Thời Bắc thuộc, Nho giáo bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam và được tiếp thu một cách dè dặt. Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Khi được truyền bá vào Việt Nam, Nho giáo ở Trong Quốc đã giữ vị trí độc tôn trong vũ đài chính trị của triều đại Tây Hán. Nho giáo được tích hợp vào Việt Nam thời Bắc thuộc là Hán Nho.
Con đường Nho giáo vào Việt Nam thời kỳ này là theo gót chân của quân xâm lược phương Bắc. Đối tượng truyền bá Nho giáo ở Việt Nam thời Bắc thuộc chủ yếu là các Nho sĩ Trung Quốc. Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Tây Hán, tức khoảng năm 110tr.CN đến năm 39, được bắt đầu từ Thái Thú Giao Chỉ là Tích Quang lấy nghĩa dậy dân, Thái Thú Cửu Chân là Nhâm Diện lấy lễ dậy dân. Từ năm 187 đến 226, Thái thú Giao Châu là Sĩ Nhiếp giỏi Thi, THư, Xuân Thu, đã đưa việc giáo hoá dân chúng lên một bước mới, và được tôn dân ta tôn là Nam Giao học tổ. Vào thời Sĩ Nhiếp, có tới hàng trăm nhân tài, danh sĩ nhà Hán, do loạn lạc chạy sang lánh nạn ở Giao Châu, mở trường dậy học ở Luy Lâu, Long Biên, Tư
1 Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh. Lịch Sử Việt Nam. Tập 1. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H, 1983, tr.134-138.
Phố, Cư Phong…Những người học ở các trường này không chỉ là con em của người Hán lánh nạn mà còn là con em của những người bản địa giầu có hoặc con em của những người hợp tác với chính quyền đô hộ. Có một số người Giao Chỉ, Cửu Chân học hàng đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan ở Trung Quốc như Trương Trọng, Lý Cầm, Lý Tiến, Bốc Long…Từ đời nhà Tấn đến thời nhà Lương, do loạn lạc ở Trung Quốc nên Nho giáo ở nước ta không có những bước tiến triển đáng kể. Đến thời Tuỳ Đường, khi Trung Quốc thống nhất lại, chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc được đẩy mạnh, sự truyền bá Nho giáo vào Việt Nam cũng do đó mà được củng cố. Nhiều người Giao Châu đã đến tận kinh đô Trường An của Nhà Đường du học. ở Cửu Câu, hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục đã đỗ tiến sĩ ở kinh đô và làm quan của triều đình. ở Giao Châu, vào thời nhà Đường, cũng có Lưu Hữu Phương là người nổi tiếng về thơ văn.1
Có thể nói rằng mục tiêu dùng Nho giáo để đồng hoá người Việt của vương triều phương Bắc đã không thành công. Thuyết tôn quân quyền của Nho giáo được tầng lớp thống trị lợi dụng để cổ suý cho sự thượng tôn quyền lực của hoàng đế Trung Hoa.
Điều này gặp phải sức cản mãnh liệt từ tâm thức cộng đồng và ý thức dân tộc của người Việt vốn đã được tạo dựng từ buổi đầu dựng nước. Thuyết tôn nam quyền của Hán Nho được tầng lớp thống trị lợi dụng để loại bỏ một nửa dân số người Việt khỏi đời sống chính trị, văn hoá, đã mâu thuẫn với nguyên lý mẹ, nguyên lý trọng nữ quyền, của người Việt cũng được tạo dựng từ thời khởi nguyên dân tộc. Thuyết tôn nam quyền của Hán Nho được trở lời bằng những cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trương, Bà Triệu.
Tuy nhiên, cũng không thể nói rằng Nho giáo không có ảnh hưởng tích cực gì đến nước ta thời Bắc thuộc. Tầng lớp thống trị phương Bắc đã lợi dụng Nho giáo để thống trị dân ta nhưng chính họ cũng không lường trước được những tác dụng tích cực của Nho giáo đối với người bản xứ. Với việc Nho giáo được du nhập vào Việt Nam, hai lớp người mới xuất hiện: thầy giáo và học trò. Từ đây, một tổ chức rất mới trong hoạt động văn hoá đã ra đời là trường học; đồng thời chữ viết Trung Quốc cũng đã bắt đầu được du nhập vào nước ta. Loại chữ viết này ngày càng được phổ biến và sau trở thành văn tự chính thức của nước ta trong một thời gian dài. Thông qua Nho giáo, hệ thống các phong tục và tập quán, phép ứng xử và lễ nghi, quy phạm đạo đức và pháp
1 Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên). Đại cương triết học Việt Nam. NXB Thuận Hoá, 2005, tr.63-64.
luật…đã có cơ hội để thâm nhập vào xã hội người Việt và không phải tất cả đều không hề có một chút tác động tích cực nào.1
Nhìn chung, Nho giáo ở Việt Nam thời Bắc thuộc chưa trở thành hệ tư tướng chiếm lĩnh tinh thần dân gian. Phong hoá người Việt thời kỳ này vẫn theo những chuẩn mực bản địa là chính. Đó là lý do người Việt vẫn là người Việt.
Thời độc lập, tự chủ, và thống nhất (905-1527), Nho giáo dần chiếm lĩnh địa hạt giáo dục rồi địa hạt chính trị. Bước vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất (905-1527), trải từ Khúc, Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, tinh hình truyền bá Nho giáo ở Việt Nam có những thay đổi căn bản so với thời trước. Do được tiếp thu trong tời kỳ độc lập tự chủ, Nho giáo ở Việt Nam không còn là một công dụ nô dịch của ngoại bang. Các chính quyền phong kiến đã sớm nhận thấy ưu điểm của Nho giáo trong việc tổ chức và điều hành chính thể quân chủ tập quyền. Diễn trình Nho giáo hoá ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ làm cho Nho giáo từ chỗ được tiếp thu một cách dè dặt đến chỗ chiếm lĩnh vũ đài giáo dục, rồi vũ đài chính trị.
Sự khác nhau căn bản của quá trình truyền bá Nho giáo ở thời kỳ độc lập tự chủ so với thời kỳ Bắc thuộc là ở chỗ đối tượng truyền bá thời kỳ này không như thời kỳ trước, chủ yếu là các nhà nho Việt với một lực lượng đông đảo. Từ sự khác biệt này dẫn đến những khác biệt khác. Do người Việt truyền bá Nho giáo cho người Việt nên Nho giáo không còn được coi là một công cụ nô dịch mà được coi là một hệ thống tri thức mà người ta cần phải tiếp thu. Từ đó, nội dung của Nho giáo được truyền bá cũng khác: không còn chỉ là những mảng vụn tiêu cực nhất mà được mở rộng hơn rất nhiều.
Các giá trị nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, chinh danh, tu thân, tề gia, trị quốc được truyền bá.
Người học Nho cũng được tiếp cận nhiều hơn với học liệu của Nho nguyên thuỷ như Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh tử. Do không còn là một công cụ nô dịch, dân gian cũng mở rộng lòng hơn để đón nhận Nho giáo. Vì thế Nho giáo không chỉ được truyền bá trong tầng lớp trên của xã hội mà còn xuống cả dân chúng. Người nào, ở bất cứ đâu, có chút điều kiện cũng có thể tiếp cận được Nho giáo.
Con đường chiếm lĩnh của Nho giáo trong xã hội người Việt bắt đầu từ việc chiếm lĩnh trong địa hạt giáo dục sang địa hạt chính trị.
Những sự kiến nói trên chứng tỏ quá trình Nho giáo từng bước khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực giáo dục. Các tiên Nho được thờ, các trường nho được mở, các danh nho được tôn vinh, khắc tên lưu danh hậu thế. Uy thế của Nho giáo trong giáo dục thật là lớn. Nho giào còn được củng cô bởi những tập tục đề các nhà Nho đỗ
1 Nguyễn Khắc Thuần. Tiến trình văn hoá Việt Nam từ thởi thuỷ đến thế kỷ thứ XIX. NXB Giáo dục, H, 2007, tr.135-136.
đạt như tục xưng danh (đọc to lên những người đỗ đạt cho thiên hạ rõ), tục ban áo mão và đãi tiệc, tục vinh quy bái tổ…
Từ chỗ chiếm lĩnh trong địa hạt giáo dục, Nho giáo đã chiếm lĩnh sang địa hạt chính trị. Do chỗ số lượng những người cầm quyền xuất thân từ khoa bảng Nho giáo ngày càng đông, nên tính chất bộ máy nhà nước cũng ngày một thay đổi. Một cuộc chuyển giao vũ đài chính trị đã diễn ra âm thầm nhưng mãnh liệt đã thực sự bắt đầu.
Nếu dưới thời Lý, quan lại chủ yếu là quý tộc họ Lý, và nếu dưới thời Trần, quan lại chủ yếu là quý tộc họ Trần, thì từ thời nhà Hồ, mà đặt biệt là thời Lê Sơ, vai trò của giới quý tộc trong đời sống chính trị hầu như không đáng kể nữa. Bấy giờ, quý tộc họ Lê tuy được hưởng những đặc quyền và đặc lợi kinh tế rất lớn lao, nhưng họ không còn được nắm những chức vụ them chốt trong triều đình cũng như trong chính quyền địa phương như ở thời Lý và thời Trần. Có thể nói rằng tất cả quan lại thời Lê Sơ đều xuất thân từ khoa bảng Nho giáo. Ngay cả quan võ cũng phải học, phải thi, có đỗ mới được bổ nhiệm. Và, một trong những nội dung học và thi cử của võ quan lúc này là chương trình khai tâm về Nho giáo.1 Như vậy, đỉnh cao của sự chiếm lĩnh trong địa hạt chính trị của Nho giáo là thời nhà Lê Sơ. Nên quân chủ thời kỳ này được mệnh danh là nên quân chủ Nho giáo. Sách của nhà Nho như Tư Thư, Ngũ Kinh được coi là khuôn vàng thước ngọc cho việc tuyển chọn quan lại. Về nội, dung các nguyên lý chính trị của Nho giáo được áp dụng trong việc tổ chức và vận hành của nền quân chủ phong kiến: nhân trị, tôn quân quyền, chính danh, dân vi bản…Lê Thánh Tông đã ban hành bộ Quốc triều hình luật nổi tiếng, mà dân gian thường gọi theo niêu hiệu ban hành là Luật Hồng Đức, năm Quý Mão (1483). Bộ cổ luật này cũng được xây dựng trên tinh thần Nho giáo. Dù rằng phản ánh tinh thần của người Việt cũng nhiều, nhưng người ta có thể thấy rõ tinh thần Nho giáo trong bộ luật này trong việc bảo vệ chế độ quân trị, gia phong của Nho giáo.
Thời suy tàn của nền thống nhất quốc gia (1527-1801), Nho giáo cũng trở nên suy thoái. Sau khi vua Lê Thánh Tông qua đời, Lê Uy Mục lên ngôi (1505-1509) đã giết một lúc 26 người anh em chú bác. Tiếp theo Tương Dực (1510-1515) đã giết 18 hoàng thân, nhưng sau lại bị Trịnh Duy Sản giết. Sau Chiêu Tông lên thay, triều đình lục đục, giặc dã nổi lên. Trần Cảo vào cướp kinh đô, triều đình kéo vua chạy vào Thanh Hoá. Rồi bọn Trần Cảnh, Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoằng Du, Trịnh Tuy lại từ Thanh Hoa đánh ra chiếm được kinh đô. Trần Cảo thua rút về Thái Nguyên. Vua nghi ngờ Trần Cảnh, vời Mạc Đăng Dung ở Hải Phòng về giúp. Đăng Dung đắc thế giúp
1 Nguyễn Khắc Thuần. Tiến trình văn hoá Việt Nam từ thởi thuỷ đến thế kỷ thứ XIX. NXB Giáo dục, H, 2007, tr.293.
Chiêu Tông lập Cung Hoàng (1522-1527), sau lại bắt Cung Hoàng nhường ngôi và phải tự vấn. Như vậy, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên triều Mạc. Trong chính sử nước ta, nhà Mạc không được coi là một vương triều chính thức.Nhà Mạc cũng có một số biện pháp, chính sách để xây dựng đất nước. Gần 65 năm cầm quyền, nhà Mạc tổ chức được 22 kỳ thi, lấy 460 tiến sĩ trong tổng số 3000 tiến sĩ, 9 trạng nguyên trong tổ số 46 trạng nguyên. Đứng trước hoàn cảnh đó, giới trí thức cũng chia thành nhiều phái, kẻ trung thành lấy cái chết để tỏ nghĩa khí; kẻ lui về điền viên sống ẩn dật.1 Trong thời Mạc, nổi lên một số nhà nho như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan...
Khi nhà Mạc vừa lên nắm quyền vào năm 1527, các phe phái phong kiến đối lập nấp dưới chiêu bài khôi phục nhà Lê nổi lên ở nhiều nơi, tiểu biểu là Nguyễn Kim ở Thanh Nghệ. Năm 1545 Nguyễn Kim mất, quyền lực rơi vào tay con rể Trịnh Kiểm.
Từ đó diễn ra cuộc chiến tranh Nam Bắc triều, giữa Trịnh với chiêu bài phù Lê (Lê Trung Hưng) với Mặc. Năm 1592 Nam triều thắng thế, nhà Mạc bị diệt, Mạc Mậu Hợp bị bắt, số còn lại chạy lên phía bắc. Trong lúc nội chiến Nam Bắc triều, con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng thấy Trịnh Kiểm muốn đoạt quyền họ Nguyễn bèn xin vào trấn thủ Thuận Hoá (1558), Quảng Nam (1570) và biến vùng đất phía Nam thành một cát cứ mới. Quan hệ Trịnh Nguyễn ngày càng căng thẳng và đưa đến cuộc xung đột vũ trang kéo dài từ năm 1627 đến năm 1672. Gần nửa thế kỷ hai bên đánh nhau bất phân thắng bại nên tạm thời định chiến lấy sông Giang làm giới tuyến: Bắc thuộc Trịnh được gọi là Đàng Ngoài, Nam thuộc Nguyễn được gọi là Đàng Trong. Như vậy là sau Nam Bắc triều lại tiếp đến Trịnh Nguyễn phân tranh hay còn gọi là Đàng Trong Đàng Ngoài và cứ như vậy kéo dài từ 1677 cho đến Tây Sơn diệt Nguyễn năm 1776- 1783, diệt Trịnh năm 1786. Như vậy, sự phân chia, cát cứ kéo dài suốt 259 năm. Đây quả thật là thời kỳ đen tối trong lịch sử nước ta, thời kỳ mà theo Lê Quý Đôn, sĩ phu hỏng nát không thời kỳ nào bằng, nhân cách của họ sa đoạ, không còn nghĩ đến nước đến dân, chỉ biết luồn cúi bon chen vì lợi danh chia bè phái, khí tiết khẳng khái của họ tan tác, ỉu sìu. Năm 1788 triều Lê đổ nát cũng bị xoá bỏ.2 Trong hoàn cảnh đó đã xuất hiện một số nhà Nho như Lê Quý Đôn (1726-1784), Lê Hữu Trác (1720-1791), Ngô Thì Nhậm (1746-1803)...
Các nhà nho chịu ra làm quan nhiều hơn, nhưng bản thân họ cũng chia làm hai khuynh hướng: theo Nam triều và theo Bắc triều. Mạc triều tổ chức nhiều khoa thì với mong muốn là kéo các nhà nho về phía mình, trung thành với triều đại của mình bởi
1 Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên). Đại cương triết học Việt Nam. NXB Thuận Hoá, 2005, tr.248-249.
2 Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên). Đại cương triết học Việt Nam. NXB Thuận Hoá, 2005, tr.257-258.
nhận thấy nhiều nhà nho phần thì theo Nam triều, phần thì lưỡng lự với Bắc triều. Sự phân chia Nam Bắc triều ảnh hưởng đến tinh thần và khí thế học thuật của các nhà Nho. Các nhà nho ở hai chiến tuyến khác nhau: người thờ nhà Lê, người thờ nhà Mạc, đã kích lẫn nhau, bài xích lẫn nhau. Tuy nhiên, dù sao họ vẫn là nhà nho, đều đọc sách thánh hiền, nên nhận thức Nho học không đến nỗi quá cách biệt.
Thời nhà Nguyễn, Nho giáo được phục hưng và trở nên cực đoan. Năm 1789, Nguyễn Huệ đánh tan 20 vạn quân Thanh, lên ngôi Hoàng Đế lập nên triều Tây Sơn.
Nhưng không bao lâu, Nguyễn Huệ mất sớm, con là Quang Toản còn nhỏ lên nối ngôi, triều đình lục đục. Nhân cơ hội này, Nguyễn ánh được sự giúp đỡ của Pháp đã đánh bại Tây Sơn năm 1802. Năm 1803, Nguyễn ánh kéo quân ra Bắc chấm dứt triều Tây Sơn trên toàn quốc, lập nên Triều Nguyễn. Sau một thời gian dài loạn lạc, đất nước lại được hoàn bình thống nhất. Từ năm 1802 đến 1858, với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng lại đất nước sau mấy trăm năm chiến tranh tàn phá của các tập đoàn phong kiến, các vua đầu triều Nguyễn đều coi trọng việc học hành để chọn nhân tài, từ đó giới trí thức Nho học có bước phát triển mới.1 Giáo sư Trần Văn Giầu nhận định: “Nho giáo trở lại làm vũ khí tinh thần chính thức cho cách phong kiến phản động nhất. Cánh phong kiến phản động nhất thì tất nhiên tìm học, dạy và ứng dụng những cái lạc hậu nhất của Nho giáo.”2
Minh Mệnh là một đệ tử cuồng tín của Nho giáo. Để bảo vệ cương thường, Minh Mệnh đàn áp Thiên Chúa giáo và ban hành mười huấn dụ gọi là “Thập điều” để khuyên dân bỏ tà (Thiên Chúa giáo và nông dân khởi nghĩa) theo chính (Nho giáo triều đình). Thập điều gồm:
1. Đôn nhân luân (đôn đốc tam cương ngũ thường).
2. Chính tâm thuật (giữ lương tâm).
3. Vụ bàn nghiệp (chăm nghề nghiệp) 4. Thượng tiết kiệm ((chuông tiết kiệm)
5. Hậu phong tục (làm cho phong tục trở nên hồn hậu) 6. Huấn tử đệ (dậy bảo con em)
7. Sùng chính học (tôn sùng Nho giáo) 8. Giới dâm thắc (răn việc gian dâm)
9. Thận pháp thủ (thận trọng giữ gìn phép vua)
1 Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên). Đại cương triết học Việt Nam. NXB Thuận Hoá, 2005, tr.278.
2 Trần Văn Giầu. Tuyển tập, NXB Giáo dục, H, 2000, tr.76.
10. Quảng thiện hạnh (làm nhiều việc thiện).1
Như vậy, “nhân luân”, tức tam cương ngũ thường của Nho giáo được đề lên hàng đầu của “Thập điều.” Điều này thể hiện rõ nét nhấn tinh thần chấn hưng Nho giáo của Minh Mệnh.
Tự Đức nêu lên nhiều vấn đề nhằm yêu cầu sự thảo luận của các học giả, và chính ông cũng tham gia vào thảo luận; làm thế để lãnh đạo được tư tưởng trong nước.
Trong văn tập Ngự chế của Tự Đức có nhiều bài biện, thuyết, luận như:
Đạo biện
Nhân luận (Ngự chế; 19) Trung, thứ, nhân luận Thuần thần luận
Chính bất thắng tà luận Lập chính lâm dân luận
Học giả dĩ trị sinh vi tiên vụ thuyết
Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hoà Chấp trệ luận (Ngự chế; 20)...2
Vấn đề chữ “ nhân” là vấn đề cao nhất và khó nhất trong Nho học. Trong sách Luận ngữ, Khổng tử đưa ra chữ nhân nhưng không giải thích rõ ràng nên các hậu nho có nhiều cách giải thích khác nhau. Tư Đức cũng nên vấn đề chữ “ nhân” để cho các học giả thảo luận và tự mình cũng đóng góp ý kiến độc đáo. Trong tập Ngu Sơn văn, Vũ Phạm Khải (đậu Thám hoa đời Tự Đức) tóm tắt bài Ngự văn của Tự Đức như sau:
“...Đầu bài Ngự văn lấy câu “ hợp với thiên lý và nhân tâm” để quy kết cái tổng thể của chữ “nhân.” Giữa bài thì lấy hai chữ “chí nhân” làm việc trong chức phận của nhân quân. Cuối bài thì thúc kết bằng cái mệnh đề: Phu tử dự Điểm.”
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Nho giáo suy tàn. Đến giữa thế kỷ XIX, năm 185 đế quốc Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị của chúng đối với dân tộc ta. Vua quan nhà Nguyễn đầu hành đế quốc Pháp, đã phản bội truyền thống yêu nước quật cường và phong trào đấu tranh anh dũng liên tục của các tầng lớp nhân dân ta. Đế quốc Pháp đã câu kết với giai cấp phong kiến, địa chủ thống trị nước ta vô cùng tàn bạo, biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Cuộc tấn công của Pháp vào Việt Nam đã dẫn đến sự suy tàn của Nho giáo.
1 Dẫn theo: Cao Xuân Huy. Tư tưởng phương Đông- gợi những điểm nhìn tham chiếu. NXB Văn học, 1995, tr.
206.
2 Cao Xuân Huy. Tư tưởng phương Đông- gợi những điểm nhìn tham chiếu. NXB Văn học, 1995, tr. 216-217.