2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.8. Lý luận về kinh tế hộ nông dân
* Khái niệm về hộ
Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau song vẫn có bản chất chung đó là “Sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của cải vật chất để nuôi sống và tăng thêm tích lũy cho gia đình và xã hội”
Qua nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan niệm của các nhà khoa học về hộ : - Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ “Hộ là tất cả những người cũng sóng chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công”
20
- Theo Liên hợp quốc ”Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”
* Khái niệm về kinh tế nông hộ:
Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế có quy mô hộ gia đình, trong đó cáck hoạt động chủ yếu là chủ yếu là dựa vào lao động gia đình.
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý [2].
2.1.8.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân
Một là, có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Bời vì sở hữu trong nông hộ là sở hữa chung, nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có, cũng như tài sản khác của hộ. Mặt khác, do dựa trên cơ sở kinh tế chung và cùng chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rất cao và việc bố trí sắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt và hợp lý. Từ đó hiệu quả sử dụng lao động và nguồn lực trong kinh tế nông hộ cũng rất cao.
Hai là, lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ, và được chi phối bởi quan hệ huyết thống. Kinh tế nông hộ được tổ chức với quy mô nhỏ, thông thường chủ hộ vừa là người quản lý điều hành vừa là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, nên tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất là rất cao, việc tổ chức sản xuất rất linh hoạt và có cơ cấu đơn giản.
Ba là, Kinh tế hộ có khả năng thích nghi với sự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ có quy mô nhỏ, nên bao quy mô lớn. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, nông hộ có thể huy động mọi nguồn lực, thậm trí cả cắt giảm khẩu phẩn tất yếu của mình để đầu tư cho mở rộng sản xuất. Khi gặp điều kiện bất lợi có thể
21
nhanh chóng thu hẹp quy mô sản xuất, thậm trí có thể quay về sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp.
Bốn là, có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao động. Trong kinh tế hộ mọi thành viên gắn bó với nhau cả trên cơ sở lợi ích kinh tế, huyết lộc, giờ cũng có sự thích ứng dễ dàng hơn, so với các doanh nghiệp nông nghiệp có qũy văn hóa làng xã, nên dễ ràng đồng tâm hiệp lực để phát triển sản xuất, mọi thành viên có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ, tự giác trong lao động sản xuất và đương nhiên thừa hưởng thành quả lao động chung của nông hộ. Đây là động lực cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ.
Năm là, Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất với quy mô nhỏ nhưng hiệu quả. Quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp mà nó có khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến để có năng xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đó chính là biểu hiện của sản xuất lớn. Thực tế đã cho thấy, kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế thích hợp nhất, với điều kiện của sản xuất nông nghiệp và có khả năng phát huy được thế mạnh của mình trong tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp, vì vậy cần có sự tác động và tạo điều kiện kịp thời.
Sáu là, kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của nông hộ là chủ yếu. Trong sản xuất của nông hộ mọi nguồn lực của nông hộ đều có thể tập chung cho sản xuất nhưng chủ yếu là nguồn lực sẵn có của nông hộ, chỉ khi nào nguồn lực không đủ để duy trì sản xuất ở mức thấp nhất, thì mới xảy ra tình trạng thuê mướn lao động và vay mượn vốn cho sản xuất [3].
2.1.8.3. Tính tất yếu khách quan và vai trò kinh tế hộ nông dân
* Tính tất yếu khách quan
Kinh tế nông hộ bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh và các dịch vụ của các thành viên để phục vụ sản xuất ra của cải vật chất nhằm đem
22
lại thu nhập để nuôi sống mọi thành viên, tích lũy làm giàu cho nông hộ và đóng góp cho xã hội.
Qua nghiên cứu ở hầu hết các nước trên thế giới, người ta thấy rằng kinh tế nông hộ là phương thức sản xuất đặc biệt, tồn tại trong mọi chế độ xã hội, từ nô lệ qua phong kiến, tư bản chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế nông hộ có quy luật phát triển của nó và trong mỗi chế độ nó có một cách thích ứng riêng để tồn tại và phát triển.
Trong chế độ phong kiến nông hộ sản xuất ra sản phẩm thặng dư chủ yếu để tiêu dùng cho gia đình, trong giai đoạn này điều kiện sản xuất và đời sống của nông hộ vô cùng khó khăn.
Bước sang xã hội tư bản chủ nghĩa, sản xuất nông hộ chưa kịp kích ứng với nền sản xuất xã hội. Kinh tế nông hộ nằm ngài phạm vi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng nông hộ vẫn có khả năng duy trì hoạt động sản xuất và tái sản xuất mở rộng, phát triển ngay trong lòng của chủ nghĩa tư bản.
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, kinh tế nông hộ có điều kiện để phát triển, mặc dù trong một số thời điểm bị coi nhẹ và đánh giá thấp. Nhưng nông hộ đã thực sự có sự phát triển thích ứng và phù hợp với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, trở thành cơ sở quan trọng cho phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã.
Trên cơ sở cho thấy hình thức kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp, nó được hình thành, tồn tại và phát triển một cách khách quan, lâu dài dựa trên chế độ tư hữu về các yếu tố sản xuất [9].
* Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế
Trong nền kinh tế xã hội, sự phát triển và tồn tại của các thành phần kinh tế, các phương thức sản xuất là hoàn toàn khách quan, kinh tế nông hộ cũng là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Qua các nghiên cứu về kinh tế
23
hộ ở một số nước và ở Việt Nam cho thấy, từ trước đến nay, qua bất kỳ chế độ xã hội nào, kinh tế nông hộ cũng có cách thức để tồn tại, phát triển và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế, đó là:
+ Kinh tế hộ góp phần làm tăng nhanh sản lượng, sản phẩm cho xã hội như lương thực, thực phẩm, nông sản xuất khẩu. Ở Mỹ, với 1,94 nông trại đã cung cấp 59,2% lượng nông sản hàng hóa cho xã hội: Hungari sản phẩm của nông trại chiếm 60% tổng sản phẩm hàng hóa trên thị trường nông thôn: Với nước ta mặc dù quy mô kinh tế hộ còn nhỏ, phân tán nhưng đã cung cấp cho xã hội 95% sản lượng thịt, 90% sản lượng trứng và 93% sản lượng rau quả. Sản xuất nông nghiệp của hộ chiếm 48% giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp.
- Kinh tế nông hộ góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất.
- Kinh tế nông hộ góp phần to lớn trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Bên cạnh đó kinh tế nông hộ còn một số tồn tại chưa được khắc phục đó là: Điều kiện sản xuất có hạn, trong đó chủ yếu là đất không có điều kiện để mở rộng sản xuất, nhất là sản xuất với quy mô lớn và theo hướng sản xuất hàng hóa, nếu không có sự trợ giúp về vốn và khoa học kỹ thuật, công nghệ, chính sách của nhà nước, do thói quen sản xuất nhỏ, quen với tập quán canh tác cũ nên ảnh hưởng rất lớn đến việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất [10].