Các công tác khác

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH (Trang 31 - 35)

III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2005 - 2013

4. Các công tác khác

4.1. Quy hoch và qun lý

Núi Bà Đen là một trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh Tây Ninh nên đã được quan tâm. Cụ thể trong lĩnh vực du lịch có một số dự án quy hoạch và khả thi như: dự án Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát triển kinh tế - văn hóa - du lịch khu di tích và danh thắng Núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh (1994), Quy hoạch chi tiết khu du lịch núi Bà Đen (1997), Báo cáo khả thi đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở khu du lịch Núi Bà Đen - tỉnh Tây Ninh (2002), dự án Quy hoạch khu du lịch Ma Thiên Lãnh núi Bà Đen - Tây Ninh (2004).

Mặc dù có nhiều dự án quy hoạch, tuy nhiên cho đến nay việc triển khai thực hiện các dự án còn nhiều khó khăn, đặc biệt do vấn đề vốn đầu tư và kêu gọi đầu tư.

Việc khai thác du lịch mới chỉ tập trung vào du lịch tâm linh, lễ hội, hành hương. Các hoạt động du lịch quan trọng như vui chơi giải trí, các dịch vụ lưu trú (là dịch vụ thực sự mang lại hiệu quả du lịch cao) chưa phát triển.

Đồ án quy hoạch chi tiết khu du lịch Ma Thiên Lãnh được xây dựng năm 2004 là phương án điều chỉnh đồ án quy hoạch của cả khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng đã được xây dựng từ năm 1997. Lý do thực hiện điều chỉnh này là nhằm định hướng phát triển du lịch Núi Bà Đen theo hướng "đột phá, cô đặc, ly ngn nuôi dài, đầu tư nh, tng bước phát trin". Tại thời điểm đó đây là sự điều chỉnh tương đối phù hợp. Tuy nhiên qua nhiều năm, quy hoạch này chưa đi vào cuộc sống. Mặt khác thời gian qua, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, du lịch Việt Nam cũng đã bước vào một giai đoạn phát triển mới, đặc biệt Núi Bà Đen được xác định là một trong 46 khu du lịch quốc gia trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy mô phát triển này cũng như hệ thống các sản phẩm du lịch theo quy hoạch không đáp ứng các yêu cầu đối với một khu du lịch quốc gia. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch mới điều chỉnh những định hướng cụ thể đối với khu vực Ma Thiên Lãnh là cần thiết để đáp ứng các tiêu chí của một khu du lịch quốc gia cũng như khẳng định vai trò và vị trí của Núi Bà Đen đối với phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Cho đến nay mới chỉ thực hiện các hợp phần chủ yếu liên quan đến bảo tồn tôn tạo hệ thống chùa chiền, xây dựng và tôn tạo các tuyến đường lên chùa, phát triển hệ thống cáp treo, máng trượt, đầu tư xây dựng tuyến đường vào khu du lịch và hệ thống bến bãi. Dự án đầu tư hạ tầng theo chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch từ ngân sách gần như đã hoàn tất nhưng chưa được bàn giao khai thác.

Việc quản lý ở khu vực chân Núi Bà Đen thực hiện tương đối tốt: cho đến nay đã thực hiện thu hồi đất dọc tuyến đường du lịch (392ha từ đường tới cote 30; và 44ha từ đường tới hàng rào với chiều rộng 59m = nền đường 9m + chiều rộng dải đất trống 50m). Các khu vực khai thác đá đã dừng hoạt động và thực hiện công tác hoàn trả mặt bằng.

Việc quản lý bảo vệ rừng được thực hiện nghiêm túc, hầu như không có hiện tượng chặt phá rừng.

BÁO CÁO TNG HP

QHTT PHÁT TRIN KHU DU LCH QUC GIA NÚI BÀ ĐEN, TNH TÂY NINH 32 Tuy nhiên một thách thức đối với công tác quản lý chung tại khu vực núi Bà Đen là sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức trên một địa bàn:

- Ban quản lý các chùa Núi Bà Đen (trực thuộc UBND tỉnh): hoạt động tín ngưỡng - tôn giáo;

- Ban quản lý rừng Núi Bà Đen (trực thuộc Sở NNPTNT): khai thác và trồng rừng;

- Công ty cổ phần Cáp treo Núi Bà Đen (trực thuộc Công ty Du lịch Tây Ninh):

khai thác kinh doanh cáp treo, máng trượt;

- Một số Công ty cổ phần khai thác đá: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng, Cty cổ phần Thắng Lợi, Cty TNHH Tân Vinh Phát, Cty TNHH Hoa cương Đất Việt, Cty TNHH Quyết Thắng.

- Phòng Cảnh sát cơ động (thuộc Công An tỉnh): bảo vệ an ninh trật tự trong khu di tích;

- Trạm thu phát sóng (thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh): khai thác di tích lĩnh vực phát song truyền hình;

- Tịnh xá Ngọc Truyền (Ban Tôn giáo tỉnh quản lý): hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo.

- Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa, danh thắng và du lịch núi Bà Đen (trực thuộc Sở VHTTDL).

Do vậy việc quản lý và đặc biệt là đầu tư, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch Núi Bà Đen thực sự có nhiều khó khăn, thách thức.

Liên quan đến nội dung bảo tồn di tích, Núi Bà Đen được Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 100/VH-QĐ ngày 21/01/1989; với diện tích khoanh vùng bảo vệ, khu vực bảo vệ I: là tất cả các di tích trên bề mặt dốc núi được tính từ mép chân núi trở lên (đường bình độ + 50m); khu vực bảo vệ II- khu vực điều chỉnh: được tính từ đường bình độ + 50m trở ra ngoài 150m và khu vực phía nam có diện tích 478.887,6 m2. Thực tế cho thấy các khu vực thực sự có các di tích không nhiều, chỉ gồm một số điểm cụ thể bao gồm Chùa Thượng, Chùa Hang, Chùa Trung, Căn cứ truyền tin trên đỉnh Núi, Căn cứ Huyện ủy Tòa Thánh, Căn cứ Liên đội 7 và Căn cứ Huyện ủy Dương Minh Châu. Do vậy nếu khoanh vùng bảo vệ di tích trên cả khu vực I là 24 km2 như hiện nay với quy định "nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác" thì khó có điều kiện kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch, kể cả tại các khu vực không có ảnh hưởng trực tiếp đến các di tích. Do vậy UBND tỉnh Tây Ninh đang xây dựng đề xuất kiện nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử và thắng cảnh Núi Bà Đen. Nội dung đề xuất này cũng phù hợp với các nghiên cứu định hướng phát triển khu du lịch quốc gia. Do vậy báo cáo quy hoạch cũng kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét điều chỉnh nội dung Quyết định 100/VH-QĐ ngày 21/1/1989 để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phát triển du lịch cũng như tập trung được nguồn lực cho việc bảo tồn, tôn tạo di tích.

4.2. Công tác xúc tiến, qung bá

Cho đến nay, do các sản phẩm du lịch Núi Bà Đen còn hạn chế, nên công tác quảng bá, xúc tiến riêng cho du lịch Núi Bà Đen cũng chưa được triển khai. Việc

BÁO CÁO TNG HP

QHTT PHÁT TRIN KHU DU LCH QUC GIA NÚI BÀ ĐEN, TNH TÂY NINH 33 quảng bá, xúc tiến du lịch Núi Bà Đen thường được thực hiện chung với các hoạt động quảng bá, xúc tiến chung của cả tỉnh, đặc biệt khi Núi Bà Đen là hình ảnh biểu tượng của Tây Ninh.

Do vậy có thể thấy "hình ảnh" Núi Bà Đen được nhận biết tương đối tốt đối với thị trường nội địa. Tuy nhiên các sản phẩm du lịch cụ thể được quảng bá của Núi Bà Đen còn hạn chế về nhiều mặt.

Tham khảo trực tiếp các hoạt động quảng bá cho du lịch Núi Bà Đen của một số doanh nghiệp cho thấy:

- Các doanh nghiệp lớn không tổ chức các tour du lịch thường xuyên tới Núi Bà Đen.

- Các tour du lịch hiện có đến Núi Bà Đen chủ yếu là các tour đi trong ngày, do các doanh nghiệp nhỏ tổ chức theo thời vụ và hầu hết là các tour gắn với lễ hội Núi Bà Đen.

- Núi Bà Đen xuất hiện tương đối nhiều trên các trang mạng quảng bá, giới thiệu du lịch nhưng nội dung các hoạt động cũng chỉ là hành hương, lễ hội.

Như vậy có thể thấy do việc đầu tư các sản phẩm đa dạng, có chất lượng ở khu du lịch Núi Bà Đen còn hạn chế nên công tác quảng bá xúc tiến du lịch Núi Bà Đen chưa có cơ sở để được triển khai thực hiện bài bản, mặc dù "hình ảnh du lịch" Núi Bà Đen được nhận biết rộng rãi đối với thị trường nội địa.

Đánh giá chung nhng thun li, khó khăn, hn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thc trng phát trin khu du lch

Qua phân tích đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch Núi Bà Đen có thể thấy:

- Phát triển du lịch núi Bà Đen nhận được nhiều sự quan tâm của UBND tỉnh Tây Ninh cũng như của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Núi Bà Đen có vị trí thuận lợi trên hành lang giao thông xuyên Á kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Phnom Pênh và Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

- Núi Bà Đen nằm ở vị trí trung tâm của tất cả các tiềm năng du lịch quan trọng của tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là ở gần hồ Dầu Tiếng và Tòa thánh Tây Ninh.

- Trong vùng du lịch Đông Nam Bộ, Núi Bà Đen có vị trí quan trọng với các tài nguyên du lịch độc đáo, khác biệt.

- Hệ thống tài nguyên du lịch của Núi Bà Đen tương đối phong phú, khi kết hợp khai thác phát triển du lịch với các tài nguyên du lịch khác của Tây Ninh, đặc biệt là hồ Dầu Tiếng, Tòa thánh Tây Ninh có thể trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Hình ảnh núi Bà Đen, là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh, đã được khẳng định và có vị trí nhất định trên bản đồ du lịch Việt Nam, nhất là đối với thị trường nội địa.

- Giao thông tiếp cận núi Bà Đen tương đối thuận lợi do nằm gần thành phố Tây Ninh và các tuyến đường từ trung tâm thành phố tới Núi Bà Đen đã được nâng cấp, mở rộng.

BÁO CÁO TNG HP

QHTT PHÁT TRIN KHU DU LCH QUC GIA NÚI BÀ ĐEN, TNH TÂY NINH 34 - Mặc dù có nhiều tài nguyên, tiềm năng, nhưng sản phẩm du lịch núi Bà Đen còn hết sức đơn điệu, mới chủ yếu là du lịch tâm linh, vui chơi giải trí giản đơn.

- Công tác thu hút đầu tư phát triển du lịch còn nhiều hạn chế, chưa phát triển được các khu du lịch, khu lưu trú có quy mô, đẳng cấp. Dự án Ma Thiên Lãnh là một ví dụ điển hình.

- Trên một diện tích không lớn có quá nhiều đơn vị cùng quản lý (hiện có tới 12 chủ thể tham gia quản lý) đồng thời không có đơn vị nào thực sự có nhiệm vụ đầu tầu, điều phối các hoạt động chung nên còn nhiều khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư và phát triển du lịch.

- Khoảng cách đối với TP Hồ Chí Minh là một thuận lợi đồng thời cũng là một hạn chế lớn của du lịch núi Bà Đen. Nếu sản phẩm không đủ khả năng giữ chân khách, chất lượng dịch vụ không cao, các hoạt động du lịch không phong phú thì khách du lịch sẽ lựa chọn các tour trong ngày, khi đó hiệu quả kinh tế của du lịch rất thấp.

- Việc liên kết khai thác du lịch giữa núi Bà Đen với các điểm du lịch khác của Tây Ninh còn rất hạn chế nên chưa tạo được sức hấp dẫn chung, chưa phát huy được hiệu quả từ khả năng thu hút khách du lịch của Núi Bà Đen.

BÁO CÁO TNG HP

QHTT PHÁT TRIN KHU DU LCH QUC GIA NÚI BÀ ĐEN, TNH TÂY NINH 35 PHN TH HAI

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)