Nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÙNG HẬU LỘC, THANH HÓA

1.3 Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu

1.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Hiện nay đã có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Thủy sản là một ngành sản xuất chiếm tỉ trọng lớn của nông nghiệp Việt Nam và là đối tượng chịu rủi ro từ tác động của các hiện tượng khí hậu khá rõ ràng, do đó có nhiều hướng nghiên cứu về mối quan hệ này.

Nhiệt độ Lượng mưa

Mực nước biển dâng Axít hóa đại

dương Bão Thay đổi môi trường

sống

Độ phơi nhiễm

Độ nhạy cảm

Tính dễ bị tổn thương Tác động

tiềm năng

Khả năng thích ứng Loài

16

Nghiên cứu của TS. Nguyễn Việt Nam và cs, 2010 đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới ngành thủy sản để đề xuất các giải pháp thích ứng. Theo báo cáo “Đánh giá tác động, tổn hại của Biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thủy sản và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu trong ngành thủy sản Việt nam” (2009) của ThS. Nguyễn Quang Hùng và KS. Hoàng Đình Chiểu, các tác giả đã phân tích rõ các tác động của BĐKH đối với nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam như sau:

Nhiệt độ tăng: thay đổi về nhiệt độ môi trường sống sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sự trao đổi chất, tốc độ phát triển, sự sinh sản và tái sản xuất theo mùa vụ của các sinh vật sống trong môi trường nước đó, đồng thời chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh và các loại độc tố.

Lũ lụt: Đối với nghề nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giông bão: Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to, gió lớn, sóng dữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, vì vậy tổn thất là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Mực nước biển dâng: có những ảnh hưởng khá lớn đến nuôi trồng thủy sản nhưng chủ yếu là nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng cửa sông. Khi mực nước biển dâng sẽ làm biến đổi cấu trúc hệ sinh thái, các vùng nuôi tôm cua ven rừng ngập mặn;

khu vực nuôi ngao trên bãi triều sẽ bị thu hẹp; khu vực nuôi lồng bè, nuôi hầu ở khu vực cửa sông bị thu hẹp hoặc ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài nuôi.

Các yếu tố nói trên của biến dổi khí hậu sẽ làm thay đổi điều kiện thủy lý và thủy hóa, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tốc độ phát triển của thủy sinh. Nhiệt độ tăng cao sẽ làm hàm lượng ô xy trong nước giảm nhanh, tốc độ sinh trưởng của thủy

17

sản sẽ chậm đi, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích nghi với môi trường thủy sản từ trước đến nay, giảm lượng thức ăn của thủy sinh.

Không chỉ đánh giá tác động, nhiều nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu. [5]

Nghiên cứu của Ashley S. Halls và Matthew Johns đánh giá tính dễ bị tổn thương của ngành công nghiệp cá da trơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở khu vực hạ lưu sông Mekong, bao gồm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp xác định tính dễ bị tổn thương qua các chỉ số phơi nhiễm, nhạy cảm và khả năng thích ứng [28]. Cùng với cách áp dụng phương pháp này còn có nghiên cứu của Mark R.Bezuijen đánh giá tính dễ bị tổn thương về loài và môi trường sống của một số loài thủy sản ở một số tỉnh của Thái Lan, Campuchia và Việt Nam [21].

Một số nghiên cứu khác lại kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá tính dễ bị tổn thương. Trong nghiên cứu của World Bank, 2010 đã kết hợp các phương pháp chỉ số, phương pháp chuyên gia, phương pháp GIS để xác định tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đồng thời xác định chi phí cho việc thực hiện các giải pháp thích ứng ở các trang trại nuôi trồng thủy sản [45]. Cao Lệ Quyên và cs, 2012 lại kết hợp phương pháp chỉ số, phương pháp Downscaling và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương ở cấp độ cộng đồng của nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các vùng, xây dựng chỉ số tổn thương với biến đổi khí hậu ở cấp độ ngành tại 7 vùng kinh tế đặc trưng của Việt Nam. Nghiên cứu này có đánh giá tính dễ bị tổn thương của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại từng vùng nghiên cứu [4].

Trong nghiên cứu của Bezuijen et al 2011, đánh giá nhanh tính dễ bị tổn thương của loài và nơi cư trú ven biển với rủi ro khí hậu, ở Thái Lan, Cambodia và Việt Nam đã áp dụng định nghĩa về TDBTT của IPCC và nguyên tắc sinh thái, khung khái niệm của Williams et al 2008 để phát triển một phương pháp thử nghiệm đánh giá tính dễ tổn thương của các loài với biến đổi khí hậu.[21] (Khung khái niệm của William et al 2008 coi khả năng thích ứng như một phần của độ nhạy cảm và không tính đến tác động tiềm năng của các mối hiểm họa đang tồn tại). Theo phương pháp đánh giá trong

18

nghiên cứu này, độ phơi nhiễm, độ nhạy và khả năng của thích nghi của một loài với biến đổi khí hậu được xắp xếp thành bảng theo hệ thống, sau đó là đánh giá mức độ tổn thương độc lập và cùng với các mối hiểm họa đang tồn tại. Độ phơi nhiễm được xác định bằng mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường sống hay loài. Độ nhạy cảm được xác định gồm ba yếu tố: phạm vi địa lý, quy mô dân số và đặc điểm lịch sử cuộc sống của loài. Việc đánh giá khả năng thích ứng tập trung vào mức độ thích nghi sinh thái và không xem xét đến khả năng thích ứng về tiến hóa (di truyền), do thiếu thông tin về chủ đề này cho hầu hết các loài. Độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng được xếp hạng Cao – Trung bình – Thấp một cách tương đối, định tính. Mức độ tổn thương độc lập được xếp hạng dựa trên mức độ của ba yếu tố trên nhưng không có một công thức hay quy tắc cụ thể nào. Ví dụ, khi độ phơi nhiễm, độ nhạy xếp hạng trung bình, khả năng thích ứng xếp hạng cao thì mức độ tổn thương là Trung bình; nhưng khi độ phơi nhiễm xếp hạng cao, độ nhạy cảm trung bình, khả năng thích ứng cao thì mức độ tổn thương cũng là Trung bình. Mức độ tổn thương kết hợp với các mối đe dọa đang tồn tại cũng được xếp hạng như mức độ tổn thương độc lập sau đó xem xét thêm áp lực của các mối đe dọa và mức độ tổn thương này thường nặng hơn mức độ tổn thương độc lập.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)