Những quan điểm chính trị của T. Jefferson

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử các học thuyết pháp lý phần 2 (Trang 28 - 35)

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm tư tưởng chính trị thời kỳ đấu tranh độc lập ở Mỹ

2.1. Những quan điểm chính trị của T. Jefferson

Tên tuổi T. Jefferson (1743 - 1826) nhà tư tưởng và hoạt động chính trị vĩ đại, nổi bật nhất trong lịch sử đấu tranh chống giải phóng của nhân dân Mỹ. Ông là tác giả của văn kiện cách mạng vĩ đại nhất thời kỳ đó là "Tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ".

Từ lập trường học thuyết khế ước xã hội và các quyền tự nhiên không thể tách rời của con người T. Jefferson phê phán hình thức nhà nước quân chủ và bảo vệ tư tưởng chủ quyền nhân dân. Nhà tư tưởng này trong tác phẩm "Khái quát chung về các quyền của nước Mỹ thuộc Anh" khi xem xét tương quan giữa quyền lực nhà vua và chủ quyền nhân dân, đã viết rằng "nhà vua chính là ông quan chính của nhân dân, được bổ nhiệm làm chuyển động bộ máy nhà nước khổng lồ tồn tại vì hạnh phúc của nhân dân, và bởi vậy vua được đặt dưới sự kiểm tra của nhân dân.

Nhà nước, và nói chung của tổ chức chính trị, theo ý T. Jefferson là phải đảm bảo tự do và hạnh phúc cho mọi con người. Bởi vậy trong trường hợp lạm quyền hay bạo lực từ phía chính quyền nhà nước theo đuổi mục đích áp bức con người bằng nền chuyên chế, thì không chỉ bằng quyền, mà còn là trách nhiệm tự nhiệm của nhân dân phải lật đổ chính quyền nhà nước đó. Đó là những quan điểm của T. Jefferson về tính hợp pháp của cách mạng được thể hiện trong "Tuyên ngôn độc lập Mỹ". Những quan điểm này phản ánh mối quan tâm và lợi ích của các tầng lớp dân chủ trong nhân dân Mỹ trong việc thiết lập những thể chế nhà nước mới. Ông cho rằng, tư tưởng chủ quyền nhân dân không thể tách rời của nhân dân làm cách mạng trong tuyên ngôn, dù cho nó được hiểu một cách hình thức thế nào đi nữa và sẽ tiếp tục đóng vai trò tiến bộ.

T. Jefferson phê phán sâu sắc Hiến pháp 1787 có nhiều nét phản dân chủ: không có quyền tự do ngôn luận, báo chí v.v... Theo sáng kiến của ông và những người khác đã thông qua 10 điểm bổ sung vào văn bản hiến pháp có hiệu lực vào năm 1791 và tuyên bố một số quyền hạn và tự do dân chủ tư sản. T. Jefferson là một người tượng trưng một cách thích hợp của cách mạng Mỹ. Lý tưởng của ông có tính cách hết sức cách mạng, nhằm mục đích hướng chính phủ, chế độ và luật pháp phải tôn trọng con người. Về mối quan hệ giữa chính phủ và nhân dân, ông viết: "nếu có một lúc xảy ra rằng dân chúng trở lên lơ đãng đối với việc nước thì bạn và tôi, và Quốc hội và những

hội đồng, những vị thẩm phán, những vị thống đốc, chúng ta tất cả sẽ trở thành những con chó sói.

Nội dung tư tưởng của T. Jefferson là những tư tưởng tiến bộ, góp phần rất lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ. Với những nội dung tiến bộ tư tưởng của T. Jefferson có ảnh hưởng rất nhiều trong tổ chức và hoạt động của chính quyền Mỹ.

2.2. Những quan điểm chính trị của Thomas Paine

Với những tư tưởng chính trị cấp tiến vào thời kỳ chiến tranh giành độc lập đã xuất hiện nhà dân chủ cách mạng tư sản Thomas Paine (1737 - 1890). Không một người bình thường nào tiên đoán được tương lai rực rỡ của Thomas Paine, khi ông tới châu Mỹ vào năm ba mươi bảy tuổi. Cho tới tuổi ấy đời ông chỉ là một chuỗi nhưng thất bại và thua thiệt. Công việc nào ông bắt tay vào làm cũng đều đi đến kết quả không ra gì.

Vì lý do nào đó chỉ trong vòng một ít năm, mà Thomas Paine, một người di cư vừa đặt chân tói châu lục mới lại nổi danh là một trong những tác giả viết Anh ngữ xuất sắc nhất, một trong những nhân vật được tranh luận hơn hết trong lịch sử Hoa Kỳ một kẻ nổi loạn và một nhà cách mạng mà ai cũng biết tên tuổi, người ta sợ và ghét, hoan hô và ca ngợi tận hang cùng ngõ hẻm tất cả các thuộc địa của Anh ở Châu Mỹ, ở Anh quốc và cả ở Tây Âu nữa? Hình như cuộc hành trình qua đại dương đã ảnh hưởng trong việc biến đổi kỳ dị con người và tính tình của ông, đang từ một kẻ tầm thường đột nhiên biến thành một thiên tài.

Theo lời ông thì chính tại trường này, ông đã “hấp thụ được một nền giáo dục thật tốt và một số kiến thức hữu ích đáng kế”. Thực hành vốn trái ngược với lý thuyết – nên óc thông tuệ về khoa học và phát minh của Paine đã nổi bật lên ngay từ hồi đó và ông vẫn giữ được tài năng ấy trong suốt cả cuộc đời bận rộn sau này.

Sau thời kỳ đi học ngắn ngủi ấy, Paine bắt đầu tập sự học nghề của cha là làm áo nịt phụ nữ. Ba năm học nghề, rồi phần thì vì sức quyến rũ của biển khơi, phần vì quá chán ngàn công việc buồn tẻ đương làm, ông trốn khỏi nhà và xin vào đoàn thuỷ thủ tầu cướp biểu “Terrble” do viên thuyển trưởng có cái biệt danh ghê gớm là “Tử Thần”

chỉ huy. Được cha giải thoát, ông lại trở về tiếp tục nghề cũ cho tói năm mười chín tuổi. Rồi ông lại lao mình vào đoàn thuỷ thủ “HOàng Đế nước Phổ” cũng là một tầu cướp biển và ở đấy trong một thời gian ngắn.

Khi đã chán cách nhìn lãng mạn về cuộc đời thuỷ thủ lênh đênh trên biển, Paine trở về tiếp tục nghề cha, nhưng lần này ở Luân Đôn chứ không phải ở Thetford như trước. Cửa hiệu ông giúp việc lần này ở gấn phố Drury Lane. Lúc nhàn rỗi, ông đi dự các buổi nói chuyện về thiên văn học.

Tiếp đó là những năng buồn lo, bối rối, lạc lõng. Ở Sandwich, ông lập gia đình với một cô hầu mồ côi mẹ, nhưng chưa được một năm thì bà vợ này chết. Nhạc phụ ông làm nghề thu thuế công quản, và Paine cũng bị lôi cuốn vào đó. Cái nghề này dành cho ông nhiều nhàn rỗi và nhiều lợi ích khác.

Paine được thu nhận làm viên chức sở thuế công quản. Thật không còn gì làm mất bạn bè và cảm tình một cách chắc chắn hơn nữa, vì nghề của ông là bắt bọn buôn lậu. Kẻ giầu, người nghèo đều căm ghét ông. Sau khi bị đuổi việc vì “Thiếu tinh thần”

không thi hành luật lệ được nghiêm chỉnh, ông trở lại làm nghề áo nịt trong một thời gian ngắn, rồi lại xoay sang dạy học với một số lương đói rách là 25 bảng Anh trong một năm ở Kesnington.

May mắn là trong thời kỳ sống ở Luân Đôn, ông đã Benjamin Franklin lúc ấy đang làm đại diện các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Có thể vì đã nhận thấy thiên tài của Paine nên Franklin đã thuyết phục Paine hãy sang Châu Mỹ thử thời vận.Franklin viết cho con rể mình là Rachard Bache ở Philadelphia giới thiệu Paine là “một thanh niên tháo vát đáng quý”. Franklin cũng đề ngị nên dùng Paine đứng bán hàng, làm phụ giáo trongmột trường học, hay làm phụ tác giám thị. Lá thứ của Franklin là vốn liếng chính của Paine khi ông đặt chân đến Philadelphia vào đầu tháng Chạp năm 1774.

Tuy nhiên Paine cũng đã đem theo một thứ vốn liếng loại khác vô giá. Đó là kinh nghiệm cuộc sống của bản thân. Ông đã biết ở Anh công lý được áp dụng tàn ác như thời trung cổ như thế nào; ông đã nếm cái nghèo hèn ty tiện; ông cũng từng được nghe và đọc nhiều về các quyền tự nhiên của con người, ông cũng đã thấy hố sâu phân cách hàng triệu dân thường với con số vài ngàn tôn thất và quý tộc ở Anh và ông cũng biết cách bầu cử vào hạ nghị viện Anh ở địa phương thối nát ra sao; và ông cũng không lạ gì sự đồi truỵ và ngu xuẩn của quý tộc Anh lúc ấy. Vì đã suy nghĩ kỹ lượng về những vấn đề đó nê Paone có một tấm lòng trắc ẩn sâu xa đối với nhân loại, một lòng yêu chế độ dân chủ và biết phải tiến hành ra sao để đạt tới một cuộc cải cách chính trị và xã hội toàn diện.

Năm tuần lễ sau, hội đầu tiên của những người Mỹ chống chế độ nô lệ được thành lập ở Philadelphia. Tiếp theo, ông tham gia vào công cuộc đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, đề xuất những đạo luật quốc tes quy định bản quyền cho các tác giả, tố cáo nhữn tàn ác đối với loại vật, chế giễu tục đấu gươm hay đấu súng và đòi bãi bỏ chiến tranh, thay bằng thương lượng hoà bình mỗi khi có bất hoà giữa các quốc gia.

Tuy nhiên, giữa lúc Paine viết những điều trên thì ông cũng không thể không đóng một vai trò quan trọng trong một cuộc chiến tranh khốc liệt đang lan rộng nhanh chóng. Những trận đánh ở Concord, Lexington và ở đồi Bunker đã diễn ra vào mùa xuân 1775. Sau “cuộc tàn sát ở Lexington” vào tháng tư, Paine đã viết cho Benfamin

Franklin như sau: “Tôi thấy thật khổ tâm khi nghe ngọn lửa tàn phá quốc gia réo ở bên tai đúng lúc tôi đặc chân tới”.

Ở mười ba thuộc địa của Anh ở châu Mỹ, người ta rất chia sẻ thái độ cần phải theo lúc ấy, các ý kiến đi từ thái cực này sang thái cực khác. Những người như Samuel Adams và Jokn Hancock thì tán thành chiến tranh, còn nhóm bảo thủ thì lại trung thành với vua nước Anh.

George Washington, Benjamin Franklin và Thomas Jefferson nhóm các lãnh tụ vẫn muỗn giữ lòng trung thành với Anh quốc và tỏ ra không mấy tin ở ý tưởng tách ra và độc lập. Cả 2 khoá I và II của Quốc hội toàn miền đều thông qua những nghị quyết khẳng định các thuộc địa vẫn trung thành với Hoàng đế Anh quốc, chỉ kiến nghị triều đình chấp thuận các yêu sách của họ ngay giữa những luồng tư tưởng khác nhau, giữa sự mâu thuẫn về quan niệm và tình cảm, giữa sự tranh cãi căng thẳng ấy, có một người đã nhìn thấy được các sự kiện sẽ diễn ra theo hướng nào. Ngay từ đầu, Thomas Paine đã nhận thấy cuộc phân ly giữa Anh quốc và các thuộc địa ở Bắc Mỹ là không thể tránh khỏi. Ông đã dành cả mùa thu năm 1775 để ghi lại những nhận định của ông.

Trước khi xuất bản, Paine đưa tác phẩm của mình cho bạn bè đọc. Một trong số bạn của ông, bác sĩ Benjamin Rush, đề nghị nên đề tựa là: Lương tri (Common Sense) và đã giúp Paine tìm nơi xuất bản. Đó là Robert Bell gốc người Scotland, chủ hiệu sách kiêm nhà in ở Philadelphia.

Cuốn Lương tri ra đời ngày 19 tháng Giêng năm 1776, “Do một người Anh viết ra”; đó là một cuốn sách nhỏ dày bốn mươi bảy trang. Trong vòng ba tháng, số bản in tiêu thụ được lên đến 120.000, tổng cộng số tiền thu được ước lượng lên đến nửa triệu bảng, một tỷ lệ tiêu thụ tương đương với số 30 triệu bản ở Hoa kỳ ngày nay. Có lẽ tất cả những trí thức đương thời ở mười ba thuộc địa Anh tại Bắc Mỹ đã đọc cuốn sách này.

Phần đầu cuốn sách nhỏ này trình bày nguồn dốc và bản chất của chính quyền dựa theo hiến pháp của nước Anh. Quan niệm về chính quyền của các tác giả được tỉnh bày trong những câu đại loai như sau:

“Chính quyền, ngay cả khi trong một tình thế thuận lợi nhất, cũng chỉ là một thứ tội ác cần thiết...; còn khi tình hình rối ren thì cái chính quyền ấy sẽ không chịu nhân nhượng. Chính quyền, cũng như y phục xuất hiện khi con người không còn được sống tự nhiên. Cung điện của vua chúa đã được xây dựng trên sự đổ nát của cuộc sống thiên đường... Văn minh càng cao bao nhiều thì chính quyền càng khó lành hiền bấy nhiêu.”

Paine lý luận là nguồn gốc và bản chất của chính quyền là do “thế giới không cai trị được bằng đạo đức cho nên cần có chính quyền. Đó là mục đích của chính quyền, tức là boả vệ tự do và an ninh”.

Giữa xã hội và chính quyền có mâu thuẫn sâu sắc. Con người sống thành xã hội, vì nhờ hợp tác với người khác mà một số nhu cầu cần thiết của con người có thể được thoả mãn. Trong tình trạng đó, con người có một số quyền tự nhiên như quyền được tự do, bình đẳng. Nói theo lý tưởng thì con người phải được sống trong hoà bình và hạnh phúc mà không cần có chính phủ, nếu như “xúc cảm của lương tâm” họ đều “trong sáng, thuần nhất, và họ tuân theo tiếng nói của lương tâm”. Nhưng bản chất con người là hèn yếu và có khuynh hướng làm trái với đạo đức nên mới cần đến một sức mạnh kìm hãm họ; và sức mạnh đó là do chính quyền mà có. Tuy nhiên nền an ninh, sự tiến bọ và niềm an ủi của con người lại phụ thuộc vào xã hội nhiều hơn vào chính quyền.

Tập quán và phong tục xã hội, mối quan hệ và quyền lợi giữa người với người có tác động mạnh hơn là các thể chế chính trị

Nhiệm vụ chính yếu của chính quyền tức là trách nhiệm trước xã hội, Paine cho là hoàn toàn không có trong bản hiến pháp nước Anh. Hiến pháp ấy phức tạp đến nỗi không thể xác định được ai là kẻ chịu trách nhiệm về bất cứ một điều gì. Phần độc nhất đáng ca ngợi trong hiến pháp ấy là quyền của người dân Anh, ít ra cũng trên lý thuyết, là được cử người vào hạ viện của Quốc hội.

Paine đề nghị một chế độ chính trị có một quốc hội lập pháp được bầu cử theo thể thức dân chủ cho các thuộc địa1, một Tổng thống và một nội các, với ngành tư pháp chịu trách nhiệm trước quốc hội.

Trong nhiều đoạn Paine đã tỏ thái độ đặc biệt gay gắt và chua cay đối với Hoàng đế George đệ tam. Sau vụ quân đội hoàng gia Anh tàn sát những người khỏi nghĩa ở Lexington, ông viết:

“Tôi không công nhận tên Hoàng đế kiểu Ai Cập này của nhà nước Anh, một tên vua ương ngạnh và cau có. Tôi khinh bỉ cái kẻ vô hạnh, mang danh hiệu giả mạo Cha của thần dân mà sao có thể thản nhiên nghe tin dân con bị tàn sát, mà vẫn ngủ yên được trong khi lương tâm của y vấy máu những người dân con kia!”

Trong một đoạn sau ông thêm:

“Có người hỏi: Còn vua Mỹ thì ở đâu? Tôi sẽ trả lời bạn là ông ấy ngự trị ở trên cao và không gây tại hoạ gì cho nhân loại như tên hôn quân ở Anh quốc”.

Sau khi bài phát biểu mạnh mẽ những ý tưởng về chế độ quân chủ, Paine đề cập đế “Một vài ý nghĩ về hiện trạng doanh thương ở Mỹ”. Ông đã nhấn mạnh vào những dẫn chứng kinh tế để chứng minh sự cần thiết phải phân ly với nước Anh. Về chủ

1 Đây là mói về các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ lúc bầy giờ vẫn chưa nổi lên chống lại Anh quốc đề lập thành Hoa Kỳ như ngày nay.

trương của phải bảo thủ Tories ở Mỹ cho rằng các thuộc địa ở Bắc Mỹ đã phát triển được là nhờ mối liên hệ với nước Anh, Paine trả lời:

Paine bác bỏ luận điệu cho rằng nước Anh đã che chở cho thuộc địa của học chống lại người Tây Ban Nha, người Pháp và người da đỏ bản xứ.

“Nước Anh có thể che chở nước Thổ Nhĩ Kỳ vì những lý do tương tự, tức là để bảo vệ cho nền thương mại và thuộc địa của mình, và trong bất cứ trường hợp nào, sự che chở ấy cũng được thực hiện bằng tiền của chúng ta, bị coi là tiền của nước Anh”.

Paine nhấn mạnh rằng châu Mỹ đã từng là “nơi tị nạn cho những người ở khắp châu Âu bị ngược đãi vì yêu chuộng quyền tự do công dân và tự do tín ngưỡng. Ngay tai tỉnh này cũng không có tới một phần ba dân số thuộc dòng giống người Anh. Vì vậy tôi quả quyết cho rằng cách gọi “nước mẹ” hay “nước anh em’ chỉ áp dụng cho Anh quốc là sai lầm, là thiển cận và hẹp hòi”.

Paine cho rằng có rất nhiều điểm bất lợi trong việc tiếp tục gắn vào nước Anh và ta đã thấy được trong đoạn ông viết sau đây một phần nào ý kiến mà sau này được diễn tả ra qua lời nhắc nhở1 của George Washington đó là phải “sáng suốt trong việc quyết định liên minh lâu dài với bất cứ khu vực nào trên thế giới”, và qua chính sách của Thomas Paine như sau “Hoà bình, buôn bán và hữu nghị chân thành với tất cả các quốc gia – không liên kết riêng với bất cứ một quốc gia nào”.

Điều mà chúng ta không bao giờ làm được trong khi phụ thuộc vào nước Anh , là chúng ta buộc phải đứng về phía nước Anh để làm tăng giá trị cho chính sách của quốc gia này. Châu Âu khó có hoà bình lâu dài vì chế độ quân chủ đã bắt rễ quá đậm ở đấy;

và khi xẩy ra chiến tranh giữa nước Anh với tất cả một quốc gia khác nào, nền thương mại của châu Mỹ sụp đổ vì châu Mỹ dính chặt với nước Anh”.

Trong khi áp bức còn đè nặng lên thế giới bên ngoài, châu Mỹ phải mở rộng cánh cửa tự do và chuẩn bị nơi tị nạn cho những người bị ngược đãi trên khắp thế giới”.

Tóm lại, những lý do khiến Paine tin tưởng “Không có gì giải quyết được nhanh chóng những vấn đề của chúng ta cho bằng một bản tuyên ngôn độc lập rõ ràng và dứt khoát”. Ông đề ra bốn nhận định để kết luận cuốn Lương tri:

1. Trong khi các tỉnh Bắc Mỹ còn bị coi là thuộc địa của nước Anh thì sẽ không một quốc gia nào khác có thể đứng ra hoà giải những mối bất hoà giữa nước Anh và các tỉnh thuộc địa ở châu Mỹ.

1 Trước khi rời khỏi chức Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, Washington có thảo ra mười điều nhắc nhỏ quốc dân mà ông cho rằng Hiến pháp Hoa Kỳ còn thiếu.

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử các học thuyết pháp lý phần 2 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)