Kết quả tính toán mức độ tổn thương của NTTS ở Hậu Lộc

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 84 - 89)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÙNG HẬU LỘC, THANH HÓA

CHƯƠNG 3: TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở HẬU LỘC, THANH HÓA

3.2.4 Kết quả tính toán mức độ tổn thương của NTTS ở Hậu Lộc

Như đã trình bày trong hai chương trước, để xác định được mức độ tổn thương cần xác định các chỉ số độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Giá trị của các chỉ số E, S, AC được biểu diễn trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.13: So sánh các biến E, S, AC của các xã

So sánh kết quả tính toán giá trị các biến E, S, AC, ta thấy Đa Lộc có độ phơi nhiễm cao hơn hẳn các xã còn lại nhưng độ nhạy cảm và khả năng thích ứng lại thấp hơn 3 xã Hưng Lộc, Minh Lộc và Hòa Lộc. Xã Hưng Lộc và Hải Lộc có độ phơi nhiễm tương đương nhau nhưng độ nhạy cảm của xã Hưng Lộc cao hơn Hải Lộc nhiều. Xã Minh Lộc và xã Hòa Lộc có khả năng thích ứng như nhau, độ nhạy cảm và độ phơi nhiễm cách nhau không đáng kể. Xã Hải Lộc là xã có độ nhạy cảm và khả năng thích ứng thấp nhất trong 5 xã nhưng khả năng thích ứng của xã Hải Lộc lại cao hơn độ nhạy cảm trong khi các xã còn lại đều có độ nhạy cảm thấp hơn khả năng thích ứng.

Với kết quả của các chỉ số độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng ở trên, mức độ tổn thương của NTTS được tính toán theo công thức ở phần 2.2.5.

Áp dụng công thức : V = (E + S + 1 – AC ) / 3 , kết quả thu được như bảng sau:

0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90

Đa Lộc Hƣng Lộc Minh Lộc Hải Lộc Hòa Lộc

So sánh E, S, AC của 5 xã

E S AC

76

Bảng 3.11: Kết quả tính toán mức độ tổn thương Giá trị Đa Lộc Hƣng

Lộc

Minh

Lộc Hải Lộc

Hòa Lộc ĐỘ PHƠI

NHIẾM (E) 0.88 0.63 0.71 0.64 0.74 ĐỘ NHẠY CẢM

(S) 0.55 0.76 0.69 0.39 0.67

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG (AC)

0.45 0.54 0.55 0.41 0.54

TÍNH DỄ BỊ TỔN

THƯƠNG (V) 0.660 0.617 0.617 0.540 0.623

Như vậy, NTTS của xã Đa Lộc có mức độ tổn thương cao nhất, xã Hải Lộc có mức độ tổn thương của NTTS thấp nhất.

Mức độ tổn thương của NTTS từ thấp đến cao lần lượt là: Hải Lộc ––Minh Lộc – Hưng Lộc – Hòa Lộc – Đa Lộc.

Đa Lộc có độ phơi nhiễm cao nhất trong 5 xã do có diện tích NTTS lớn nhất. Mặc dù độ nhạy cảm của NTTS ở Đa Lộc thấp thứ hai nhưng khả năng thích ứng của Đa Lộc cũng thấp thứ hai trong 5 xã nên khi kết hợp cả ba yếu tố phơi nhiễm, nhạy cảm và khả năng thích ứng với nhau thì Đa Lộc có mức độ dễ bị tổn thương cao nhất. Hòa Lộc có độ phơi nhiễm cao thứ 2, sau Đa Lộc, độ nhạy cảm của NTTS ở Hòa Lộc ở mức trung bình so với cả 5 xã nhưng với khả năng thích ứng cao hơn hẳn Đa Lộc, tính dễ bị tổn thương của NTTS ở Hòa Lộc thấp hơn Đa Lộc, cao thứ hai trong 5 xã. Minh Lộc có độ phơi nhiễm ở mức trung bình, độ nhạy cảm cao nhưng lại có khả năng thích ứng tốt nhất nên mức độ tổn thương của NTTS ở Minh Lộc cũng ở mức trung bình trong 5 xã. Bằng mức độ tổn thương với Minh Lộc là xã Hưng Lộc, có độ phơi nhiễm thấp nhất, độ nhạy cảm cao nhất nhưng khả năng thích ứng cũng cao nên mức độ tổn thương của NTTS ở Hưng Lộc ở mức trung bình trong 5 xã. Hải Lộc là xã có các giá trị của độ phơi nhiễm, nhạy cảm và khả năng thích ứng đều thấp trong 5 xã nên mặc dù không phải là xã có độ phơi nhiễm thấp nhất và khả năng thích ứng của Hải Lộc cũng kém nhất nhưng với độ nhạy cảm thấp nhất và giá trị của khả năng thích ứng cao hơn độ nhạy cảm, Hải Lộc là xã có mức độ tổn thương thấp nhất.

77

Hình 3.2: Bản đồ tính dễ bị tổn thương của 5 xã

78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau khi thực hiện đánh giá tính dễ bị tổn thương của NTTS trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở 5 xã ven biển Hậu Lộc Thanh Hóa, học viên rút ra một số kết luận sau.

- Luận văn đã sử dụng phương pháp chỉ số để đánh giá TDBTT của NTTS ở Hậu Lộc để so sánh tương quan về các điều kiện kinh tế, xã hội liên quan đến NTTS của các xã trong cùng một bối cảnh biến đổi khí hậu. Phương pháp này cho phép phân dị các xã khi quy mô đánh giá ở cấp xã thì vai trò của các biến khí hậu trong đánh giá TDBTT của NTTS dường như không có sự khác biệt.

- Trong cả 5 xã thì Đa Lộc là xã có độ phơi nhiễm cao nhất do diện tích NTTS lớn nhất. Mặc dù độ nhạy cảm không cao như các xã khác nhưng với khả năng thích ứng thấp, Đa Lộc là xã dễ bị tổn thương nhất. Tuy nhiên, do tỷ trọng của NTTTS trong nên kinh tế của xã là rất cao, chiếm tới trên 55% tổng giá trị của sản xuất nông nghiệp nên việc thu hẹp diện tích NTTS để giảm thiểu phơi nhiêm là không thực tế.

Cần tính đếm đến đặc điểm này khi đề xuất các kiến nghị về giảm thiểu TDBTT của NTTS của Đa Lộc.

- Xã Hải Lộc có độ phơi nhiễm thấp và độ nhạy cảm thấp nhất trong 5 xã nên mặc dù khả năng thích ứng thấp nhất, Hải Lộc là xã ít bị tổn thương nhất. Mặc dù diện tích NTTS của ở đây chỉ chiếm 8.65% đất nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế do NTTS mang lại chiếm tới 80.6% tổng giá trị kinh tế do nông nghiệp mang lại. Đặc điểm này cần được tính đến trong việc nâng cao khả năng thích ứng cùa xã.

- Xã Hòa Lộc có độ phơi nhiễm cao thứ 2, sau Đa Lộc, độ nhạy cảm của NTTS ở Hòa Lộc ở mức trung bình so với cả 5 xã nhưng với khả năng thích ứng cao hơn hẳn Đa Lộc, tính dễ bị tổn thương của NTTS ở Hòa Lộc thấp hơn Đa Lộc và cao thứ hai trong 5 xã.

- Với hai xã còn lại: Hưng Lộc và Minh Lộc thì vai trò kinh tế của NTTS hầu như không quan trọng, chỉ chiếm 10 đến 22% tổng giá trị kinh tế của xã và thuộc nhóm có TDBTT trung bình so toàn khu vực nghiên cứu. Có thể giảm thiểu TDBTT của NTTS bằng nhiều tiếp cận đa dạng hơn, kể cả thu hẹp diện tích NTTS.

79 KIẾN NGHỊ

Sau khi làm luận văn này, học viên có một số kiến nghị như sau:

- Việc thu hẹp diện tích NTTS nhằm giảm thiểu các yếu tố phơi nhiễm ở các xã trong khu vực nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp của họ. Vì vậy, nhiệm vụ có tính quyết định trong giảm thiểu TDBTT của các xã nuôi trồng thủy sản ven biển Hậu Lộc là cần tập trung vào nâng cao khả năng thích ứng của địa phương, từ hộ nuôi trồng thủy sản đến các cấp chính quyền.

- Với nhiều chỉ số được lựa chọn để đưa vào tính toán TDBTT thì vai trò của các chỉ số chắc chắn sẽ khác nhau nhưng luận văn chưa tính đến việc xây dựng trọng số cho từng biến. Vấn đề này nếu được nghiên cứu kĩ hơn thì tăng giá trị của kết quả thu được.

- Kết quả tính toán mức độ tổn thương của NTTS ở các xã ven biển của Hậu Lộc nếu được kiểm chứng qua kết quả khảo sát hoặc có so sánh với kết quả nghiên cứu của các công trình khác đã được thực hiện trong cùng khu vực thì sẽ có tính thuyết phục hơn. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và khả năng tiếp cận khu vực nghiên cứu nên việc khảo sát để kiểm chứng kết quả chưa thực hiện được.

- Luận văn mới chỉ áp dụng được phương pháp chỉ số ở quy mô 5 xã ven biển, chưa đủ dữ liệu để đưa ra nhận định trên quy mô toàn huyện. Trong tương lai có thể áp dụng thêm các phương pháp đánh giá khác để có thêm kết quả làm căn cứ cho các nhận định chi tiết và tính ứng dụng cao hơn.

80

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)