VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
4. Các vấn đề môi trường cần quan tâm và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến môi trường
4.1. Các vấn đề môi trường cần quan tâm
• Về môi trường đất
- Nhìn chung, khu vực nghiên cứu quy họach có quỹ đất cho phát triển do vậy không ảnh hưởng nhiều đến các mục đích kinh tế, dân sinh khác. Tuy nhiên, do trong phạm vi phát triển có một số diện tích rừng cần bảo tồn sinh thái nên cần có quy chế quản lý hoạt động du lịch sinh thái, leo núi dã ngoại cụ thể.
- Do tính chất đa dạng của địa hình, cần quan tâm đến nguy cơ sạt lở, sụt lút địa hình… trong quá trình đào đắp, xây dựng công trình.
- Thu gom và xử lý rác thải từ hoạt động du lịch là vấn đề cần quan tâm ngay từ đầu để giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường đất, tránh nguy cơ ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do rửa trôi.
• Về môi trường nước
- Do tính chất địa hình dễ bị rửa trôi, nước thải từ các công trình dịch vụ du lịch
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 75 cần được thu gom và xử lý triệt để tránh ô nhiễm lan truyền đến các môi trường thành phần khác.
- Hiện nay, nguồn nước cấp có khả năng chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển, do vậy cần có phương án chuẩn bị cho vấn đề này.
• Về môi trường không khí
- Nhìn chung, do quy mô của khu vực nghiên cứu và tính chất của hoạt động du lịch, môi trường không khí sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các ô nhiễm cục bộ do hiện tượng tập trung khách đông vào thời điểm, xe máy hoạt động phát khí thải, bụi… chắc chắn sẽ xảy ra, do vậy cần có những đánh giá tác động cụ thể đối với mỗi dự án phát triển khu du lịch.
- Khu vực nằm trong vùng chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của thời tiết (mưa bão, lũ lụt, khô hạn có nguy cơ cháy rừng…) do vậy cần có những quan tâm đúng mức trong quá trình triển khai các hoạt động du lịch ngoài trời.
• Về môi trường sinh thái
- Trong khu vực nghiên cứu, có nhiều điểm cảnh quan tự nhiên, khu bảo tồn…do vậy cần có những đánh giá tác động cụ thể khi triển khai các dự án nhỏ để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và cảnh quan môi trường.
- Các hiện tượng khó tránh khỏi là nhu cầu thực phẩm đặc sản và quà lưu niệm từ động thực vật rừng từ khách du lịch và người dân làm dịch vụ du lịch, do vậy cần có ngay các biện pháp quản lý chặt chẽ để bảo vệ các tài nguyên đa dạng sinh học của khu vực.
- Các hoạt động du lịch triển khai trong rừng (đi bộ xuyên rừng, quan sát động vật hoang dã…) cần có đánh giá tác động cụ thể và phương án triển khai hoạt động phù hợp để bảo vệ môi sinh và tập quán sinh sống của các loài hoang dã.
• Về môi trường xã hội nhân văn
- Hiện tượng dân nhập cư làm dịch vụ du lịch khó tránh khỏi, vì vậy cần có biện pháp quản lý phù hợp, tránh xung đột giữa cộng đồng dân cư địa phương và những người nhập cư.
- Chênh lệch thu nhập sẽ xuất hiện giữa những người làm dịch vụ và các ngành nghề truyền thống tại địa phương, do vậy cần có các giải pháp phù hợp điều tiết, tránh nảy sinh mâu thuẫn xã hội.
- Bệnh dịch, các tệ nạn xã hội có nguy cơ xuất hiện theo dòng khách du lịch và người dân làm dịch vụ, do vậy cần có phương án phòng chống thích hợp.
- Sẽ xuất hiện nguy cơ các truyền thống văn hóa bị đồng hóa hoặc thương mại hóa để phục vụ khách du lịch, do vậy cần có những biện pháp phù hợp để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc sinh sống tại địa phương.
4.2. Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch
Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, cần thiết phải có một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 76 du lịch tới môi trường, hạn chế những áp lực từ môi trường đến hoạt động du lịch. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, những giải pháp này chỉ mang tính định hướng, nguyên tắc làm tiền đề cho công tác đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch cụ thể từng khu chức năng trong khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen. Một số nhóm giải pháp chủ yếu là:
Về cơ chế chính sách
- Kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý: bao gồm kiện toàn bộ máy quản lý về du lịch và môi trường; gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong nhiệm vụ chung bảo vệ môi trường; từng bước hoàn thiện hệ thống các quy định về quản lý tài nguyên, môi trường du lịch trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ môi trường và Luật Du lịch; có chính sách ưu đãi phù hợp trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch.
- Bổ sung và hoàn thiện dần từng bước các cơ chế chính sách, bao gồm: ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư cho việc bảo vệ môi trường du lịch hoặc đầu tư trong các lĩnh vực khác với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường theo quy định; ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể trong vấn đề giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm để giữ môi trường trong sạch; đảm bảo sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả và thu hút trí tuệ của các nhà khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên Đối với môi trường đất
Đất là loại tài nguyên không của riêng thế hệ nào, vì vậy phải đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý và hiệu quả, không làm phương hại đến quyền lợi của các thế hệ mai sau. Cần tăng cường công tác nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai, lập quy họach sử dụng đất và quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất theo quy hoạch. Ngăn chặn mọi tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất như: các lọai hóa chất bảo vệ thực vật, nước thải, rác thải, chất thải rắn. Tăng cường các biện pháp khôi phục lại hệ sinh thái và không làm suy giảm chất lượng đất, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc thu gom và xử lý rác thải. Nghiên cứu bố trí hợp lý quỹ đất cho phát triển du lịch, sử dụng tiết kiệm và phát huy hiệu quả tài nguyên đất đai trong từng khu, điểm du lịch.
Về vấn đề chất thải rắn cần tăng cường thêm đội vệ sinh và phương tiện xe chuyên dùng để chuyển rác thải đến bãi rác để xử lý. Rác thải tại các điểm du lịch được các cơ sở, tổ chức, cá nhân thu gom, phân loại và được vận chuyển đến nơi xử lý tập trung tránh gây ô nhiễm môi trường.
Đối với môi trường nước mặt
Đầu tư, thiết lập 2 hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và nước chảy trên mặt (nước mưa, nước rò rỉ). Hệ thống thu gom nước chảy trên mặt được dẫn thải trực tiếp ra môi trường bằng hệ thống cống đơn giản nhưng tuyệt đối không thải trực tiếp ra hồ, suối ngay tại khu du lịch. Đối với hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt được đưa về
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 77 hệ thống xử lý trong từng khu chức năng với hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý sẽ đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thải ra môi trường.
Đối với các hồ thường xuyên tổ chức nạo vét bảo đảm khả năng điều hòa nước, tránh phát sinh mùi hôi ô nhiễm và mất mỹ quan.
Đối với môi trường nước ngầm
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho toàn dân về tầm quan trọng của nguồn nước ngầm và ý thức trách nhiệm trong việc khai thác sử dụng tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước ngầm không bị ô nhiễm.
Giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch về vai trò của môi trường du lịch với sự phát triển bền vững, đảm bảo cho việc bảo vệ và gìn giữ môi trường được bắt đầu và giám sát từ chính bản thân những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch. Gắn giáo dục môi trường du lịch với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch.
- Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch theo hướng "du lịch có trách nhiệm"
trên các phương tiện khác nhau, với các loại hình khác nhau. Tuy nhiên cách quảng cáo tốt nhất vẫn là tự bản thân người khách quảng cáo cho cơ sở du lịch, vì vậy chất lượng môi trường và tài nguyên là một trong những biện pháp quảng cáo xúc tiến du lịch có hiệu quả nhất và bền vững nhất.
- Tích cực đào tạo nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường: Đội ngũ cán bộ quản lý phải hiểu biết pháp luật, chính sách và những qui định cụ thể về bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật về môi trường phải được đào tạo, tập huấn, cập nhật thông tin, có khả năng tiếp nhận công nghệ mới, hiện đại trong việc xử lý các sự cố về môi trường.
- Thực hiện tốt công tác đào tạo và giáo dục du lịch: Xây dựng một đội ngũ quản lí giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm để đưa ra những định hướng, những quyết định có tính hiệu quả hơn trong công tác phát triển du lịch và góp phần vào việc bảo vệ môi trường ngày càng hiệu quả hơn.
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường. Tăng cường giáo dục, ý thức của các du khách đến công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao trình độ văn hóa du lịch, trình độ giao tiếp ứng xử đối với du khách ở mọi nơi, mọi lúc.
- Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn và giáo dục du lịch đến toàn dân, nâng cao ý thức trách nhiệm cho toàn dân về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt đưa chương trình bảo vệ môi trường vào các cấp học như nhi đồng, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học đây là các mầm non tham gia trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường trong tương lai.
- Các cơ quan có chức năng thường xuyên tổ chức chọn lựa một đội ngũ có trình độ chuyên môn để tập huấn, đào tạo chuyên môn sâu trong và ngoài nước trong việc quản lí và triển khai công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao hơn.
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 78 - Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng kết hợp với giáo dục môi trường.
Về liên kết với cộng đồng địa phương
Việc liên kết với cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi.v.v...Bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo du lịch đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng dân cư. Vì vậy, việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên.
Về liên kết hợp tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bao gồm nghiên cứu và việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường du lịch.
- Tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế về mọi mặt nói chung và bảo vệ môi trường du lịch nói riêng thông qua hoạt động hợp tác với các tổ chức về du lịch như WTO, PATA, ASEANTA ... hoặc các tổ chức quan tâm đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường như GEF, IUCN, WWF, ... đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường.
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 79 PHẦN THỨ BA