Độ nhạy cảm của nuôi trồng thủy sản ven biển Hậu Lộc

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÙNG HẬU LỘC, THANH HÓA

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở HẬU LỘC,

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.2.3 Độ nhạy cảm của nuôi trồng thủy sản ven biển Hậu Lộc

Độ nhạy liên quan chủ yếu đến các phản ứng sinh lý, sinh học, sinh thái của các loài nuôi và tính chất của hệ thống. Do đó, độ nhạy cảm được xác định bằng cách kết hợp tác động của BĐKH đến NTTS ven biển, đặc tính của các loài nuôi và đặc điểm nuôi trồng thủy sản ở các xã ven biển của huyện Hậu Lộc.

Tôm thẻ chân trắng và tôm sú là hai loài tôm nuôi thương phẩm chủ yếu ở 5 xã ven biển của huyện Hậu Lộc. Đặc tính của tôm thẻ chân trắng là cần lượng oxy hòa tan (DO) ở mức 5mg/l, nếu DO nhỏ hơn 4mg/l thì tôm giảm ăn dễ bị nhiễm bệnh. Nếu oxy hòa tan trong nước qúa thấp thì tôm có hiện tượng nổi đầu, bơi hỗn loạn, dạt vào bờ chết. Nếu hàm

50

lượng oxy quá cao từ 10 – 15mg/l xảy ra khi nắng to thì tôm bị bệnh bọt khí [2, 3]. Oxy hòa tan vào trong nước ao nuôi tôm theo nhiều cách: hòa tan trực tiếp từ không khí vào (7%), do quang hợp của thực vật phù du (89%) và do thay nước (4%). Oxy trong ao tôm biến động mạnh theo thời gian trong ngày: O2 thấp nhất vào buổi sáng, cao nhất vào 4-5 giờ chiều. Sự biến động này còn thay đổi theo thời tiết và theo thời gian trong năm. Những ngày trời âm u, nhiều mây, O2 thường cao vào buổi trưa, còn những ngày nắng lại cao vào buổi chiều.

Nhiệt độ cao, oxy hòa tan trong nước giảm, vi khuẩn gây bệnh phát triển trong ao [2, 3].

Độ mặn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm, ngao.

Tôm sú là loài rộng muối, chúng sống được cả trong nước có độ mặn thấp (1-2 ‰) và cả ở biển. Độ mặn thích hợp nhất cho sinh sản của tôm sú là 28-32 ‰ và cho nuôi thương phẩm là 15-20 ‰. Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng tốt ở độ mặn từ 15 – 25‰. Ngao là đối tượng rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường như: ngọt hoá, nhiệt độ nước quá cao

> 320C kéo dài nhiều ngày, nguồn nước bị ô nhiễm: nước thải của các hoạt động công nghiệp, hoá chất tẩy rửa từ ao nuôi tôm công nghiệp... đều gây hiện tượng chết hàng loạt ở ngao nuôi. Ngao thích hợp với độ mặn dao động trung bình từ 15 – 25‰ [9]. Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu. Các thay đổi của độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của vật nuôi đều gây ra các phản ứng sốc của cơ thể làm giảm khả năng đề kháng bệnh của chúng. Từ các đặc tính trên xác định chỉ số chất lượng môi trường nước là một biến phụ của độ nhạy cảm. Trong đó bao gồm các biến thành phần:

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) Độ mặn nước sông

Mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ (Hệ số tai biến RQ1)

NTTS ven biển Hậu Lộc gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Những tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống sản xuất và nuôi trồng thủy sản được xác định trong Bảng 2.4 cho thấy mực nước biển dâng sẽ làm thay đổi diện tích nuôi trồng thủy sản, có thể làm tăng diện tích nước lợ nhưng cũng có thể làm mất hoàn toàn diện tích hiện có. Mực nước biển dâng cùng với hiện tượng xâm nhập mặn sẽ thay đổi cơ cấu vùng nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt của địa phương. Ở mỗi vùng nước lại có loài nuôi đặc thù nên

1 Hệ số tai biến RQ: được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm nước, là tỉ lệ nồng độ chất ô nhiễm có trong nước chia cho nồng độ GHCP trong tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn sử dụng ở đây là QCVN 10: 2008 đối với nước biển ven bờ. Khi RQ <

0,75 : nước chưa bị ô nhiễm, 0,75 < RQ < 1 : nước có nguy cơ bị ô nhiễm và RQ > 1 : nước đã bị ô nhiễm.

51

cùng một diện tích nuôi nhưng với mỗi loài nuôi thì bị ảnh hưởng khác nhau, độ nhạy cảm với các tác động của khí hậu khác nhau. Trong các loài nuôi ở Hậu Lộc thì tôm và ngao là hai loài nuôi chiếm tỉ trọng cao về sản lượng và giá trị nên khi xây dựng bài toán đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản có tính đến giá trị và sản lượng của tôm ngao như là các biến thành phần.

Theo Bảng 2.4, sự thay đổi lượng mưa hay sự gia tăng cường độ, tần xuất bão đều phá hủy cấu trúc hệ thống, phát tán dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng thủy sản.

Nhiệt độ không khí hay nhiệt độ bề mặt nước biển cao hơn đều làm tăng nguy cơ bệnh dịch, ảnh hưởng đến thời gian và tốc độ sinh trưởng của các loài thủy sản. Như vậy, sản lượng thủy sản cũng bị chi phối do các tác động của biến đổi khí hậu. Sự thay đổi cơ cấu vùng nuôi và sự thay đổi sản lượng dẫn đến sự thay đổi tỉ lệ giá trị của các loại thủy sản được nuôi trồng trong toàn bộ cơ cấu của ngành nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Do đó yếu tố:

Sản lượng thủy sản Giá trị thủy sản

được xác định là chỉ số của độ nhạy cảm.

Các tác động của biến đổi khí hậu không chỉ tác động đến hệ thống nuôi trồng mà cả hệ thống sản xuất như làm mất con giống, phá hủy hạ tầng kỹ thuật và phương tiện sản xuất, thay đổi quy mô, tăng chi phí đầu tư. Những tác động này có ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ nuôi trồng thủy sản về thu nhập hay nguồn nhân lực. Vì vây, yếu tố lao động phụ thuộc vào NTTS được xác định là chỉ số của độ nhạy cảm, trong đó bao gồm các biến thành phần:

Thu nhập trung bình hộ từ NTTS, Tỉ lệ lao động NTTS / tổng số lao động Tỉ lệ hộ NTTS / tổng số hộ

Tỉ lệ lao động nữ / tổng số lao động

Các biến phụ và biến thành phần của độ nhạy cảm được tổng hợp trong bảng sau.

52

Bảng 2.6: Các chỉ số nhạy cảm của NTTS ven biển ở Hậu Lộc Thanh Hóa

BIẾN CHÍNH

BIẾN PHỤ BIẾN THÀNH PHẦN ĐƠN VỊ Nguồn số liệu

Đa Lộc

Hƣng Lộc

Minh Lộc

Hải Lộc

Hòa Lộc

ĐỘ NHẠY CẢM (S)

Giá trị thủy sản (S1)

Tổng giá trị NTTS/năm (S11) Tỷ đồng

Thu thập/ thống kê/tính toán Tỉ lệ giá trị từ tôm, ngao/tổng

giá trị NTTTS (S12)

%

Tỉ lệ giá trị từ loài khác /tổng giá trị NTTTS (S13)

%

Tỉ lệ giá trị NTTS/tổng giá trị từ nông nghiệp (S14)

%

Sản lƣợng thủy sản (S2)

Tổng sản lượng NTTS (S21) Tấn

Tỉ lệ sản lượng NTTS/tổng sản lượng thủy sản (S22)

%

Sản lượng tôm ngao (S23) Tấn

Sản lượng loài khác (S24) Tấn

Chất lƣợng môi trường (S3)

Hàm lượng oxy hòa tan (S31) Mg/l

Độ mặn nước sông (S32) ‰

Mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ (S33)

Thu nhập trung bình hộ từ NTTS(S41)

Triệu đồng

53 Lao động

phụ thuộc vào NTTS (S4)

Tỉ lệ lao động NTTS / tổng số lao động (S42)

%

Tỉ lệ hộ NNTS/ tổng số hộ (S43)

%

Tỉ lệ lao động nữ / tổng số lao động (S44)

%

 Tính toán các chỉ số:

Tương tự như tính toán chỉ số Độ phơi nhiễm (khắc nghiệt), sử dụng các công thức (1, 2), (3), (4) để tính toán chỉ số độ nhạy cảm.

Sử dụng công thức (1,2) để chuẩn hóa các biến thành phần S11 ÷ S14, S21 ÷ S24, S31 ÷ S33 và S41 ÷ S44 của các biến phụ S1, S2, S3, S4.

Sử dụng công thức (3) để xác định chỉ số các biến phụ như sau:

𝑆1 =𝑆11 + 𝑆12 + 𝑆13+𝑆14 4

𝑆2 =𝑆21+ 𝑆22+ 𝑆23 + 𝑆24 4

𝑆3 =𝑆31+ 𝑆42+ 𝑆33 3

𝑆4 =𝑆41+ 𝑆42+ 𝑆43 + 𝑆44 4

Sử dụng công thức (4) để xác định chỉ số S như sau:

𝑆 = 4𝑆1 + 4𝑆2 + 3𝑆3 + 4𝑆4 4 + 4 + 3 + 4

54

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)