Nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÙNG HẬU LỘC, THANH HÓA

1.3 Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu

1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản với biến đổi khí hậu. Một số nghiên cứu về biến động khí hậu trong quá khứ và hiện tại tác động đến lĩnh vực thủy sản, một số khác nghiên cứu về các kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai và dự báo tác động của nó đến ngành công nghiệp thủy sản [29]. Các nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều quy mô và khác nhau, từ cấp độ cộng đồng đến quốc gia và cả các vùng địa lý rộng lớn như Thái Bình Dương, Châu Phi hay Đông Nam Á. Tuy nhiên, chính do đặc thù nghiên cứu ở nhiều cấp độ nên phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương cho nuôi trồng thủy sản cũng rất khác nhau trong các nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của Vincent Gillett and George Myvette , các cuộc đối thoại, thảo luận giữa các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, khu vực tư nhân, các cá nhân trong cộng đồng, các chuyên gia kỹ thuật, các nhà nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu ở Belize đã được tổ chức để đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động của biến đổi khí hậu đến ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản và nghề cá ở Belize theo các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau [44 ]. Nghiên cứu của Edward H. Allison áp dụng phương pháp chỉ số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương của 132 quốc gia nhằm so sánh một cách hệ thống tính dễ bị tổn thương tương đối của nền kinh tế quốc gia trước tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với nghề cá ở quy mô toàn cầu [18 ];

Johann Bell và Eddie Allison đánh giá tính dễ bị tổn thương của việc đánh bắt cá ngừ và đóng góp của ngành công nghiệp chế biến cá ngừ cho nền kinh tế một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương bằng phương pháp xác định chỉ số tác động tiềm năng (PI) và khả năng thích ứng (AC) [20]; hay nghiên cứu của Gonza’lz E. đánh giá tính dễ bị tổn thương của ngành nuôi trồng thủy sản và cho bốn loài thủy sản chính của Chile bằng cách xác định các chỉ số độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng [27].

Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương bằng mô hình thường được kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp chỉ số, GIS, phương pháp chuyên gia. Trong nghiên cứu của Handisyde NT. đã đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi

13

trồng thủy sản ở cấp quốc gia bằng phương pháp chỉ số kết hợp với GIS, đưa ra bản đồ tính dễ bị tổn thương về tầm quan trọng kinh tế của nuôi trồng thủy sản, khả năng thích ứng, tính dễ bị tổn thương về nuôi trồng thủy sản nước ngọt với ngập lụt và hạn hán, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nuôi thủy sản trên biển với lốc xoáy [29]. Mỗi một hợp phần (độ nhạy cảm, độ phơi nhiễm và khả năng thích ứng) được trình bày như một mô hình thành phần, có thể sử dụng để đánh giá tác động riêng lẻ của biến đổi khí hậu, sau đó được kết hợp vào mô hình chính để đưa ra chỉ số tổng hợp của tính dễ bị tổn thương. Các hợp phần trong các mô hình thành phần bao gồm (hoặc không bao gồm) và kết hợp với các trọng số khác nhau có yêu cầu khác nhau về số liệu. Việc sử dụng dữ liệu không gia và GIS sẽ cho các chỉ số của các vùng bị tác động trong phạm vi quốc gia và các vấn đề đặc biệt liên quan, vượt xa khả năng một chỉ số bằng số có thể thể hiện, nhưng phải lưu ý đây vẫn là công cụ biểu thị. Hạn chế về kết quả đạt được phụ thuộc rất lớn vào khả năng sẵn có, chất lượng và cách xử lý số liệu. Nghiên cứu này đưa ra sơ đồ tổng hợp cách đánh giá tính dễ bị tổn thương như hình dưới đây.

14

Hình 1.3: Sơ đồ mô hình đánh giá TDBTT của NTTS cấp quốc gia Nguồn Handisyde et al, (2006)

Tỉ lệ sản lượng NTTS / tổng sản lượng thủy sản

Tỉ lệ protein từ cá / tổng lượng protein từ động vật

Tỉ lệ giá trị của NTTS / GDP Suy dinh dưỡng

Tỉ lệ giá trị thủy sản nước ngọt / GDP Tỉ lệ giá trị thủy sản nước lợ / GDP Tỉ lệ giá trị thủy sản nước mặn / GDP Tỉ lệ sản lượng thủy sản nước ngọt / tổng

sản lượng thủy sản

Tỉ lệ sản lượng thủy sản nước lợ / tổng sản lượng thủy sản

Tỉ lệ sản lượng thủy sản nước mặn / tổng sản lượng thủy sản

Tỉ lệ sản lượng thủy sản nước mặn / tổng sản lượng thủy sản

Tỉ lệ sản lượng thủy sản nước mặn / tổng sản lượng thủy sản

Độ nhạy cảm

Thay đổi nhiệt độ trung bình năm đến năm 2050

Thay đổi lượng mưa trung bình năm đến năm 2050 Thay đổi lượng mưa trung

bình năm đến năm 2050 đảo ngược

Mật độ dân số năm 2000

Phơi nhiễm với xu hướng thay đổi khí hậu

Chỉ số giáo dục

Chỉ số GDP theo đầu người

Chỉ số cuộc sống mong đợi

Chỉ số hoạt động của chính phủ

Khả năng thích ứng Rủi ro do bão

Rủi ro do lũ lụt

Rủi ro do hạn hán

Phơi nhiễm với các hiện tượng khí hậu cực đoan

Mô hình của các hợp phần

Các lớp hợp phần (Chỉ số)

Tính dễ bị tổn thương

15

Một nghiên cứu của Pickering, T.D lại đánh giá tính dễ bị tổn thương của nghề cá và nuôi trồng thủy sản ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương với biến đổi khí hậu [37]. Trong nghiên cứu này đã sử dụng định nghĩa của IPCC và phương pháp chỉ số, tính toán độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm, tác động tiềm tàng và khả năng thích ứng, để đánh giá tính dễ bị tổn thương về mặt sinh kế và an ninh lương thực. Các kịch bản B1 và A2 theo IPCC được dùng để tính toán cho năm 2035 và 2100. Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong nghiên cứu này được áp dụng cho các phương thức nuôi trồng thủy sản và các loài. Các yếu tố phơi nhiễm, nhạy cảm được tính toán cho các loài bao gồm nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng, axit hóa đại dương, bão và sự thay đổi môi trường sống. Quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương cho từng loài như sau:

Hình 1.4: Sơ đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương của các loài thủy sản vùng nhiệt đới Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)