Học thuyết chính trị của Imanuel Kant (1724 -1804)

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử các học thuyết pháp lý phần 2 (Trang 20 - 23)

2. Các học thuyết chính trị tiêu biểu

2.1. Học thuyết chính trị của Imanuel Kant (1724 -1804)

I.Kant sinh năm 1724 trong một gia đình quý tộc Phổ ở Keninxbec, trong một gia đình nghèo đã rời bỏ xứ TôCách lan từ 100 năm trước. Thời trẻ Kant rất sùng mộ tôn giáo, thời tráng nên ông xa giáo đường và về già ông duy trì đức tin. Ông tại trường đại học tổng hợp Keninxbec. Trừ một thời gian ngắn đi dạy ở một làng lân cận, vị giáo sư nhỏ người lặng lẽ này, con người rất yêu thích giảng về địa lý và nhân chủng học về những xứ xa xôi - không bao giờ rời khỏi đô thị quê hương mình. Đến năm 1755 ông bắt đầu giảng dạy siêu hình học và các môn học tự nhiên ở đây. Từ năm

1770 ông chủ yếu quan tâm đến vấn đề triết học I.Kant là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng phương Tây trước K.Marx.

Giáo sư triết học trường đại học tổng hợp Keninxbec là I.Kant (1724-1804) ở Đức là người đầu tiên hệ thống hoá chủ nghĩa tự do - nền tảng tư tưởng cho giai cấp tư sản. Vào thời đại của Kant do bị áp chế bởi chế độ chuyên chế và giáo hội, giai cấp tư sản Đức tỏ ra hết sức hèn nhát. Về các vấn đề quan trọng nhất của thời đại, giai cấp này có lập trường hết sức dao động, và thậm chí đôi khi quá bảo thủ. Kant đặt ra mục đích phân tích lập trường này như là lập trường duy nhất hợp lý, tạo cho nó nền tảng triết học thẩm mỹ và từ đó biện minh cho nó.

Kant quá yếu sức về thể chất đến nỗi ông phải theo những phương thức nghiêm nhặt để giữ gìn sức khoẻ; ông nghĩ tốt hơn không nên nhờ đến một y sĩ. Bởi thế ông sống tới tuổi tám mươi. Vào năm thất tuần ông viết một tiểu luận "Về năng lực tâm lý để khắc phục cảm giác bệnh hoạn nhờ sức mạnh của quyết ý". Một trong những nguyên tắc yêu thích của ông là chỉ thở bằng mũi, nhất là khi ở ngoài trời; do đó về mùa thu, đông và xuân, ông thường không cho phép ai nói chuyện với ông trong những buổi đi dạo hàng ngày: im lặng tốt hơn là cảm lạnh. Ông suy ngẫm mọi sự chu đáo trước khi hành động; và bởi thế ông ở độc thân suốt đời. Có hai lần ông suy nghĩ đến việc cầu hôn một thiếu nữ, nhưng suy nghĩ lâu quá nên lần đầu thì thiếu nữ kết hôn với một người dạn dĩ hơn, và lần sau thì cô kia dọn nhà khỏi Koenigsberg trước khi nhà triết học có thể quyết định. Có lẽ ông nghĩ, như Nietzsche, rằng hôn nhân sẽ chướng ngại ông trong công việc theo đuổi chân lý một cách đứng đắn. "Một người đàn ông có gia đình, Talleyrand thường bảo, sẽ làm bất cứ việc gì để kiếm tiền". Và vào năm hai mươi hai tuổi, Kant đã viết với tất cả lòng nhiệt thành tốt đẹp của tuổi trẻ:

"Tôi đã chuyên chú vào đường hướng hành động mà tôi quyết địh giữ. Tôi sẽ đi con đường của tôi và không gì ngăn cản được tôi đi theo đường ấy".

Tràn đầy tinh thần khai sáng và phần nào chủ nghĩa cá nhân của trường phái pháp quyền tự nhiên, nguyên tắc hòn đá tảng cho các quan điểm xã hội của Kant là:

mỗi cá nhân có phẩm hạnh toàn diện, có giá trị tuyệt đối; nhân cách không phải là công cụ thực hiện các kế hoạch nào đó, thậm chí của những kế hoạch cao thượng nhất về phúc lơi xã hội. Con người là chủ thể có ý thức về phẩm giá. Về thực chất, khác biệt với thiên nhiên xung quanh con người trong hành vi của mình phải tuân thủ những đạo luật đạo đức. Đạo luật này là đương nhiên và không chịu những ảnh hưởng của hoàn cảnh và do đó là tất yếu.

Thực chất của tự do là cái bên trong của nhân cách con người. Con người bẩm sinh có khả năng ứng xử theo mục đích và theo những cách thức phù hợp với mục đích đó. Song vấn đề là ở chỗ không phải ai cũng sử dụng được tự do cá nhân một cách

đúng mức và do đó nó trở thành chuyên quyền. Tổng thể các điều kiện hạn chế chuyên quyền của người này đối với người khác bằng các đạo luật chung khách quan về tự do, sẽ loại trừ xung đột pháp lý trong xã hội, được Kant goi là pháp luật. Từ cách hiểu pháp luật như vậy cho thấy pháp luật có nhiệm vụ điều chỉnh hình thức bên ngoài các hành vi con người, pháp luật mới có tính tuân thủ chung. Song đạt được điều đó bằng cách nào? Thông qua việc tạo cho nó hiệu lực bắt buộc. Bằng cách đó tạo ra cầu nối pháp luật với nhà nước, bởi lẽ chỉ có quyền lực xã hội mới tạo được cho pháp luật hiệu lực bắt buộc, quyền lực đó là nhà nước.

Theo Kant có ba loại pháp luật: pháp luật tự nhiên; pháp luật thực tế; và pháp luật công lý. Pháp luật tự nhiên là những nguyên tắc tiên nhiệm tất nhiên; pháp luật thực tế, mà nguồn là những ý chí của người lập pháp, pháp luật công lý là những đòi hỏi khát vọng không được pháp luật quy định và nó không được bảo đảm bằng cưỡng chế. Pháp luật tự nhiên về phần mình chia thành hai nhánh: luật tư và luật công. Luật tư điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cá nhân với tư cách là các chủ sở hữu, còn luật công điều chỉnh các mối quan hệ giữa mọi người liên minh thành cộng đồng các công dân (nhà nước), với tư cách là các thành viên của tổng thể chính trị. Chế định cơ bản của luật tư là sở hữu dưới hình thức chiếm hữu thực tế mang tính pháp lý trong điều kiện của trật tự dân sự, khi ý chí chung được mọi người thừa nhận ngự trị trên ý chí của mỗi cá nhân.

Về hình thức nhà nước Kant chia ra ba dạng: chuyên chế, quý tộc và dân chủ.

Ông cho rằng trung tâm của vấn đề tổ chức nhà nước là phương thức nhân dân cầm quyền. Từ quan điểm này ông phân biệt hình thức dân chủ và độc tài. Hình thức đầu dân chủ dựa trên sự phân tách quyền lực hành pháp khỏi quyền lực lập pháp, còn hình thức độc tài thì hoà nhập cả hai vào nhau. Với Kant nền cộng hòa không đồng nghĩa với dân chủ, cũng như chuyên chế không hoàn toàn đồng nhất với độc tài. Ông phản bác việc đồng nhất các khái niệm đó. Hơn nữa ông tin rằng hình thức chính quyền chuyên chế hoàn toàn là có thể là nền cộng hoà (nếu trong đó tách quyền hành pháp khỏi lập pháp), còn nền dân chủ (với sự tham gia của tất cả vào thực hiện quyền lực và sẽ cực kỳ khó khăn khi muốn tách hoạt động lập pháp khỏi hành pháp) thì dễ dàng chuyển hoá thành chuyên chế và dung hoà với nó. Có lẽ ông coi hình thức quân chủ lâp hiến là đã chấp thuận hơn cả.

Xuất phát từ quan niệm khẳng định tính nghịch lý của phát triển xã hội, một mặt Kant đánh giá cao vai trò của các xung đột xã hội. Ông coi đó không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển lịch sử, mà còn là một điều cao cả đáng được trân trọng, nếu như

chúng "được tiến hành một cách đúng đắn." 1 Mặt khác Kant kêu gọi tất cả các dân tộc hãy thiết lập mỗi quan hệ hoà bình, hữu nghị. Kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đoàn kết xây dựng một liên bang tất cả dân tộc trên hành tinh.

Tư tưởng xây dựng một thế giới đại đồng của tất cả các dân tộc, vì sự phồn vinh của nhân loại, vì tự do của mỗi con người phù hợp với xu hướng chung của thời đại ngày nay.

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử các học thuyết pháp lý phần 2 (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)