Độ phơi nhiễm E của nuôi trồng thủy sản ven biển Hậu Lộc

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÙNG HẬU LỘC, THANH HÓA

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở HẬU LỘC,

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 Độ phơi nhiễm E của nuôi trồng thủy sản ven biển Hậu Lộc

Từ khái niệm của IPCC về độ phơi nhiễm “phơi nhiễm đại diện cho các điều kiện khí hậu cơ bản, dao động khí hậu theo chu kỳ, các hiện tượng khí hậu cực đoan chống lại hoạt động của hệ thống và bất kì thay đổi nào của các điều kiện này” cho thấy các chỉ số của độ phơi nhiễm liên quan các yếu tố khí hậu hay xu hướng thay đổi khí hậu có ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất và nuôi trồng thủy sản.

45

Trong nghiên cứu này, các chỉ số phơi nhiễm được xác định dựa vào các tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống sản xuất, nuôi trồng thủy sản và đặc thù của khu vực nghiên cứu, cũng như độ sẵn có của dữ liệu. Các chỉ số của độ phơi nhiễm được xác định là:

Số trận bão ảnh hưởng trực tiếp Số ngày mưa lớn

Lượng mưa trung bình năm Lượng mưa trung bình mùa Số ngày nắng nóng

Số ngày rét đậm rét hại Nhiệt độ trung bình năm Nhiệt độ trung bình mùa

Bên cạnh đó, tôm, ngao, cá là các loài nuôi chủ yếu ở các xã ven biển Hậu Lộc, đều bị ảnh hưởng của nhiệt độ nước. Nhiệt độ thích hợp cho tôm thẻ chân trắng là 25-30 0C, cho tôm sú nuôi từ 28 – 30 0C. Tôm sú ở nhiệt độ dưới 120C thì bị chết. Khi nhiệt độ nước thay đổi giảm, hay tăng so với mức nhiệt độ thích hợp thì đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và phát triển của tôm [2, 3]. Sự thay đổi của nhiệt độ là nguyên nhân chính làm thay đổi tốc độ ăn mồi, rối loạn sự hô hấp, làm mất cân bằng pH máu, làm thay đổi chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu và một số yếu tố khác. Do vậy tôm chỉ thích ứng với một khoảng biến đổi nhiệt độ tương đối hẹp. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, tôm sử dụng thức ăn rất tốt, tăng trưởng rất nhanh và khả năng đề kháng bệnh được nâng cao. Khi nhiệt độ vượt khỏi giới hạn thích ứng hoặc thay đổi quá nhanh sẽ gây ra sốc cho tôm. Ngao là đối tượng rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường trong đó có nhiệt độ nước. Nếu nhiệt độ nước cao hơn 320C kéo dài nhiều ngày sẽ làm ngao chết hàng loạt [9].

Nhiệt độ nước cao hơn, đặc biệt là trong những tháng mùa đông, cũng có thể có lợi cho sự tồn tại và lây lan của ký sinh trùng và vi khuẩn. Nhiệt độ cao hơn trong tương lai có khả năng làm giảm độ hòa tan oxy trong nước nhưng có thể làm tăng nhu cầu oxy và chuyển hóa nhu cầu thức ăn của cá tăng lên. Do đó, Nhiệt độ nước biển ven bờ được xác định là một biến thuộc độ phơi nhiễm. Vùng nuôi trồng thủy sản của 5 xã ven biển của huyện Hậu Lộc được khoanh vùng từ Cửa Lạch Sung của sông Lèn nối vào sông Kênh và sang Cửa

46

Lạch Trường của Sông Lạch Trường. Do nằm giữa hai cửa sông, vùng nuôi trồng thủy sản này nhận nước mặn từ biển và nước ngọt từ thượng nguồn các con sông nên các loài thủy sản được nuôi bao gồm cả nước lợ và nước ngọt. Cửa biển Lạch Trường được nối liền với cả hai nhánh của sông Mã (nhánh chảy qua hàm rồng và nhánh chảy qua lèn) và nối với sông Ấu, sông Trà Giang, sông Kênh để tạo thành một vùng nuôi trồng thủy sản tiếp nhận nhiều nguồn nước khác nhau. Do đặc điểm vùng cửa sông như vậy nên tốc độ xâm nhập mặn của nước biển vào đất liền ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nuôi trồng thủy sản ở đây.

Mực nước biển dâng cùng với những biến động về lượng mưa, mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm hay vào những kỳ gió Tây khô nóng khi nhiệt độ không khí tới 37 - 38 0C, độ ẩm không khí dưới 50% và nước mặt bốc hơi mạnh là những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng xâm nhập mặn vùng ven biển Hậu Lộc [12]. Khoảng cách xâm nhập mặn từ biển vào sâu trong đất liền có độ mặn vượt ngưỡng 1‰ được xác định là biến đại diện cho những ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến nuôi trồng thủy sản ở Hậu Lộc. Nhiệt độ nước biển ven bờ và khoảng cách xâm nhập mặn vùng cửa sông đều chịu sự chi phối bởi các tác động của biến đổi khí hậu nên được xếp vào nhóm biến Tác động do biến đổi khí hậu trong bài toán đánh giá mức độ tổn thương của NTTS ở Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Những tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống sản xuất và nuôi trồng thủy sản được xác định trong Bảng 2.4 cho thấy mực nước biển dâng sẽ làm thay đổi diện tích nuôi trồng thủy sản, có thể làm tăng diện tích nước lợ nhưng cũng có thể làm mất hoàn toàn diện tích hiện có. Mực nước biển dâng cùng với hiện tượng xâm nhập mặn sẽ thay đổi cơ cấu vùng nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt của địa phương. Qua đó cho thấy mức độ phơi nhiễm của NTTS còn tùy thuộc vào diện tích nuôi trồng thủy sản. Diện tích lớn bị phơi nhiễm với các yếu tố khí hậu nhiều hơn. Vì vậy, Diện tích nuôi trồng thủy sản được xém xét như một biến phụ của độ phơi nhiễm.

Các biến phụ và biến thành phần của độ phơi nhiễm được tổng hợp trong bảng sau.

47

Bảng 2.5: Các chỉ số phơi nhiễm của NTTS ven biển ở Hậu Lộc Thanh Hóa

BIẾN CHÍNH

BIẾN PHỤ BIẾN THÀNH PHẦN ĐƠN

VỊ

Nguồn số liệu

Đa Lộc

Hƣng Lộc

Minh Lộc

Hải Lộc

Hòa Lộc

ĐỘ PHƠI NHIẾM (E)

Hiện tƣợng khí hậu cực đoan (E1)

Số trận bão (E11) Trận

Thu thập/

thống kê/tính toán

Số ngày mưa lớn (E12) Ngày

Số ngày rét đậm, rét hại (E13)

Ngày

Số ngày nắng nóng (E14) Ngày

Lƣợng mƣa (E2)

Lượng mưa trung bình mùa đông (E21)

mm

Lượng mưa trung bình năm (E22)

mm

Lượng mưa trung bình mùa hè (E23)

mm

Nhiệt độ ( E3)

Nhiệt độ trung bình năm (E31)

to

Nhiêt độ trung bình mùa hè (E32)

to

Nhiêt độ trung bình mùa đông (E33)

to

48 Tác động do

biến đổi khí hậu (E4)

Nhiệt độ nước biển ven bờ (E41)

to

Khoảng cách xâm nhập mặn từ biển (E42)

km

Số km bờ biển (E43) km

Diện tích nuôi trồng thủy sản (E5)

Tổng diện tích NTTS (E51) ha

Diện tích ngoại đê (E52) ha

Diện tích nội đê (E53) ha

Diện tích NTTS nước lợ (E54) ha Diện tích NTTS nước ngọt

(E55)

ha

Tỉ lệ diện tích đất NTTS/ tổng diện tích đất nông nghiệp (E56)

%

Diện tích đất chuyển đổi sang NTTS (E57)

ha

49

 Tính toán các chỉ số:

Ta sử dụng công thức (1, 2) để chuẩn hóa các chỉ số biến thành phần E11 ÷ E14, E21 ÷ E23, E31 ÷ E33 , E41 ÷ E42 và E51÷ E57 của các biến phụ E1, E2, E3, E4 và E5

Ta sử dụng công thức (3) để tính giá trị các biến phụ E1, E2, E3 , E4 và E5

𝐸1 =𝐸11 + 𝐸12+𝐸13 + 𝐸14 4

𝐸2 =𝐸21 + 𝐸22+𝐸23 3

𝐸3 =𝐸31 + 𝐸32 + 𝐸33 3

𝐸4 =𝐸41 + 𝐸42 + 𝐸43 3

𝐸5= 𝐸51+𝐸52+𝐸53+𝐸54+𝐸55+𝐸56+𝐸57 7

Sử dụng công thức (4) để tính giá trị biến chính E

𝐸 = 4𝐸1 + 3𝐸2 + 3𝐸3 + 3𝐸4 + 7𝐸5 4 + 3 + 3 + 3 + 7

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)