% 11,11% 50,92%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đầu tư CSHT giai đoạn 2011 - 2015 Qua bảng số liệu cho thấy, tổng số vốn đầu tư của các công trình giao thông nông thôn là 165.507 triệu đồng (bằng 22,74% tổng mức đầu tư của CSHT nông thôn).

Trong đó, ngân sách Nhà nước là 110.507,4 triệu đồng (chiếm 28,94 % tổng vốn đầu tư cho CSHT nông thôn của NSNN). Trái phiếu chính phủ đầu tư 4.352,6 triệu đồng (chỉ chiếm 2,27%); từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia là 7.759,7 triệu đồng (chiếm 11,11%). Huy động từ các nguồn vốn khác là 42.887,3 (bằng 50,92 % tổng ngồn vốn huy động được).

Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Với một địa bàn nông thôn rộng lớn, trong khi yêu cầu xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông với khối lượng vốn lớn mà quá trình thu hút nguồn vốn vào xây dựng CSHT giao thông nông thôn lại hạn hẹp. Cơ cấu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTNT có sự chênh lệch lớn giữa vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước với các nguồn vốn khác. Trong khi các chương trình mục tiêu Quốc gia là 4,66%, Trái phiếu chính phủ là 2,62%, các nguồn khác là 25,77% thì ngân sách Nhà nước bỏ ra lên tới 66,77%. Như vậy, gánh nặng của Nhà nước trong phát triển CSHT giao thông nông thôn còn quá lớn. Điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền cần có

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

chính sách huy động vốn nhằm giảm bớt sự thiếu vốn hiện nay, cũng như giảm bớt gánh nặng của nhà nước, qua đó phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.

Nhìn chung, từ khi triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ cứng hóa, bê tông hóa tăng nhanh, giúp cho việc giao thương, đi lại của người dân thuận tiện hơn. Tuy nhiên, về chất lượng trừ tuyến đường quốc lộ, các tuyến đường liên huyện và một số tuyến đường mới được đầu tư xây dựng được đảm bảo thì còn có nhiều tuyến đường liên xã và nội thôn tuy được sửa chữa và nâng cấp nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế thì chưa phù hợp. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ở huyện Quảng Ninh cũng có những mặt hạn chế cần sớm khắc phục, đó là:

Thứ nhất, hiện nay sản xuất nông nghiệp ngày càng có xu hướng tập trung vào chuyên môn hóa sản xuất nên cần phải nâng cấp và xây dựng thêm một cách có qui hoạch các tuyến đường nội đồng nhằm đảm bảo cho các loại máy móc đến đồng ruộng.

Thứ hai, vẫn còn nhiều tuyến đường xuống cấp trầm trọng chưa được cải tạo và sửa chửa, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân như tuyến đường giao thông liên xã từ thôn Hoành Vinh ( xã An Ninh) đến thôn Võ Xá ( xã Tân Ninh); tuyến đường từ ngã tư Nam Long qua trường THPT Quảng Ninh đến thôn Lộc Long xã Xuân Ninh...; đây là những tuyến đường có lưu lượng giao thông qua lại lớn, xe có trọng tải lớn, đường được xây dựng đã lâu do đó mặt đường bị dư hỏng nặng, đường gồ ghề, nhiều ổ gà, ổ voi.

Mặt đường thôn Nguyệt Áng, xã Tân Ninh xuống cấp trầm trọng

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Thứ ba, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài mà có nhiều tuyến đường chưa có hệ thống cây xanh do đó cần quy hoạch hệ thống cây xây ven đường, vừa đảm bảo mỹ quan và giữ gìn môi trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)