VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
3. Các tác động từ hoạt động du lịch tới môi trường
3.1. Tác động đến môi trường tự nhiên
3.1.1. Tăng áp lực về chất thải rắn và gia tăng lượng nước thải
Đây được xem là nguồn gây ô nhiễm quan trọng từ hoạt động du lịch đến môi trường. Áp lực này càng lớn do công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ còn nhiều hạn chế và thực sự trở thành vấn đề môi trường đáng được quan tâm.
Ở các khu vực có sự tập trung đông du khách thì việc xử lý rác là một vấn đề quan trọng. Nếu xử lý không tốt thì có thể gây ra nhiều tác động bất lợi đối với môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo.
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch chủ yếu tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch (khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí...). Chất thải rắn không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất mặt và làm suy thoái môi trường đất. Dự báo chỉ số phát sinh chất thải rắn từ hoạt động du lịch tại Khu du lịch Quốc gia năm 2015 khoảng 1,2 kg/người/ngày và đến năm 2030 khoảng 1,4 kg/người/ngày.
Như vậy, cùng với sự gia tăng khách du lịch, áp lực về thải lượng chất thải rắn từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh, đặc biệt ở các nơi tập trung nhiều khách sạn, nhà hàng. Đây là vấn đề môi trường đáng được quan tâm, áp lực này càng lớn, đặc biệt vào thời điểm tổ chức lễ hội.
Lượng chất thải rắn phát sinh từ du khách được dự báo như trên nếu không được thu gom một cách triệt để sẽ là nguyên nhân phát sinh các tác động xấu đến môi trường như: phát sinh mùi, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân,…
Ngành du lịch nói chung đã sử dụng một nguồn nước rất lớn cho hoạt động của các khách sạn, bể bơi, sân vườn và cho bản thân khách du lịch. Sự tiêu dùng quá mức bởi nhiều công trình du lịch, đặc biệt là các khách sạn và các khu vui chơi giải trí nước có thể làm giảm nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp và dân cư địa phương ở những vùng thiếu nước. Ngoài ra, việc tiêu dùng nhiều nước cũng sẽ tạo ra một lượng nước thải lớn gây ô nhiễm nguồn nước sạch.
Theo ước tính lượng khách du lịch đến Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen năm 2030 đạt 6.100.000 lượt khách, dự báo trung bình lượng khách bình quân tối đa đạt khoảng 17.000 khách/ngày (trong đó có khoảng 2000 lượt khách có lưu trú). Theo tổ chức Y tế thế giới đối với khách du lịch có lưu trú trung bình một người sử dụng 120 lít/ngày.đêm, khách không lưu trú khoảng 40 lít/ngày.đêm, lượng nước thải ước tính bằng 80% nước sử dụng, như vậy tổng lưu lượng nước thải phát sinh là 672 m3/ngày.đêm.
3.1.2. Tác động đến môi trường đất
- Tác động trực tiếp của du lịch đến tài nguyên đất thông qua việc sử dụng đất
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 70 để xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như nơi ăn nghỉ, cơ sở hạ tầng và sử dụng các vật liệu xây dựng.
- Thay đổi cơ cấu sử dụng đất để dành quỹ đất xây dựng các công trình dịch vụ du lịch sẽ làm thu hẹp quỹ đất cho các mục đích kinh tế, dân sinh khác.
- Làm tăng nhu cầu về tài nguyên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp dẫn đến giảm diện tích đất nông nghiệp, phá rừng lấy đất gây xói mòn đất ...
- Các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạ tầng mới làm thay đổi cảnh quan và đối với các di tích thường làm xuống cấp về mặt thẩm mỹ, kiểu dáng kiến trúc truyền thống.
- Các công trình mới được xây dựng thường làm thay đổi kết cấu tầng đất, ảnh hưởng đến địa chất công trình (ảnh hưởng đặc biệt đối với vùng núi dễ sạt lở) và dễ gây ra ô nhiễm tầng nước ngầm.
- Lượng du khách quá đông đến thăm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có tác động xấu đến môi trường đất tại đây do các hiện tượng giẫm đạp, sạt lở..
- Rác thải không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất mặt và làm suy thoái môi trường đất.
3.1.3. Tác động đến môi trường nước
- Việc san lấp mặt bằng để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Núi Bà Đen có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất, từ đó có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy và chất lượng nguồn nước.
- Vật liệu phế thải, nước thải, xăng dầu trong quá trình xây dựng, vận hành các thiết bị xây dựng và hoạt động dịch vụ du lịch khi không được xử lý sẽ bị rửa trôi và gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
- Du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp khi tầng đất mặt bị rửa trôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
- Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh. Điều này góp phần làm suy giảm trữ lượng và tăng khả năng ô nhiễm các nguồn nước ngầm. Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng đặc biệt vào mùa du lịch.
3.1.4. Tác động đến môi trường không khí
- Ô nhiễm không khí và tiếng ồn xảy ra gắn liền với các hoạt động xây dựng các công trình du lịch, giao thông vận chuyển hành khách, quá trình tổ chức các hoạt động phục vụ khách ...
- Tiếng ồn, trạng thái đông đúc ngột ngạt do hoạt động của máy móc xây dựng, các phương tiện vui chơi giải trí; sự gia tăng số lượng xe máy và du khách tập trung đông tại các điểm du lịch sẽ gây ô nhiễm không khí.
3.1.5. Ảnh hưởng đến mỹ quan
- Các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạ tầng mới làm thay đổi cảnh quan và đối với các di tích thường làm xuống cấp về mặt thẩm mỹ, kiểu dáng kiến trúc truyền thống.
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 71 - Ô nhiễm thẩm mỹ có thể xảy ra do khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện kém thẩm mỹ, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường và cảnh quan.
- Việc thiếu quy hoạch sử dụng đất và các quy tắc xây dựng ở nhiều nơi dễ làm phát triển các công trình tràn lan và các tuyến du lịch, trong đó có các công trình du lịch và cơ sở hạ tầng như giao thông, nhà ở, công viên, các khu dịch vụ và xử lý rác thải.
3.1.6. Ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên môi trường
- Sự phát triển du lịch có thể gây sức ép lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn tài nguyên chủ yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu do du lịch là nước, đất, sinh vật...
- Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và những tiện nghi dành cho du lịch như nhà nghỉ, khách sạn có thể phá hủy những nguồn tài nguyên môi trường mà nó đang sử dụng như tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh học. Các hoạt động du lịch này có thể gián tiếp hoặc trực tiếp gây xói mòn đất, ô nhiễm nước và không khí, giảm sự thoát nước, gia tăng tốc độ suy giảm chất lượng môi trường sống tự nhiên, gia tăng áp lực và khả năng tìm kiếm thức ăn và nơi ẩn náu của những loài dễ bị nguy hiểm, gia tăng những vùng dễ bị tổn thương do các hoạt động vui chơi, giải trí.
3.1.7. Tác động đến môi trường sinh học
Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, nước thải do tập trung nhiều tại một điểm tỷ lệ theo sự gia tăng lượng khách du lịch, nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái dưới nước.
Trong các khu bảo tồn tự nhiên, rác thải không được thu gom kịp thời gây khó khăn cho công tác bảo tồn vì ngòai việc gây ô nhiễm đến các thành phần môi trường khác, các chất phế thải sẽ thu hút các loài động vật ăn chất hữu cơ phân hủy làm tăng thêm nguy cơ lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nhiều loài động vật được bảo tồn, của nhân viên khu bảo tồn và cả du khách.
Việc phát triển hoạt động du lịch săn bắn nếu không được quản lý chặt chẽ cũng có thể là nguyên nhân làm giảm đi nhiều loại sinh vật đang bị đe doạ diệt vong.
Nhu cầu của du khách về thức ăn đặc sản được xem là tác động mạnh đến sự sống của nhiều loài động vật đang bị săn bắt quá mức để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, nhu cầu làm quà lưu niệm từ tài nguyên đa dạng sinh học làm số lượng các loài trong tự nhiên sẽ giảm sút nhanh chóng.
Việc sử dụng đất không hợp lý cho phát triển du lịch, đặc biệt là trong các khu bảo tồn có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật do nhiều loài rất nhạy cảm với các biến động môi trường khi bị xâm lấn hoặc trạng thái ồn ào, ô nhiễm các môi trường thành phần…, vì vậy các loài động vật sẽ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 72 thay đổi tập tính trong quá trình sinh trưởng và nhiều loài động vật nhỏ có nguy cơ bị đè hoặc giẫm đạp chết.
Những hoạt động của khách du lịch như giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây lấy củi đốt lửa trại, leo núi ồ ạt… làm ảnh hưởng đến thảm thực vật.
3.2. Tác động đến môi trường xã hội 3.2.1. Tác động đến phát triển kinh tế
Hoạt động phát triển du lịch có 3 tác động rõ rệt đối với phát triển kinh tế là tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh; tạo thêm nhiều việc làm; phát triển khu vực thông qua phát triển hạ tầng, đẩy mạnh đầu tư và giao lưu liên vùng. Tuy nhiên, nếu không được xem xét một cách có cân nhắc, những tác động tích cực này lại thường không được đánh giá do có những vấn đề sau:
- Lượng ngoại tệ nhập vào không được tính rõ ràng vì ngành du lịch mang tính liên ngành, các khoản thu được tính vào lợi ích của nhiều ngành kinh tế khác như giao thông, thương mại, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng...
- Đầu tư khá tốn kém nếu chỉ xét về mặt phát triển hạ tầng ở địa phương.
- Du lịch có thể là một nhân tố làm mất sự ổn định về sinh thái ở một số khu vực, qua đó sẽ ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác có sử dụng tài nguyên sinh thái tự nhiên.
- Phát triển của một số hoạt động kinh tế và sự ổn định về xã hội sẽ phụ thuộc vào ngành du lịch, đặc biệt là vào tính chất thời vụ của hoạt động du lịch.
- Các việc làm tạo ra từ phát triển du lịch không đem kết quả như mong muốn cho dân cư địa phương nếu như không có biện pháp đào tạo nghề phù hợp và quản lý được sự di dân tự do.
Do đặc tính riêng, du lịch không chỉ là một ngành kinh tế thuần tuý mà còn bao gồm các khía cạnh chính trị, văn hoá, xã hội, y tế... Do đó, điều quan trọng phải hiểu rằng khi đánh giá tác dụng của hoạt động du lịch cần chú ý đến không chỉ các hệ quả kinh tế dễ thấy như thu nhập và ngoại tệ, mà còn có các hệ quả phi kinh tế khó cảm thấy được, như tác động đến chất lượng cuộc sống và các yếu tố văn hoá xã hội.
3.2.2. Khía cạnh sức khoẻ
Khi hoạt động du lịch gia tăng vượt quá khả năng kiểm soát chặt chẽ có thể sẽ dẫn đến sự xuống cấp của môi trường, qua đó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và phúc lợi của cả du khách và dân địa phương.
Về lây lan các bệnh dịch truyền nhiễm: xúc tiến và mở rộng du lịch có thể sẽ là nguy cơ gián tiếp gây ra việc lan truyền những căn bệnh "thế kỷ" dễ lây lan như AIDS, SARS và còn là điều kiện để lớp trẻ kém hiểu biết theo đuổi nghề mại dâm để kiếm tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đối với du khách, quá trình truyền bệnh diễn ra theo cả hai hướng: truyền cho và nhận lại từ người dân nước sở tại. Các chủng tộc khác nhau có khả năng miễn nhiễm tự nhiên khác nhau đối với một số bệnh.
Thông qua du lịch, người dân từ nơi này đến nơi khác và có thể mang theo mình những vi sinh vật gây bệnh và gây nhiễm cho người bản địa có khả năng miễn dịch tự
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 73 nhiên thấp hơn nhiều và do đó sẽ tăng khả năng mắc bệnh; và quá trình ngược lại cũng có thể xảy ra.
- Về bệnh tật có nguồn gốc từ môi trường bị ô nhiễm: khi môi trường tại các khu vực phát triển du lịch không được bảo vệ đúng cách sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm các môi trường thành phần (nước, không khí…), từ đó sẽ phát sinh các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa cho dân cư địa phương và khách du lịch. Ngoài ra hoạt động du lịch ngày càng phát triển sẽ dẫn tới việc tăng lượng thực phẩm tiêu thụ tại chỗ. Thực phẩm nếu chỉ được quản lý về mặt cung cấp theo số lượng mà không được quan tâm đến chất lượng thì có thể trở thành một phương tiện lan truyền gây bệnh đường tiêu hóa như thương hàn, kiết lỵ, dịch tả…
- Về trạng thái sức khỏe của người dân tại các khu du lịch khi hoạt động du lịch quá tải: khi hoạt động du lịch đến mức quá tải đồng thời sẽ dẫn đến tình trạng quá tải về môi trường tại thời điểm đó như không khí ngột ngạt, bụi bặm, ồn ào, khan hiếm thực phẩm, giao thông khó khăn, giá cả sinh hoạt tăng… sẽ tạo ra tâm lý căng thẳng của người dân địa phương, từ đó có thể sẽ phát sinh bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
3.2.3. Vệ sinh môi trường
Việc phát triển nhanh chóng các hoạt động du lịch có thể làm cho điều kiện vệ sinh môi trường tại các khu du lịch trở nên xấu hơn do sự gia tăng đột biến của các chất gây ô nhiễm (rác, nước thải, khí thải) và các điều kiện tại chỗ chưa đủ khả năng xử lý như thiếu nước cấp, rác thải không kịp thu gom dồn ứ; nước thải chảy tràn, trạng thái ồn ào, bụi bặm, tắc nghẽn giao thông. Vệ sinh môi trường không đảm bảo vừa gây mất cảnh quan, vừa là nguyên nhân cho bệnh dịch hoành hành và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của du khách và người dân địa phương.
3.2.4. Tác động dân số học
Hoạt động phát triển du lịch là tác động đến việc thuyên chuyển và nhập cư sức lao động. Nhân công nhập cư là một hiện tượng phổ biến ở các khu du lịch. Dưới tác động đó, thành phần, cơ cấu, mật độ phân bố và nhiều khía cạnh xã hội học liên quan đến dân số đều bị thay đổi. Sự xung đột về nhiều mặt giữa cộng đồng địa phương và dân nhập cư sẽ xuất hiện dưới tác động này.
3.2.5. Tác động về sinh kế
Về mặt kinh tế, du lịch tồn tại dưới dạng tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cơ hội kinh doanh và việc làm. Du lịch phát triển tạo thêm việc làm sẽ có những ảnh hưởng tích cực cho xã hội như tạo thêm sự gắn kết cho cộng đồng, giảm bớt lượng nhân công lao động bỏ quê hương đi nơi khác tìm việc làm, củng cố tính đồng nhất và lòng tự hào về di sản của địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ và thủ công nghiệp cho khách du lịch. Theo dự báo nhu cầu lao động phục vụ du lịch khu du lịch quốc gia Núi Bà đến năm 2020 là 810 lao động trong đó 270 lao động trực tiếp; đến năm 2030 nhu cầu lao động du lịch là 2.700 lao động trong đó 900 lao động trực tiếp.
Du lịch cũng ảnh hưởng đến cách thức làm việc. Nét đặc biệt của hoạt động du lịch là làm thêm ngoài giờ, nhiều loại việc làm và tính thời vụ. Việc phát triển các