Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà

Một phần của tài liệu Đánh gia hiệu quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại các hộ trên địa bàn xã thanh vân huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc (Trang 22 - 27)

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà

Các yếu tố điều kiện tự nhiên tuy cũng có ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà nhưng không ảnh hưởng mạnh giống như ngành trồng trọt bởi vì:

Gà là loài có phổ thích nghi rộng, điều này được chứng minh bằng sự tồn tại của các loại gà và ngành chăn nuôi gà trên khắp các dạng địa hình các dạng thời tiết ở các châu lục.

Nếu như ngành trồng trọt là ngành sản xuất ngoài trời trên địa bàn rộng, rất khó kiểm soát diễn biến tự nhiên thì chăn nuôi gà thường được tổ chức trong hệ thống chuồng trại gần nhà hoặc ngay tại gia đình. Như vậy con người

15

có thể đối phó với các diễn biến bất thuận của điều kiện tự nhiên dễ dàng hơn ngành sản xuất trồng trọt. Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất thuận thời tiết mang tính hủy diệt như lụt lội, lũ quét, bão lớn, lốc xoáy… Thì chăn nuôi gà cũng gặp phải những khó khăn lớn, kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà bị giảm sút.

2.1.7.2. Điều kiện nguồn lực

Các yếu tố về nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đến mọi ngành sản xuất kinh doanh. Chăn nuôi gà cũng không phải là trường hợp ngoại lệ về sự ảnh hưởng của yếu tố này.

* Về vốn đầu tư

Vốn là yếu tố nguồn lực quan trọng nhất và mang tính quyết định đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi. Trong trường hợp chăn nuôi nhỏ lẻ để giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình, người chăn nuôi không cần nhiều vốn nên họ cũng không quan tâm đến vấn đề vốn. Để phát triển chăn nuôi hàng hóa, người chăn nuôi cần phải có vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua sắm trang thiết bị chăn nuôi, mua thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và nhiều khoản chi phí khác. Lượng vốn phụ thuộc vào quy mô mong muốn của người chăn nuôi, có thể vài triệu đồng, có thể hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng.

* Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống các cơ sở dịch vụ chăn nuôi, hệ thống chợ nông thôn…) ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi gà. Ở Thanh Vân, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất phát triển không đều giữa những xóm. Những xóm có cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất phát triển thì ngành chăn nuôi gà phát triển và ngược lại. Tuy nhiên người chăn nuôi chỉ có đủ năng lực và chủ động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất trong cơ sở của mình mà không thể đầu tư xây

16

dựng đồng thời phực vụ nhiều ngành sản xuất. Để có một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đáp ứng được các yêu cầu sản xuất nói chung, chăn nuôi gà nói riêng cần phải có sự hỗ trợ từ Nhà nước và phía cộng đồng.

* Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Yếu tố này ảnh hưởng đến chăn nuôi gà trên các phương diện: Một là các giống gà mới có năng suất cao dựa vào chăn nuôi đã làm cho năng suất chăn nuôi được nâng cao. Nếu trước đây, nông dân thường sử dụng các giống gà truyền thống của địa phương thì đến nay cơ cấu giống đã có nhiều thay đổi.

Một số giống gà mới vừa cho năng suất cao vừa có chất lượng thịt tốt đi vào chăn nuôi trên diện rộng làm cho thu nhập từ chăn nuôi gà của người nông dân được cải thiện hơn. Hai là, với sự phát tiển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, chăn nuôi gà theo phương thức bán công công nghiệp ngày nay càng có ưu thế, tính kinh tế nhờ quy mô ngày càng được khai thác tốt hơn làm cho giá thành sản xuất giảm, từng bước tăng được lợi thế cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Ba là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người chăn nuôi ngày càng được nâng cao đã góp phần thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi gà làm cho năng suất lao động ngày càng cao hơn. Bốn là, sự phát triển của khoa học kỹ thuật góp phần hết sức quan trọng trong việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh trong chăn nuôi gà. Khoa học kỹ thuật và công nghệ giúp người chăn nuôi kiểm soát dịch bệnh một cách chủ động và hiệu quả, bảo vệ được lợi ích sản xuất và lợi ích cộng đồng.

* Yếu tố thị trường

Thị trường ngành chăn nuôi gà bao gồm thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra. Các yếu tố đầu vào quan trọng của chăn nuôi gà là vốn, con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nhiên liệu năng lượng, vốn đầu tư, lao động, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đầu ra cung cấp các sản phẩm cho

17

các đối tượng tiêu dùng. Sự biến động của thị trường, đặc biệt là biến động giá cả các yếu tố đầu vào đầu ra ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được từ chăn nuôi gà.

Đối với thị trường đầu vào: Hệ thống cung ứng vật tư cho chăn nuôi gà ở Thanh Vân hiện nay còn qua nhiều cầu, cấp trung gian nên vật tư đến tay người sản xuất phải chịu nhiều khâu chi phí, giá bán cao làm tăng chi phí sản xuất. Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y ở nước ta hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên sự biến động giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi rất thất thường, giá thuốc thú y trong nước, giá cả lao động nông nghiệp, nông thôn ngày càng có xu hướng tăng cao nhưng việc đầu tư hiện đại hóa công nghệ chăn nuôi gà còn rất chậm, đa số người chăn nuôi còn sản xuất thủ công, tốn kém nhiều lao động, chi phí sản xuất cao.

Đối với thị trường đầu ra: Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi gà ngày càng cạnh tranh quyết liệt do tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo lộ trình WTO, nước ta sẽ từng bước cắt giảm hàng rào phi thuế đối với sản phẩm chăn nuôi gia cầm. Đây là cơ hội thuận lợi cho sản phẩm chăn nuôi gà ở quốc gia tiên tiến tràn vào nước ta chiếm lĩnh thị trường rất gay go, khốc liệt. Bên cạnh đó người tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm gà đã qua chế biến. Những yêu cầu mới của thị trường đòi hỏi ngành chăn nuôi gà phải có những điều chỉnh căn bản về quy mô, cơ cấu, chủng loại sản phẩm, phương thức chăn nuôi và phát triển công nghệ chế biến. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, đa số nông dân xã Thanh Vân còn khó khăn về vốn đầu tư và chưa quen với phương thức chăn nuôi tiên tiến thì sự thay đổi để phù hợp nhu cầu thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn.

18

* Yếu tố về chính sách

Thông qua hệ thống chính sách vĩ mô, Nhà nước có thể điều tiết được sự phát triển các ngành kinh tế nói chung, ngành chăn nuôi gà nói riêng. Nhà nước có thể sử dụng hai hệ thống chính sách sau đây để điều tiết sự phát triển của ngành chăn nuôi gà:

+ Chính sách thuế và hàng rào phi thuế: Nhà nước có thể sử dụng hàng rào thuế để bảo vệ sản xuất trong nước. Hiện nay nước ta đã gia nhệp một số tổ chức thương mại lớn như AFTA, WTO, hàng rào thuế phải từng bước cắt giảm theo lộ trình hội nhập, chính sách thuế phải tuân thủ các luật lệ quốc tế.

Trong điều kiện chính sách thuế xuất nhập khẩu tiến tới bình đẳng giữa các quốc gia, Nhà nước sẽ sử dụng biện pháp phi thuế để đảm bảo sản xuất trong nước mà phổ biến nhất hiện nay là sử dụng hàng rào kỹ thuật (các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của từng quốc gia).

+ Chính sách hỗ trợ phát triển: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các hình thức hỗ trợ qua giá cho mọi ngành sản xuất nói chung, ngành chăn nuôi gà nói riêng không được luật pháp quốc tế chấp nhận. Để khuyến khích phát triển chăn nuôi gà, Nhà nước ban hành các chính sách không qua giá như: Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và thương mại, hỗ trợ quy hoạch phát triển sản xuất, hỗ trợ vốn tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT và công nghệ mới vào sản xuất.

+ Ngoài ra Nhà nước còn sử dụng các chính sách khác để điều tiết sự phát triển chăn nuôi gà tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược về phát triển ngành này trong từng thời kỳ ở từng địa bàn cụ thể.

* Yếu tố dịch bệnh

Dịch bệnh đặc biệt là cúm gà do chủng vi rút H5N1 gây ra là yếu tố rủi ro đối với đàn gà trên phạm vi cả nước nói chung, gà xã Thanh Vân nói riêng.

19

Sự xuất hiện của dịch cúm đã gây ra nhiều thiệt hại cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Đối với người sản xuất, khi dịch cúm xuất hiện, các sản phẩm chăn nuôi gà ở nơi không có dịch cũng không tiêu thụ được phải bán với giá rất rẻ, người chăn nuôi bị thua lỗ nặng nề. Trong vùng công bố dịch, người chăn nuôi được hỗ trợ thiệt hại nhưng mức hỗ trợ đền bù là quá thấp, chỉ bù đắp được một phần rất nhỏ so với những chi phí đã bỏ ra. Trong điều kiện như vậy nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ nặng, có một số cơ sở chăn nuôi gà đứng trước bờ vực phá sản.

Người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trên 2 phương diện: Một là khi dịch cúm xuất hiện, người tiêu dùng phải chuyển sang tiêu dùng các loại thực phẩm khác thay thế như thịt lơn, thịt bò, thủy hải sản làm cho giá cả các mặt hàng này tăng lên; Hai là, ở một số địa phương lân cận một số người bị nhiễm cúm H5N1 gây ra đã phải điều trị hết sức tốn kém, một số người đã tử vong gây ra tâm lí hoang mag cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đánh gia hiệu quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại các hộ trên địa bàn xã thanh vân huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)