Định hướng đầu tư là một nội dung quan trọng nhằm thực sự đưa quy hoạch vào thực tế. Đối với khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, định hướng đầu tư được phân thành một số lĩnh vực cụ thể như sau:
- Công tác chuẩn bị đầu tư:
+ Lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch chung xây dựng: sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
+ Quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư: sử dụng vốn doanh nghiệp (ngoại trừ đối với các dự án mang tính chất đô thị, văn hóa như: khu cảnh quan đô thị, khu làng du lịch cộng đồng Khedol và một số dự án cụ thể ở khu tâm linh - lễ hội)
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 60 - Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng ngoài rào: sử dụng vốn ngân sách nhà nước (vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho phát triển các khu du lịch quốc gia). Đối với khu DLQG Núi Bà Đen, hạ tầng ngoài rào bao gồm các hạng mục cụ thể là: cải tạo nâng cấp mở rộng các tuyến đường bao quanh khu du lịch như 784, 785 và Suối Đá - Khedol. Trong đó tuyến 785 là tuyến đặc biệt quan trọng để tiếp cận các khu vực phát triển mới nằm ở phía Bắc của Núi Bà Đen. Hoàn chỉnh mạng cấp điện hạ thế tới các khu chức năng trong khu du lịch. Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã, dự kiến xây dựng nhà máy nước nằm ở ngay phía Bắc của Núi Bà Đen phía bên kia đường 785 công suất 52.000m3/ngày đêm. Như vậy nguồn nước sạch cho khu du lịch sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên sẽ cần xây dựng hệ thống ống cấp chính tới các khu chức năng.
- Đầu tư bảo tồn tôn tạo di tích văn hóa, lịch sử: sử dụng đa dạng, nhiều nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa. Vốn ngân sách tập trung cho việc tôn tạo các di tích lịch sử trong thời kỳ kháng chiến. Vốn ngân sách kết hợp với vốn xã hội hóa được đầu tư cho việc xây dựng làng du lịch cộng đồngKhedol.
Vốn phát triển hệ thống chùa chiền khu vực tâm linh - lễ hội chủ yếu là nguồn vốn xã hội hóa.
- Đầu tư hạ tầng môi trường: vốn đầu tư cho hạ tầng môi trường là nguồn vốn ngân sách và doanh nghiệp. Ngân sách đầu tư cho các công trình hạ tầng môi trường chung cho toàn khu vực còn vốn doanh nghiệp đầu tư cho hạ tầng môi trường trong phạm vi các dự án đầu tư cụ thể. Việc đầu tư cho hạ tầng môi trường bao gồm việc xây dựng hệ thống thoát nước (do đặc thù tỷ trọng nước mưa lớn so với nước thải sinh hoạt nên xây dựng 2 hệ thống thoát nước riêng cho việc thoát nước mưa và nưới thải sinh hoạt), chú ý các công trình phân lũ, cắt lũ, hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải, các công trình kè chống sạt lở... Nước mưa sẽ được đổ ra các hệ thống kênh mương dẫn nước ra khỏi khu du lịch. Hiện dự án ADB đã có một hạng mục xử lý nước thải sinh hoạt cục bộ cho khu vực lễ hội, tâm linh công suất 1500m3/ngày đêm.
Trong giai đoạn đầu nước thải sinh hoạt sẽ được đổ xả vào hệ thống chung của thành phố. Tuy nhiên trong tương lai khi khu du lịch phát triển đạt quy mô lớn, khu xử lý riêng có thể cần được xem xét xây dựng để đảm bảo việc bảo vệ môi trường của khu du lịch cũng như của cả đô thị. Các nội dung cụ thể chi tiết về hạ tầng môi trường, đặc biệt là các vấn đề thu gom xử lý nước thải và chất thải rắn sẽ được nghiên cứu trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch. Về cơ bản chất thải rắn được thu gom và xử lý chung với chất thải rắn của thành phố Tây Ninh. Hệ thống thoát nước riêng rẽ nước thải sinh hoạt và nước mưa, nước thải sinh hoạt đưa về hệ thống chung của thành phố.
- Đầu tư cho các dự án du lịch: nguồn vốn doanh nghiệp sẽ là nguồn vốn chính cho việc đầu tư xây dựng các công trình du lịch của Núi Bà Đen. Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược đúng đắn, có năng lực có ý nghĩa quyết định đối với thành công của sự phát triển của khu du lịch.
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 61 - Đầu tư phát triển đô thị, cảnh quan, môi trường: sử dụng chủ yếu nguồn vốn ngân sách. Việc đầu tư cho khu vực cảnh quan đô thị gắn với kênh và đường đi bộ sẽ thực hiện theo chương trình phát triển đô thị. Vốn đầu tư bảo tồn phát triển rừng được sử dụng cho việc đầu tư tái phát triển rừng. Một phần nguồn thu từ các hoạt động du lịch sinh thái cũng sẽ được sử dụng cho việc phát triển rừng.
Trước mắt việc thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư, kêu gọi đầu tư và cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có là quan trọng nhất. Đối với các dự án đầu tư mới, dự án trường đưa xe và dự án tổ hợp du lịch Ma Thiên Lãnh giai đoạn 1 là những dự án đột phá nhằm gây tiếng vang, thu hút đầu tư và tái định vị hình ảnh khu du lịch Núi Bà Đen.
2. Các dự án đầu tư
Các dự án đầu tư tại khu du lịch Núi Bà Đen nằm trong những nhóm sau:
- Dự án xây dựng và tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen (xây dựng tổ chức quản lý khu du lịch, lập các dự án quy hoạch chung, chi tiết, các dự án đầu tư, quảng bá xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực...)
- Dự án phát triển du lịch khu trung tâm lễ hội - tâm linh (bao gồm các dự án tại khu vực trung tâm lễ hội, phục vụ hoạt động du lịch văn hóa, tâm linh, lễ hội ở khu vực trung tâm hiện nay và Thiền trên đỉnh Núi Bà Đen)
- Các dự án vui chơi giải trí (bao gồm các dự án xây dựng trường đua xe địa hình, dự án phát triển khu vui chơi giải trí tổng hợp công viên chuyên đề)
- Dự án phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng
- Dự án phát triển du lịch sinh thái, các vườn thực vật, bảo tồn gen và hệ thống các điểm ngắm cảnh, trồng rừng, cắm trại
- Dự án phát triển công viên đô thị (bao gồm hệ thống cây xanh, cảnh quan, đường đi dạo, chiếu sáng đô thị và bảo tàng Tây Ninh)
- Dự án đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch (hệ thống hạ tầng ngoài rào, hạ tầng môi trường chung của khu du lịch; các công trình hạ tầng trong rào và hạ tầng môi trường trong các khu chức năng được đầu tư cùng với kế hoạch đầu tư của các khu chức năng theo từng dự án cụ thể)
- Dự án bảo tồn phát triển làng du lịch cộng đồng Khedol (bao gồm việc tôn tạo cảnh quan làng văn hóa và một số công trình công cộng trọng điểm, xây dựng một số nhà nghỉ cộng đồng và phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng)
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 62 Việc xác định các dự án ưu tiên đầu tư dựa trên nguyên tắc:
- Đầu tư hạ tầng đi trước một bước
- Ưu tiên các dự án gây tiếng vang, có tác động thuận lợi tới việc thu hút đầu tư phát triển cho cả khu du lịch quốc gia
- Các dự án có sẵn thị trường sẽ có lợi thế trong việc thu hút đầu tư
- Việc xây dựng từng khu chức năng cũng được triển khai theo từng giai đoạn đảm bảo tính khả thi và phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường.
Bảng 15. Dự kiến nhu cầu đầu tư và phân kỳ đầu tư các dự án trọng điểm Đơn vị: Tỷ đồng TT Hạng mục, dự án đầu tư
Tổng số
Đến 2020
2021- 2025
2026- 2030
Tổng vốn đầu tư 9695,4 3737,8 2789,6 3168
1 Tổ chức quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh trong khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen (bao gồm tổ chức hoạt động, lập quy hoạch, dự án đầu tư,
quảng bá, xúc tiến, đào tạo nhân lực....) 330 110 110 110 2 Dự án phát triển du lịch khu trung tâm lễ hội -
tâm linh 616 220 220 176
- Cải thiện môi trường du lịch 220 66 66 88
- Dự án phát triển khu dịch vụ du lịch 220 66 66 88 - Dự án cải thiện, nâng cấp bến bãi, quảng
trường, không gian công cộng 176 88 88 0
3 Các dự án vui chơi giải trí 5060 1870 1650 1540
- Khu trường đua xe 2860 1650 1210 0
- Khu vui chơi giải trí tổng hợp 2200 220 440 1540
4 Các dự án phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng
Tổ hợp du lịch Ma Thiên Lãnh 1848 572 220 1056
5 Khu đỉnh Núi Bà Đen: ngoạn cảnh, Thiền 362 258 104 0 6 Dự án phát triển du lịch sinh thái, các vườn thực
vật, bảo tồn gen và hệ thống các điểm ngắm
cảnh, khu cắm trại... 320 138 72 110
7 Dự án phát triển công viên đô thị 220 66 66 88
8 Dự án phát triển du lịch cộng đồng làng Khedol 220 66 66 88
9 Dự án cải tạo khu trường bắn hiện hữu 44 44 0 0
10 Dự án phát triển hạ tầng phục vụ du lịch và tôn
tạo di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng 675,4 393,8 281,6 0
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 63 3. Phân bổ nguồn vốn đầu tư
Vốn đầu tư xây dựng, phát triển khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen được huy động từ nhiều nguồn: vốn ngân sách, vốn xã hội hóa, tài trợ quốc tế, đầu tư tư nhân...
Trong đó vốn ngân sách tập trung cho công tác chuẩn bị đầu tư, kêu gọi đầu tư, hạ tầng ngoài rào, công viên đô thị... Vốn đầu tư tư nhân tập trung cho các công trình cơ sở vật chất kỹ thuật, các dự án du lịch cụ thể. Vốn đầu tư cho hạ tầng môi trường từ nguồn vốn ngân sách, tài trợ quốc tế... tuy nhiên do không xác định được chính xác các khoản tài trợ quốc tế, và cũng phù hợp với các quy định hiện nay thì tạm xác định các nguồn này đều là vốn ngân sách.
Bảng 16. Dự kiến phân bổ nguồn vốn đầu tư
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Hạng mục, dự án đầu tư Tổng
số Nguồn vốn
Tổng vốn đầu tư 9695,4
1 Tổ chức quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh trong khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen (bao gồm tổ chức hoạt động, lập quy hoạch, dự án đầu tư, quảng bá, xúc tiến, đào tạo nhân lực....)
330
Vốn ngân sách 100%
trong giai đoạn đầu, sau 2020 vốn ngân sách giảm dần và tăng cường xã hội hóa
2 Dự án phát triển du lịch khu trung tâm lễ hội -
tâm linh 616
- Cải thiện môi trường du lịch
220
Vốn ngân sách (bao gồm cả tài trợ quốc tế) - Dự án phát triển khu dịch vụ du lịch 220 Đầu tư tư nhân
- Dự án cải thiện, nâng cấp bến bãi, quảng
trường, không gian công cộng 176 Vốn ngân sách
3 Các dự án vui chơi giải trí 5060 Đầu tư tư nhân
- Khu trường đua xe 2860 Đầu tư tư nhân
- Khu vui chơi giải trí tổng hợp 2200 Đầu tư tư nhân 4 Các dự án phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng
Tổ hợp du lịch Ma Thiên Lãnh 2310 Đầu tư tư nhân
5 Khu đỉnh Núi Bà Đen: ngoạn cảnh, Thiền 362 Đầu tư tư nhân 6 Dự án phát triển du lịch sinh thái, các vườn thực
vật, bảo tồn gen và hệ thống các điểm ngắm
cảnh, khu cắm trại... 320
Đầu tư tư nhân và xã hội hóa
7 Dự án phát triển công viên đô thị
220
Vốn ngân sách và xã hội hóa
8 Dự án phát triển du lịch cộng đồng làng Khedol
220
Vốn ngân sách và xã hội hóa
9 Dự án cải tạo khu trường bắn hiện hữu 44 Đầu tư tư nhân 10 Dự án phát triển hạ tầng phục vụ du lịch và tôn
tạo di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng 675,4
Vốn ngân sách và xã hội hóa
4. Tính toán hiệu quả kinh tế (thời kỳ đến năm 2030) 4.1. Tổng số vốn đầu tư: 9.695,4 tỷ đồng
Trong đó: Giai đoạn đến 2020 : 3.737,8 tỷ đồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 64 Giai đoạn 2021 – 2025: 2.789,6 tỷ đồng
Giai đoạn 2026 – 2030: 3.168,0 tỷ đồng
4.2. Tổng thu từ hoạt động du lịch: 32.112,100 tỷ đồng Trong đó: Năm 2015: 686,600 tỷ đồng
Năm 2016: 785,500 tỷ đồng Năm 2017: 898,600 tỷ đồng Năm 2018: 1.028,000 tỷ đồng Năm 2019: 1.176,000 tỷ đồng Năm 2020: 1.345,300 tỷ đồng Năm 2021: 1.497,300 tỷ đồng Năm 2022: 1.666,500 tỷ đồng Năm 2023: 1.854,800 tỷ đồng Năm 2024: 2.064,400 tỷ đồng Năm 2025: 2.294,400 tỷ đồng Năm 2026: 2.592,700 tỷ đồng Năm 2027: 2.929,700 tỷ đồng Năm 2028: 3.310,600 tỷ đồng Năm 2029: 3.741,000 tỷ đồng Năm 2030: 4.240,700 tỷ đồng
4.3. Tổng chi phí từ hoạt động du lịch: 26.943,540 tỷ đồng Trong đó:
a. ThuÕ giá trị gia tăng (10%): 3.211,210 tỷ đồng
b. Thuế đất (0,07% giá trị sử dụng đất): Theo Quyết định Số 60/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh về ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (áp dụng từ 01/01/2014), thuế sử dụng đất ở Khu du lịch Núi Bà Đen được tính như sau:
Diện tích 11.410.000m2 x 850.000đ/m2 (khu vực I, vị trí I, xã loại II) x 70%
(so với giá trị đất ở nông thôn) x 0,07% (giá trị sử dụng đất) x 16 năm = 76,036 tỷ đồng c. Khấu hao cơ bản (10% vốn cố định ban đầu):
9.695,4 tỷ đồng x 10% x 16 năm = 15.076,240 tỷ đồng d. Thuế lợi tức (30% lợi nhuận sau khi trừ chi phí): 2.215,097 tỷ đồng e. Tiền lương (mức trung bình tối thiểu): 1.462,056 tỷ đồng
Trong đó:
Năm 2015: 270 người x 4,0 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 12,960 tỷ đồng Năm 2016: 340 người x 4,0 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 16,320 tỷ đồng Năm 2017: 420 người x 4,0 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 20,160 tỷ đồng Năm 2018: 520 người x 4,6 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 28,704 tỷ đồng Năm 2019: 650 người x 4,6 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 35,880 tỷ đồng Năm 2020: 810 người x 4,6 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 44,712 tỷ đồng Năm 2021: 900 người x 5,3 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 57,240 tỷ đồng Năm 2022: 1.000 người x 5,3 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 63,600 tỷ đồng
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH 65 Năm 2023: 1.150 người x 5,3 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 73,140 tỷ đồng Năm 2024: 1.280 người x 6,1 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 93,696 tỷ đồng Năm 2025: 1.440 người x 6,1 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 105,408 tỷ đồng Năm 2026: 1.630 người x 6,1 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 119,316 tỷ đồng Năm 2027: 1.850 người x 7,0 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 155,400 tỷ đồng Năm 2028: 2.100 người x 7,0 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 176,400 tỷ đồng Năm 2029: 2.380 người x 7,0 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 199,920 tỷ đồng Năm 2030: 2.700 người x 8,0 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 259,200 tỷ đồng f. Bảo hiểm xã hội, y tế (18% quỹ lương): 263,170 tỷ đồng g. Chi phí quản lý, chi phí khác (5% doanh thu): 73,103 tỷ đồng h. Tuyên truyền quảng cáo (1% doanh thu): 14,620 tỷ đồng
i. Đào tạo (1% doanh thu): 14,620 tỷ đồng
k Sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng (10% khấu hao): 1.507,616 tỷ đồng l. Năng lượng nhiên liệu (20% khấu hao): 3.015,232 tỷ đồng m. Vật rẻ tiền mau hỏng (1% doanh thu): 14,620 tỷ đồng 4.4. Lãi ròng:
Lãi ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí:
32.112,100 tỷ đồng – 26.943,540 tỷ đồng = 5.168,56 tỷ đồng
4.5. Thời gian thu hồi vốn (T):
Tổng vốn đầu tư
T = ---, trong đó: Tích lũy hoàn vốn = Lãi ròng + khấu hao.
Tích lũy hoàn vốn/năm 9.695,4 tỷ đồng
T = --- = 7,5 năm (5.168,56 tỷ đồng : 16 năm) + (15.076,160 tỷ đồng : 16 năm)
Theo tính toán, sau 7-8 năm khi hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động, khai thác đầy đủ sẽ hoàn vốn đầu tư khu du lịch.