2.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây cơ sở hạ tầng nông thôn của huyện Quảng Ninh
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Quảng Bình, kinh tế huyện Quảng Ninh cũng đã phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả và bền vững. Nhưng đến nay, bối cảnh đã có nhiều yếu tố mới tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng và trong đó có huyện Quảng Ninh. Nền kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, đòi hỏi huyện Quảng Ninh ngày càng phải phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn về mọi mặt. Do đó cần phải quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế huyện Quảng Ninh với tầm nhìn dài hạn.
Những năm gần đây, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dụng nông thôn mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã được chú trọng và thực hiện có hiệu quả hơn, góp phần quan trọng trong việc phát triển và cải thiện nông thôn nước ta.
Để lãnh đạo thực hiện Chương trình, ngày 22 tháng 9 năm 2011, Huyện ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04/NQ- HU về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Các cấp ủy Đảng đã tổ chức quán triệt Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của trung ương, tỉnh, huyện đến tận cơ sở cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hàng năm, căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh và Quyết định của UBND tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư phát triển, căn cứ trên các tiêu chí, định mức đã được quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
13/2010/QĐ-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn Ngân sách Nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015, UBND huyện xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách huyện.
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại với chủ thể là người nông dân được đảm bảo hài hòa các lợi ích. Do đó trên quan điểm: Lấy công nghiệp tác động vào nông nghiệp, văn minh đô thị tác động vào nông thôn, huyện sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và tăng cường đầu tư hạ tầng nông thôn.
2.2.2 Các hoạt động thúc đẩy mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng của các cấp lãnh đạo huyện Quảng Ninh.
Cụ thể hóa cho các chủ trương và chính sách, các cấp lãnh đạo của huyện Quảng Ninh đã có những hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như:
Năm 2011, huyện Quảng Ninh thành lập BCĐ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới với 41 thành viên do đồng chí Nguyễn Viết Ánh Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban.
Thành lập Tổ giúp việc BCĐ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện để hỗ trợ các xã phấn đấu hoàn thành Chương trình với 5 thành viên do đồng chí trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng làm tổ trưởng, các chuyên viên của các phòng ban liên quan làm thành viên.
Trên cơ sở các nội dung tuyên truyền về nông thôn mới, Huyện đã lồng ghép và tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. UBND huyện đã tổ chức phát động CTMTQG xây dựng NTM trong toàn huyện, xã, Bí thư chi bộ, trưởng thôn và thành viên ban phát triển thôn.
Huyện đã thực hiện xây dựng các cơ chế chính sách để thu hút, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng: giao thông nông thôn, xây dựng chợ nông thôn; hạ tầng sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ tín dụng để nông dân vay vốn sản xuất, giải quyết việc làm, chỉnh trang nhà ở...; cơ chế huy động đóng góp của nhân dân; chính sách khuyến khích phát triển
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
sản xuất, xây dựng và phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ các HTX...
Từ năm 2011 đến nay, huyện đã phối hợp với các cơ sở dạy nghề mở hơn 115 lớp tổ chức cho 3.819 người. Cụ thể: Năm 2011, đào tạo nghề cho 590 người; năm 2012, đào tạo nghề cho 720 người; năm 2013, đào tạo nghề cho 934 người; năm 2014, đào tạo nghề cho 950 người; năm 2015, đào tạo nghề cho 625 người.
Huyện đã thực hiện lồng ghép các chương trình,dự án, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, lựa chọn công trình ưu tiên để bố trí nguồn vốn phù hợp, đa dạng các hình thức để thu hút vốn đầu tư.
Hằng năm, huyện thường tổ chức hội nghị, giao ban, báo cáo, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để có biện pháp chỉ đạo thực hiện lộ trình một cách có hiệu quả. BCĐ huyện đã thực hiện các công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ như: BCĐ huyện đã phối hợp Văn phòng điều phối tỉnh tổ chức tập huấn cho thành viên BCĐ huyện, cán bộ chủ chốt toàn huyện, xã, thôn trên địa bàn với 450 người tham gia. Huyện đã tổ chức 3 đoàn tham gia học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại xã điểm xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Nam, Thái Bình và Hà Tĩnh với gần 100 người tham gia. Ngoài ra, hằng năm huyện đều cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn trong và ngoài tỉnh do Văn phòng điều phối tỉnh tổ chức.
Ở cấp xã: Hầu hết, các xã đều tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt của xã, thôn, bản. Các xã đã tổ chức 40 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt và nhân dân với 1.500 lượt người tham gia.
2.2.3 Quản lý kinh phí trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Kinh phí cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng đã được bố trí với sự tham gia của các bên, dưới nhiều hình thức khác nhau. Các bên tham gia có mức độ đóng góp khác nhau, trong đó sự hỗ trợ của Nhà nước là lớn nhất, người dân địa phương tham gia đóng góp với mức độ, hình thức khác nhau trên cơ sở huy động nguồn lực sẵn có. Theo số liệu báo cáo của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh, tổng mức đầu tư các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 là:
727.853,6 triệu đồng. Với mức đóng góp như sau:
+ Vốn NSNN (gồm Đầu tư cân đối NSĐP và Bổ sung từ NSTW): 381.844,4 triệu đồng
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
+ Vốn Trái phiếu chính phủ: 191.958,6 triệu đồng
+ Vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia: 69.817,7 triệu đồng + Vốn khác: 84.232,9 triệu đồng
Việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động được lên kế hoạch và đưa ra thảo luận với từng nhóm đối tượng, theo đó các ban, ngành liên quan sẽ quyết định phân bổ kinh phí đến từng hoạt động. Hiện nay công tác quản lý đang được triển khai có hiệu quả, vấn đề tài chính được thực hiện một cách rõ ràng và các khoản chi đúng mục đích. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 – 2015, các nguồn vốn đầu tư được sử dụng như sau:
Tống số vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015 là 381.844,4 triệu đồng; trong đó ngân sách xã là 69.904,1 triệu đồng (chiếm 16,47%), ngân sách huyện là 71.354,6 triệu đồng (chiếm 18,69%), ngân sách tỉnh là 240.585,7 triệu đồng (chiếm 64,84%). Trong giai đoạn 2011 - 2015, vốn đầu tư phát triển của huyện bao gồm: vốn ngân sách tập trung tỉnh giao cho huyện phân bổ hàng năm là 7.925 triệu đồng/năm (bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015) và vốn quỹ đất do huyện và các xã, thị trấn bố trí. Công tác phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN trong kế hoạch hàng năm đã được thực hiện đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế dàn trải nên hiệu quả đầu tư ngày càng cao và thiết thực. Quá trình phân bổ vốn đầu tư cũng đã bám sát các chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời đảm bảo sự cân đối giữa các vùng, các xã, thị trấn và giữa các nguồn vốn đầu tư tránh việc đầu tư chồng chéo, mất công bằng giữa các xã, thị trấn và các đơn vị. Tổng số vốn đầu tư phát triển do huyện phân bổ trong giai đoạn 2011-2015 là 54.071 triệu đồng. Kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm luôn đạt tỷ lệ cao.
Bảng 1: Kết quả phân bổ và giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Phân bổ 12.771 9.525 11.925 9.925 9.925
Giải ngân 10.715 9.020 10.900 9.459 9.856
% thực hiện 83,9% 94,7% 91,4% 95,3% 99,3%
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh Vốn Trái phiếu Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư của huyện. Giai đoạn 2011-2015, tổng số vốn Trái phiếu Chính phủ đầu tư trên địa bàn
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
huyện là: 191.958,6 triệu đồng. Trên địa bàn huyện, vốn Trái phiếu Chính phủ đầu tư vào công trình thủy lợi, giao thông, y tế, chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực thủy lợi chiếm tới 92,41%.
Bảng 2: Vốn Trái phiếu Chính phủ đầu tư theo từng lĩnh vực
Đvt: triệu đồng Lĩnh vực Giao thông Thủy lợi Giáo dục Y tế
Số tiền 4.352,6 177.384,1 10.051,9 170
Tỷ lệ (%) 2,27% 92,41% 5,24% 0,08%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đầu tư CSHT giai đoạn 2011 - 2015 Trong giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện được đầu tư vốn từ nhiều Chương trình MTQG và Chương trình mục tiêu khác nhau, trong đó chủ yếu các chương trình sau: Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới và chương trình KCH trường học. Tổng nguồn vốn các Chương trình MTQG và Chương trình mục tiêu đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 là 69.817,7 triệu đồng. Nguồn vốn từ các chương trình này được đầu tư chủ yếu vào các hạng mục như xây dựng đường giao thông; KCH trường học; xây dựng và sửa chữa nhà văn hóa, trụ sở xã; cấp nước sinh hoạt.
Bảng 3: Các hạng mục đầu tư từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia Đvt: triệu đồng Hạng
mục
Đường giao thông
KCH trường học
Điểm văn hóa
Cấp nước sinh
hoạt Khác
Số tiền 7.759,7 39.449,2 2.466,5 19.680,3 462
Tỷ lệ(%) 11,11% 56,50% 3,53% 28,19% 0,67%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đầu tư CSHT giai đoạn 2011 - 2015 Ngoài ra, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện còn được huy động và được tài trợ từ nhiều nguồn khác như vốn ODA, nguồn vốn dự án Plan, huy động từ dân cư, các doanh nghiệp và các nguồn vốn tài trợ khác... Trong giai đoạn 2011 – 2015 đã có nhiều công trình được thực hiện từ nguồn vốn này với tổng mức đầu tư là 84.232,9 triệu đồng.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
2.2.4 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
Đội ngũ cán bộ là một khâu quan trọng đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác vận động và thực hiện. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho nhân dân hiểu rõ và tiến hành. Đồng thời đem tình hình của dân báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ để đặt ra chính sách đúng. Vì vậy, trong hoạt động chung của cả cộng đồng thì cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Thực tế cũng cho thấy rằng: “Cán bộ thế nào phong trào thế ấy”, tức là ở đâu lực lượng cán bộ có năng lực, trình độ, khả năng vận động, tập hợp được quần chúng, có uy tín, nhiệt tình, tâm huyết với công việc thì ở đó phát huy tác dụng của phong trào có hiệu quả.
Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn trong quản lý nhà nước của cán bộ cấp cơ sở là một trong những tiêu chí quan trọng trong phát triển nông thôn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, trong những năm qua huyện đã tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là những cán bộ chủ chốt.
Nhờ tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở nên chất lượng, hiệu quả thực hiện các chủ trương của Nhà nước, phong trào nông dân… trong những năm qua đã được nâng lên đáng kể về cả nội dung và hình thức.
Với chủ trương của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đô thị, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất có hiệu quả và ổn định, đồng thời tránh lãng phí khi triển khai. UBND huyện Quảng Ninh thành lập BCĐ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới với 41 thành viên do đồng chí Nguyễn Viết Ánh - Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Ở các xã, thành lập các ban quản lý dự án, ban giám sát do đồng chí chủ tịch UBND xã làm trưởng ban.