2.1.1 Điều kiện tự nhiên.
Huyện Quảng Ninh có vị trí địa lí từ 17004’ đến 17026’ vĩ độ Bắc và từ 106017’
đến 106048’ độ kinh Đông, là nơi hẹp nhất nước Việt Nam với chiều dài theo đường chim bay khoảng 50 km, có ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới;
- Phía Nam giáp huyện Lệ Thủy;
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 119.169,19 ha. Dân số trung bình năm 2014 là: 86.845 người; mật độ dân số: 73 người/km2. Toàn huyện được tổ chức thành 15 đơn vị hành chính, gồm 14 xã và 1 thị trấn.
Là cửa ngõ phía Nam thành phố Đồng Hới có các tuyến giao thông Bắc - Nam
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
gồm đường bộ, đường sắt đi qua nên Quảng Ninh có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.
Quảng Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Nhiệt độ bình quân 24,5 - 25oC, lượng mưa bình quân khoảng 2.100 - 2.200 mm, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt.
Mùa khô thường từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, có nhiệt độ trung bình từ 26,5 - 27oC, nhiệt độ cao nhất có khi đến 39oC. Do nền nhiệt cao, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30% tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa khô có gió mùa Tây - Nam, sau khi vượt qua lục địa Thái - Lào bị hút mất độ ẩm cho nên thường gây khô hạn, làm các hồ đập nhỏ bị cạn nước; đồng thời vào mùa khô nước mặn xâm nhập vùng hạ lưu các sông.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, thấp nhất vào tháng 1, có khi đến 10oC. Lượng mưa trong mùa này thường chiếm 65 - 70% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào khoảng 15/9 - 15/11 hàng năm. Do mưa lớn, địa hình rất dốc nên thường gây lũ lụt ở vùng thấp và lũ quét hai bên sông ở vùng núi.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế.
Giai đoạn 2011 - 2015 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng tín dụng toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng gặp không ít khó khăn như lạm phát tăng cao, tăng trưởng kinh tế giảm; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng huyện Quảng Ninh đã tập trung tổ chức thực hiện các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi NSNN; trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm bình ổn kinh tế, không để lạm phát cao theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Phấn đấu thực hiện các giải pháp để tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển ổn định và đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần hoàn thành hầu hết các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Ninh lần thứ XXIII về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm (2011-2015) đề ra.
Giai đoạn 2011 - 2015, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tích cực và rõ
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
nét, nhất là cơ cấu ngành. Tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm trong tổng giá trị sản xuất đã tăng dần lên qua các năm, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp - lâm - thủy sản, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của ba khu vực và các ngành kinh tế. Ta sẽ thấy rõ nét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành qua biểu đồ sau:
36,94% 44,15%
18,91% 25,87%
43,30%
30,83%
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Năm 2011 Năm 2015
Biểu đồ 1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành
Theo biểu đồ 1, ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 chiếm tỷ trọng trong giá trị sản xuất là lớn nhất và giảm qua hàng năm, năm 2011 chiếm 44,15% giảm xuống còn 30,83% vào năm 2015. Ngành dịch vụ chiếm vị trí thứ hai trong tỷ trọng giá trị sản xuất và tăng lên qua các năm từ 36,94% năm 2011 tăng lên 43,30% năm 2015. Tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm vị trí thứ ba trong tỷ trọng giá trị sản xuất và tăng lên qua các năm từ 18,91% năm 2011, tăng lên 25,87% năm 2015 trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện đã đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.
Điều kiện xã hội.
Dân số: Dân số năm 2015 là 89.462 người, trong đó 95,02% sống ở khu vực nông thôn và 4,98% ở khu vực thành thị. Mật độ dân số 75 người/km2, là một trong những huyện có mật độ dân số thưa của tỉnh Quảng Bình.
Lao động: Nguồn lao động của huyện khá dồi dào. Số người trong độ tuổi lao động năm 2011 có 48.490 người đạt tỷ lệ 51,04%, tăng lên 48.593 người năm 2015 đạt
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
tỷ lệ 54,32% so với tổng dân số. Số người lao động trong các ngành kinh tế năm 2011 có 44.068 người, đạt tỷ lệ 90,88%; và tăng lên 44.822 người năm 2015, đạt tỷ lệ 92,24% so với tổng nguồn lao động của huyện. Số người trong độ tuổi chưa có việc làm năm 2011 có 1.210 người, chiếm tỷ lệ 2,49%; năm 2015 có 1.723 người, chiếm tỷ lệ 3,55% so với tồng nguồn lao động của huyện. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011: 2,67%
tăng lên 3,9% năm 2015.