III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2005 - 2013
1. Đánh giá hiện trạng theo các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu
1.1.1. Khách du lịch đến Tây Ninh (có lưu trú) và khách đi qua các cửa khẩu của Tây Ninh
Đánh giá chung lượng khách du lịch có lưu trú của cả tỉnh Tây Ninh có thể thấy rằng du lịch Tây Ninh nhìn chung phát triển tương đối mạnh, lượng khách du lịch có lưu trú tăng gần 3 lần, từ mức gần 400.000 vào năm 2005 lên đến gần 1,2 triệu lượt vào năm 2013. Tuy nhiên bên cạnh những năm có mức tăng trưởng đột biến như 2008, 2010 và 2012 thì có một số năm ghi nhận thấy sự sụt giảm tương đối mà điển hình là các năm 2009 và 2011. Nhìn chung lượng khách có lưu trú tại Tây Ninh thấp hơn lượng khách đến Núi Bà Đen. Điều này có thể được lý giải do lượng khách du lịch đến Núi Bà Đen bao gồm khách nội tỉnh (thường không sử dụng dịch vụ lưu trú) và phần lớn lượng khách ngoại tỉnh đến Núi Bà Đen vào dịp Lễ Hội cũng là khách đi trong ngày.
Bảng 2. Thống kê khách du lịch có lưu trú tại Tây Ninh Chỉ tiêu (lượt
khách) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Khách có lưu trú
của Tây Ninh 369.865 366.825 379.252 832.517 686.534 978.321 877.670 1.113.200 1.172.939
+ Khách QT 3.748 3.193 7.060 6.232 5.317 8.177 5.863 9.580 9.155
Mỹ 487 415 918 810 691 1.063 762 1.245 -
Anh 262 224 494 436 372 572 410 671 -
Pháp 187 160 353 312 266 409 293 479 -
Khác 2.811 2.395 5.295 4.674 3.988 6.133 4.397 7.185 -
+ Khách NĐ 366.117 363.632 372.192 826.285 681.217 970.144 871.807 1.103.620 1.163.784
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 25 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh
Khách quốc tế có lưu trú chiếm không đến 1% tổng lượng khách du lịch có sử dụng dịch vụ lưu trú tại Tây Ninh. Lý do chính của vấn đề này là:
- Khoảng cách ngắn từ Tây Ninh (và cửa khẩu Mộc Bài) đến TP Hồ Chí Minh.
- Du lịch Tây Ninh chưa có những sản phẩm đặc biệt có thể thu hút và giữ chân khách quốc tế.
- Đối với thị trường quốc tế, những tài nguyên du lịch hiện có của Tây Ninh hoặc không phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế (Núi Bà Đen), hoặc thiếu sức cạnh tranh so với các điểm du lịch có cùng tính chất khác nhưng có vị trí địa lý thuận lợi hơn (Căn cứ trung ương Cục miền Nam so với Củ Chi).
Nếu chỉ phân tích riêng lượng khách qua lại tỉnh Tây Ninh có thể thấy lượng khách có lưu trú tại tỉnh thấp hơn nhiều so với lượng khách tham quan Núi Bà Đen và càng thấp hơn nữa so với lượng khách xuất nhập cảnh qua biên giới. Lượng khách qua lại các cửa khẩu của Tây Ninh tăng 6,6 lần trong khoảng thời gian từ năm 2005 (475.000 lượt) đến năm 2013 (3.156.870).
Phân tích số liệu thống kê cho thấy rằng mặc dù Tây Ninh có nhiều yếu tố thu hút khách du lịch mạnh như Núi Bà Đen, Tòa thánh Tây Ninh và các cửa khẩu, nhưng lượng khách lưu lại tỉnh rất thấp. Điều này thể hiện khả năng giữ chân khách rất hạn chế của Tây Ninh, từ đó cho thấy nhu cầu cấp bách phát triển các sản phẩm du lịch mới và đổi mới phương thức khai thác các sản phẩm du lịch hiện có.
Bảng 3. So sánh lượng khách du lịch của Núi Bà Đen, khách du lịch có lưu trú của Tây Ninh và khách xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu tỉnh Tây Ninh STT Chỉ tiêu
(lượt khách) 2010 2011 2012 2013
A Khách Núi Bà Đen 2.020.021 2.154.947 2.196.534 2.090.345 B Khách có lưu trú
của cả tỉnh 978.321 877.670 1.113.200 1.172.939 1 Khách QT 8.177 5.863 9.580 9.155 2 Khách NĐ 970.144 871.807 1.103.620 1.163.784 C Khách XN cảnh 2.652.861 2.918.714 2.968.238 3.156.870
1 Xuất cảnh 1.339.426 1.458.624 1.479.006 1.590.937 2 Nhập cảnh 1.313.435 1.460.090 1.489.232 1.565.933 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh
So với cả vùng Đông Nam Bộ (gồm Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) có thể thấy:
- Về khách quốc tế: Tây Ninh chỉ thu hút được khoảng 0,5% thị trường khách quốc tế của toàn vùng, tương đương với Bình Phước và thua các địa phương khác.
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 26 - Khách nội địa: chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng khách nội địa của toàn vùng, chỉ tương đương với Đồng Nai, cao hơn Bình Phước và thấp hơn rất nhiều so với các địa phương còn lại.
1.1.2. Khách du lịch đến Núi Bà Đen
Lượng khách du lịch đến núi Bà Đen liên tục có tăng trưởng trong những năm qua với tốc độ trung bình khoảng 5%/năm. Năm 2005 Núi Bà Đen đón 1.421.406 khách thì năm 2013 tổng số lượt khách đến Núi Bà Đen là 2.090.345. Ngoại trừ năm 2013 ghi nhận có sự sụt giảm nhẹ so với năm 2012, còn lại các năm trước đều duy trì được mức tăng trưởng ổn định. Năm 2014, theo báo cáo của Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Núi Bà Đen, lượng khách trong một tháng lễ hội đã đạt trên 1,4 triệu lượt.
Bảng 4. Thống kê khách du lịch đến Núi Bà Đen
Chỉ tiêu
(lượt khách) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Khách tham
quan Núi Bà Đen
1.421.406 1.563.797 1.644.269 1.803.064 1.864.116 2.020.021 2.154.947 2.196.534 2.090.345
+ Khách Hội
Xuân 931.066 987.764 1.070.072 1.181.132 1.192.092 1.299.315 1.373.300 1.433.119 1.400.000
+ Khách đi cáp
treo máng trượt 713.000 851.000 797.000 961.000 1.204.000 1.263.000 1.206.162 1.375.291 1.529.122
Nguồn: Ban quản lý khu DTLSVH danh thắng và du lịch Núi Bà Đen, Tây Ninh Phân tích thị trường khách của Núi Bà Đen cho thấy một số đặc điểm sau:
- Dòng khách đến Núi Bà Đen tăng trưởng ổn định (ngoại trừ năm 2013) - Khách đến Núi Bà Đen chủ yếu là khách nội địa
- 70% khách du lịch của Núi Bà Đen đến vào dịp lễ hội xuân
- Khách đến Núi Bà Đen chủ yếu là khách du lịch tâm linh và tham quan lễ hội - Khách du lịch đến Núi Bà Đen thường không lưu lại qua đêm (tỷ lệ khách nội tỉnh tương đối cao), khách ngoại tỉnh vào dịp lễ hội cũng thường chỉ đi trong ngày
Theo Bảng trên, gần 70% khách du lịch của Núi Bà Đen đến vào các dịp Lễ hội. Vào các dịp này cáp trượt và máng treo hoạt động hết công suất, hệ thống cáp treo cũ hiện đã không hoạt động thường xuyên, chỉ đưa vào khai thác dịp lễ hội cao điểm. Trong thời điểm khai hội, do lượng khách tập trung quá đông, các vấn đề về giao thông, môi trường cũng trở nên hết sức bức xúc. Như vậy có thể thấy mặc dù lượng khách tới Núi Bà Đen rất đông, nhưng hầu hết chỉ tập trung vào mùa lễ hội, do vậy sẽ nảy sinh một số bất cập như:
- Chất lượng dịch vụ sẽ không thể đảm bảo do quá tải vào dịp lễ hội, đồng thời vào các thời gian khác trong năm thì lượng khách lại quá thấp, do vậy cũng khó có thể duy trì chất lượng dịch vụ ở mức cao.
- Hiệu quả kinh doanh không đạt được mức tối ưu, do quá tải vào một thời điểm ngắn, và thừa tải vào phần lớn thời gian khác trong năm.
Cùng với những bất cập này sẽ nảy sinh các vấn đề khác về vệ sinh môi trường, duy trì đội ngũ lao động... cũng như các vấn đề về đầu tư và kêu gọi đầu tư.
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 27 Khách đến Núi Bà Đen chủ yếu là khách nội địa, do ở đây chưa có các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường khách quốc tế. Như đã phân tích ở trên, du lịch tâm linh không phải là loại hình hấp dẫn khách quốc tế ở Việt Nam, các giá trị về cảnh quan cũng như kiến trúc, nghệ thuật ở Núi Bà Đen cũng không đủ sức hấp dẫn, không đáp ứng đúng yêu cầu, thị hiếu của thị trường quốc tế.
So sánh với các khu du lịch tương tự trên toàn quốc như Núi Sam (An Giang), đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Nội) có thể thấy Núi Bà Đen mang những tính chất tương tự của hoạt động du lịch như tính thời vụ rất cao (từ đó cùng đối diện với các khó khăn, thách thức tương tự trong những vấn đề như giao thông, môi trường, hiệu quả kinh doanh thấp). Tổng lượng khách tham quan, lễ hội của Núi Bà Đen cũng thấp hơn nhiều so với các khu vực tương tự, mặc dù thời gian lễ hội khá dài.
Qua các phân tích về dòng khách và đặc điểm thị trường khách đến Núi Bà Đen, có thể nhận thấy một số vấn đề cần giải quyết nhằm phát triển bền vững du lịch Núi Bà Đen là:
- Tổ chức tốt việc đón tiếp khách vào dịp lễ hội nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, giải quyết triệt để các tồn tại về giao thông, môi trường...
- Phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch nhằm tăng cường khả năng thu hút khách vào các tháng ngoài Lễ hội cũng như đa dạng hóa thị trường khách.
- Tăng cường khả năng liên kết với các tiềm năng phát triển du lịch khác trong tỉnh, đặc biệt là Hồ Dầu Tiếng nhằm khai thác tối đa ưu, lợi thế của từng điểm trong mục tiêu chung là phát triển du lịch của cả tỉnh.
1.2. Tổng thu từ khách du lịch
Tổng thu từ khách du lịch của cả tỉnh Tây Ninh tăng hơn 4 lần trong vòng 8 năm từ 2005 tới 2013, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt gần 21%/năm.
Năm 2012, trong cơ cấu doanh thu, thu nhập từ nhà hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (51,2%), thu nhập từ khách sạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp (16,7%), tổng thu tại khu du lịch Núi Bà Đen chiếm 26% trong đó tổng thu từ dịch vụ cáp treo, máng trượt đóng góp khoảng 2/3.
Như vậy có thể thấy:
- Nguồn thu từ dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn, khẳng định rõ đặc điểm chủ yếu của thị trường khách du lịch của Tây Ninh là khách đi trong ngày.
- So với toàn tỉnh, nguồn thu từ du lịch tại khu du lịch Núi Bà Đen chiếm vị trí quan trọng, lên tới hơn 1/4 tổng nguồn thu từ du lịch của cả tỉnh. Tuy nhiên, với thực tế tổng lượng khách của Núi Bà Đen cao hơn tổng lượng khách có sử dụng dịch vụ lưu trú của cả tỉnh thì khu du lịch Núi Bà Đen còn rất nhiều tiềm năng trong việc nâng cao tổng doanh thu và từ đó đóng góp nhiều hơn nữa vào hiệu quả kinh doanh du lịch của cả tỉnh.
- Mặc dù chỉ có 3 hệ thống kinh doanh vận chuyển chủ yếu (bao gồm 2 hệ thống cáp treo và 1 hệ thống máng trượt, trong đó hoạt động mạnh nhất là hệ thống
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 28 cáp treo mới) tuy nhiên doanh thu từ các dịch vụ này chiếm tới trên 2/3 tổng doanh thu du lịch tại khu du lịch Núi Bà Đen. Điều này cho thấy các dịch vụ khác ở khu du lịch Núi Bà Đen còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
- Doanh thu từ các dịch vụ lữ hành và khu du lịch khác (khu du lịch Long Điền Sơn, VQG Lò Gò - Xa Mát) chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Bảng 5. Tổng thu từ khách du lịch của Tây Ninh
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng thu từ khách du
lịch (tỷ đồng) của tỉnh 117.7 116.0 137.5 213.4 248.3 328.2 388.8 495.9 533.1
1. Tổng thu tại Núi Bà
Đen 84.6 117.6 129.2 156.2
a. Doanh thu Cáp treo,
Máng trượt 27.1 31.9 37.3 45.8 52.2 63.9 87.8 87.9 105.5
b. Doanh thu khác 20.7 29.8 42.3 40.7
2. Doanh thu KS 15.4 20.0 26.6 33.0 38.0 60.4 56.6 83.3 107.8
3. Doanh thu lữ hành 33.0 8.3 7.7 15.7 22.1 16.8 10.4 16.8 18.0
4. Doanh thu nhà hàng 42.7 55.8 65.9 118.9 133.9 156.2 193.5 254.1 250.4
5. Doanh thu VQG
Lò Gò-Xa Mát 0.7 0.2
6. Doanh thu KDL
Long Điền Sơn 2.1 10.2 10.8 11.4 9.5
7. Doanh thu tại KDT-
LS-CM miền Nam - 0
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh
Trên thực tế, với vị trí là khu du lịch quốc gia, là tiêu điểm của du lịch Tây Ninh, với thực trạng nguồn khách to lớn, Núi Bà Đen hoàn toàn có thể có đóng góp cả trực tiếp cũng như gián tiếp nhiều hơn nữa vào sự phát triển du lịch của cả tỉnh
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Có thể nói hệ thống cơ sở vật chất du lịch ở Núi Bà Đen còn rất hạn chế.
- Cơ sở lưu trú: hiện nay Núi Bà Đen không còn cơ sở lưu trú du lịch nào đang hoạt động. Trước đây có một số nhà nghỉ dạng bungalow ở gần Tịnh Xá Ngọc Truyền, tuy nhiên do kinh doanh không hiệu quả nên đã dừng hoạt động. Hiện đã xuống cấp nhiều.
- Cơ sở ăn uống: hiện trong khu du lịch có một số nhà hàng ăn uống, tuy nhiên chỉ có nhà hàng nổi ở Bờ Hồ có quy mô tương đối lớn. Các cơ sở khác chỉ là các quán ăn nhỏ nằm dọc các đường lên chùa chính từ khu vực trung tâm đón tiếp. Nhìn chung chất lượng dịch vụ không cao, chỉ là các cơ sở bình dân phục vụ khách hành hương.
- Phương tiện vận chuyển: đây chính là cơ sở vật chất được đầu tư quy mô nhất và hoạt động hiệu quả nhất của Núi Bà Đen, gồm 2 hệ thống cáp treo và một hệ thống
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 29 máng trượt của Công ty CP cáp treo Núi Bà Đen. Ngoài ra công ty còn vận hành một đoàn tàu điện và một số xe điện, tuy nhiên quy mô hoạt động nhỏ và hiệu quả không cao.
- Các kios bán hàng: các kios bán hàng chạy dọc theo các tuyến lên núi, bán chủ yếu các sản vật địa phương, đồ lưu niệm, nước giải khát, đồ ăn bình dân... Các kiosk chủ yếu là công công trình xây dựng tạm, không kiên cố.
1.4. Lao động ngành Du lịch
Do hầu như chưa có hệ thống cơ sở vật chất du lịch như khách sạn... nên tại Núi Bà Đen hầu như chưa có đội ngũ lao động du lịch đúng nghĩa.
Hiện nay đội ngũ lao động tại Núi Bà Đen gồm:
- Cán bộ công nhân viên thuộc Ban Quản lý Núi Bà Đen
- Cán bộ công nhân viên thuộc Công ty CP Cáp treo Núi Bà Đen - Cán bộ nhân viên nhà hàng Bờ Hồ
- Ngoài ra còn các lao động tự do kinh doanh buôn bán đồ lưu niệm, nước giải khát... trong khu du lịch.