Các điều kiện khí hậu liên quan đến nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÙNG HẬU LỘC, THANH HÓA

1.4 Đặc điểm vùng nghiên cứu và các điều kiện khí hậu liên quan đến nuôi trồng thủy sản ở Hậu Lộc - Thanh Hóa

1.4.2 Các điều kiện khí hậu liên quan đến nuôi trồng thủy sản

Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.

- Chế độ nhiệt: Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C- 8.7000C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 200C (từ tháng IV đến tháng XI). Biên độ ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C - 120C. Tuy vậy, chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ nét giữa các tiểu vùng. Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ 110C - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50C -70C, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù. Mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 18%.

- Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6 - 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85%

lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 - 677 mm. Ngoài ra trong mùa này thường xuất hiện giông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt.

- Chế độ nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ 1.600 - 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng V đến tháng VIII đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các tháng XII và tháng I có số giờ nắng thấp nhất từ 55- 59 giờ/tháng.

Tổng bức xạ vào các tháng mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600 cal/cm2/ngày từ tháng V đến tháng VII, đó là thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần thiên đỉnh. Tuy nhiên

23

vào mùa đông xuân rất nhiều mây, ít nắng và mặt trời xuống thấp cho nên bức xạ mặt trời giảm sút rõ rệt, cực tiểu vào các tháng XII hoặc tháng I với mức độ 200 - 500 cal/cm2/ngày.

- Chế độ gió: Thanh Hoá nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có ba mùa gió: Gió Bắc (còn gọi là gió Bấc): Do không khí lạnh từ Bắc cực qua lãnh thổ Trung Quốc thổi vào. Gió Tây Nam: Từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Trong ngày, thời gian chịu ảnh hưởng của không khí nóng xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): Thổi từ biển vào đem theo không khí mát mẻ.

Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam; các tháng mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30 -40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới 20 m/s.

Qua theo dõi những năm gần đây vùng núi gió không to lắm, bão và gió mùa Đông Bắc yếu hơn các vùng khác. Tốc độ gió giảm thấp, bình quân tốc độ gió khoảng 1,0-1,5 m/giây; gió bão khoảng 25 m/giây

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam, các xu thế khí hậu ở Thanh Hóa trong những thập kỉ trở lại đây có những biến đổi so với thông thường

1.4.2.2 Xu thế biến đổi khí hậu a. Về nhiệt độ

Theo số liệu quan trắc trong 50 năm, từ 1961 – 2010, nhiệt độ trung bình nhiều năm theo năm ở trạm Tình Gia và Thanh Hóa là 23,7OC, trong khi đó nhiệt độ trung bình nhiều năm theo mùa là 19,8 OC ở trạm Thanh Hóa và 19,7 OC ở trạm Tĩnh Gia vào mùa đông; nhiệt độ mùa hè ở trạm Thanh Hóa là 27,6 oC, ở trạm Tĩnh Gia là 27,7

OC. Tháng có nhiệt độ trung bình nhiều năm cao nhất trong các tháng lấy kết quả định kì là tháng 7 với mức nhiệt 29,2 OC ở trạm Thanh Hóa và 29,5 OC ở trạm Tĩnh Gia, thấp nhất là tháng giêng với 17,1 OC ở cả hai trạm nói trên.

Theo số liệu quan trắc từ năm 1995 đến 2010 tại các trạm khí tượng của Thanh Hóa cho thấy: nhiệt độ trung bình trong 10 năm gần đây phổ biến tăng từ 0,1–0,4oC.

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại Tĩnh Gia tháng 7/2010 là 430C (vượt số liệu lịch sử là

24

42,2 oC). Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không thấp như nhiều năm trước đây kể cả trong những ngày rét đậm rét hại đầu năm 2008 (từ 6 – 7oC trở lên).

Nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt nhiều hơn, xảy ra cục bộ và và diễn biến phức tạp, số ngày nắng nóng gay gắt nhiều hơn, điển hình là đợt nắng nóng gay gắt kéo dài gần 30 ngày của mùa hè năm 2008 với nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 39 – 41 0C, mùa hè năm 2010 có nhiều đợt nóng gay gắt với nhiệt độ dao động từ 40 – 43 0C.

Không khí lạnh có nhiều biểu hiện bất thường, mùa lạnh đến sớm hơn (cuối tháng 8 đã xuất hiện), số đợt nhiều hơn, cường độ không mạnh như nhiều năm trước đây song lại có những năm xuất hiện rét đậm rét hại kéo dài mang tính lịch sử như năm 2008, 2010 và 2011. [13]

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ theo dõi nhiệt độ trung bình năm từ 1980-2010 tại trạm Tĩnh Gia

Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Thanh Hóa (2011)

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ theo dõi nhiệt độ trung bình năm từ 1980-2010 tại trạm Thanh Hóa

Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Thanh Hóa (2011))

y = 0,0331x - 42,069

22,5 22,8 23,1 23,4 23,7 24,0 24,3 24,6 24,9 25,2

19 78

19 80

19 82

19 84

19 86

19 88

19 90

19 92

19 94

19 96

19 98

20 00

20 02

20 04

20 06

20 08

20 10

20

12 Năm

Nhiệt độ (0C)

y = 0,0145x - 5,0419

22,8 23,0 23,3 23,5 23,8 24,0 24,3 24,5 24,8 25,0

1978 1980

1982 1984

1986 1988

1990 1992

1994 1996

1998 2000

2002 2004

2006 2008

2010 2012 Năm Nhiệt độ(0C)

25

Theo kịch bản phát thải trung bình B2 của Việt Nam, dự báo mức tăng nhiệt độ của khu vực Bắc Trung Bộ và theo số liệu quan trắc của các trạm khí tượng ở Thanh Hóa, giai đoạn từ 1980-1999 cho thấy nhiệt độ trung bình năm là 23,70C.

Kết quả tính toán dự báo diễn biến nhiệt độ trung bình năm (0C) ở Thanh Hóa từ năm 2020 – 2100 so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) như sau:

Bảng 1.1: Dự báo diễn biến nhiệt độ trung bình năm ở Thanh Hóa giai đoạn 2020- 2100

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nhiệt độ (0C) 24,1oC 24,4 oC 24,7 oC 25,1 oC 25,4 oC 25,7 oC 26 oC 26,2 oC 26,4 oC Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Thanh Hóa (2011))

Theo như kết quả dự báo thì nhiệt độ trung bình năm liên tục tăng trong thế kỷ 21. Đến năm 2020 tăng 0,5OC, năm 20150 tăng 1,5OC và năm 20100 tăng 2,8OC so với thời kỳ 1980 – 1999. [13]

b. Về lƣợng mƣa

Theo số liệu quan trắc trong 50 năm, từ 1961 – 2010 ở hai trạm Thanh Hóa và Tĩnh Gia thì lượng mưa trung bình nhiều năm theo năm là 1831,0 mm ở Tĩnh Gia và 1707,4 mm ở Thanh Hóa. Lượng mưa trung bình nhiều năm mùa hè là 1519,2 mm cao hơn lượng mưa mùa đông 311,8 mm gần 5 lần ở trạm Tĩnh Gia, trạm Thanh Hóa có gíá trị lần lượt là 1454,6 mm vào mùa hè và 252,9 mm vào mùa đông. Khi xem xét lượng mưa trung bình nhiều năm theo tháng thì các tháng có lượng mưa cao điểm là từ tháng 8 đến tháng 10, trùng với mùa mưa bão trong năm. Tháng có lượng mưa trung bình nhiều năm cao nhất là tháng 9, với 451,1 mm ở Tĩnh Gia và 386,4 mm ở trạm Thanh Hóa. Các tháng có lượng mưa thấp nhất là các tháng mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 3, chỉ dao động từ 21,7 mm đến 39,9 mm ở trạm Thanh Hóa và từ 38,5 mm đến 48,7 mm ở trạm Tĩnh Gia.

Qua chuỗi số liệu quan trắc tổng lượng mưa năm từ năm 1980 đến năm 2010 cho thấy nhìn chung tổng lượng mưa năm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong 30 năm trở lại đây có xu thế giảm, đồng thời có nhiều biểu hiện khác với quy luật thông thường nhiều năm, trong mùa khô ít mưa nhưng có ngày mưa trên 100 mm xảy ra cục bộ. Trong những tháng cao điểm của mùa mưa bão, lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm rất nhiều, điển hình là năm 2006, 2008 và 2009. Một số năm gần đây

26

mùa mưa đến muộn kết thúc sớm hơn bình thường từ 15 ngày đến 1 tháng. Lượng mưa biến động lớn giữa các khu vực, có năm lượng mưa ở khu vực đồng bằng ven biển lớn hơn trung bình nhiều năm từ 500 – 800 mm, nhưng khu vực vùng núi lại thấp hơn trung bình nhiều năm từ 300 – 700 mm, như năm 2006, 2008, 2009 và 2010.

Biểu đồ 1.3: Biểu đồ theo dõi lượng mưa trung bình năm qua các năm từ 1980-2010 tại trạm Tĩnh Gia

Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Thanh Hóa (2011)

Biểu đồ 1.4: Biểu đồ theo dõi lượng mưa trung bình năm qua các năm từ 1980-2010 tại trạm Thanh Hóa.

Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Thanh Hóa (2011))

Căn cứ vào kịch bản phát thải trung bình (B2) dự báo mức thay đổi lượng mưa ở khu vực Bắc Trung Bộ và theo số liệu thống kê tại các Trạm khí tượng của tỉnh Thanh Hóa cho thấy lượng mưa trung bình năm ở Thanh Hóa giai đoạn 1980-1999 là 1695 mm. Kết quả tính toán dự báo sự thay đổi lượng mưa trung bình từ năm 2020–

2100 ở Thanh Hóa so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) như sau:

Bảng 1.2: Dự báo diễn biến lượng mưa năm ở Thanh Hóa giai đoạn 2020-2100 Các mốc thời

gian của thế kỷ 21

2 2020

2 2030

2 2040

2 2050

2 2060

2 2070

2 2080

2 2090

2 2100

y = -5,5966x + 12969

800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 2600 2800

1978 1980

1982 1984

1986 1988

1990 1992

1994 1996

1998 2000

2002 2004

2006 2008

2010

2012 Năm Lượng mưa

(mm)

y = -8,4346x + 18509

800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 2600

1978 1980

1982 1984

1986 1988

1990 1992

1994 1996

1998 2000

2002 2004

2006 2008

2010 2012

Năm Lượng Mưa

(mm)

27

Lượng mưa (mm) 1

720

1 732

1 748

1 763

1 778

1 792

1 803

1 815

1 826 Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Thanh Hóa (2011)

Theo kết quả dự báo, tổng lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng lên trong các thập kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, qua theo dõi diễn biến của tổng lượng mưa năm trên toàn tỉnh Thanh Hóa tại các trạm khí tượng cho thấy lượng mưa trong giai đoạn 1980- 2010 có xu thế giảm. Do đó, lượng mưa trên địa bàn Thanh Hóa thời gian tới có thể có diễn biến bất thường hơn. [13]

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)