Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh gia hiệu quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại các hộ trên địa bàn xã thanh vân huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 38)

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở Việt Nam

Phát triển về số lượng gà trong nước

Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời, chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất cuả ngành chăn nuôi nước ta, góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và giá trị sản xuất nông nghiệp.

Theo Tổng cục Thống kê (2013) đàn gia cầm của cả nước có khoảng 370,73triệu con, bằng 104,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà có 285,3 triệu con bằng 105,39% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng bằng 908,1 nghìn tấn bằng 103,8% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng trứng gia cầm đạt 8.763,9 triệu quả bằng 107,6% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, dịch cúm gia cầm tuy không bùng phát nhưng vẫn xảy ra ở một số tỉnh trong phạm vi nhỏ lẻ, nguy cơ phát sinh và lây lan dịch đang còn tiềm ẩn, do đó các địa phương cùng với người chăn nuôi cần chủ động trong công tác phòng dịch, xử lý sớm khi có xuất hiện ổ dịch mới [7].

28

Phát triển về sản phẩm thịt gà trong nước Xuất khẩu

Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu thịt gà đều tăng mạnh gấp nhiều lần so với các tháng cùng kỳ năm 2014. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, trị giá xuất khẩu thịt gà đạt 2,22 triệu USD, tăng 576% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 10,6% tổng trị giá xuất khẩu thịt các loại.

Về thị trường 5 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu thịt chủ yếu sang các thị trường: Hồng Kông, Trung Quốc và Malaysia, với tỷ trọng kim ngạch lần lượt 58,8%, 18,9% và 10,6%. Xuất khẩu tới Singapore - một trong các thị trường nhập khẩu nhiều thịt từ Việt Nam trong các năm qua – đã sụt giảm mạnh từ 1,4 triệu USD trong năm 2013 xuống còn 260 nghìn USD trong 5 tháng đầu năm nay (tỷ trọng chỉ chiếm 1%).

Nhập khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, trị giá nhập khẩu thịt cả nước trong 5 tháng đầu năm 2015 đều tăng so với các tháng cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, tháng 1/2015 đạt 18,16 triệu USD, tăng 16,5$; tháng 2/2014 đạt 16,98 triệu USD, tăng 90,8%; tháng 3/2015 đạt 19,54 triệu USD, tăng 4,8%; tháng 4/2014 đạt 15,89 triệu USD, tăng 13,9% và tháng 5/2015 đạt 18,68 triệu USD, tăng 51,8%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, trị giá nhập khẩu thịt đạt 89,25 triệu USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Về chủng loại, thịt gia cầm là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm 2015, đạt 36,26 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 45,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt các loại.[8]

Phát triển về phương thức chăn nuôi gà ở Việt Nam

Phát triển chăn nuôi gà đã khẳng định vai trò to lớn và lợi ích đem lại đó là tạo ra việc làm cho một bộ phận nông dân nghèo, cải thiện đời sống của nông dân vùng nông thôn, chuyển đổi từ đất vườn đồi kém hiệu quả sang

29

chăn nuôi gà. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước có nghề chăn nuôi gà phát triển thì nước ta hiện nay cũng phải đối mặt với sự ô nhiễm, dịch bệnh…

Việc chăn nuôi gà nếu tiến hành tự phát thiếu chỉ đạo, quản lý của các cơ quan thẩm quyền hay không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi và môi trương sinh thái.

Ở nước ta, trước đây hình thức chăn nuôi gà chủ yếu là nhỏ lẻ, nhưng mấy năm trở lại đây, số gà được nuôi hình thức công nghiệp và bán công nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao để phù hợp với xu thế thị trường mới và nâng cao khả năng phòng dịch bệnh cho đàn gà.

Xu thế phát triển chăn nuôi gà của nước ta trong quá trình hội nhập Nước ta đông dân, 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp, trong đó có gần 20% sống dưới mức nghèo mới. Ngành chăn nuôi phổ biến là quy mô nhỏ dựa trên hộ gia đình, trình độ phát triển thấp, quy mô sản xuất nhỏ bé, manh mún, năng suất thấp, chất lượng thấp, vệ sinh thực phẩm kém. Chăn nuôi nhỏ rải rác mâu thuẫn với vệ sinh môi trường. Việc giết mổ phân tán cũng góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường. Tuy sự liên kết chặt chẽ giữa chăn nuôi, trồng trọt đã giúp cho nông dân nghèo sử dụng tốt nhất thức ăn sẵn có, ít gặp rủi ro, nhưng sản xuất nhỏ không tạo được sức mạnh thị trường. Các sản phẩm chăn nuôi hầu hết là cung cấp cho thị trường nội địa, phần xuất khẩu ra thị trường quốc tế còn thấp do giá thành cao và các rào cản về vệ sinh an toàn.

Qua tình hình phát triển trên có thể thấy dù tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, nhưng sức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà của dân ta còn ở mức thấp, khả năng phát triển gia cầm còn rất lớn.

Có thể dự đoán được trong những năm tới, nước ta sẽ có những biến đổi sâu sắc:

Sự co hẹp của chăn nuôi nông hộ, số lượng các trang trại nhỏ sẽ giảm trong khi các trang trại vừa và lớn sẽ dần dần phát triển.

30

Chuỗi liên kết dọc trong các ngành hàng sản xuất sẽ được tăng cường, hình thức chăn nuôi hợp đồng sẽ phát triển để hòa nhập với thị trường. Hình thức chăn nuôi hữu cơ (gà vườn, vịt đồng) sẽ bị giảm đáng kể do nhu cầu phòng dịch.

Một dự báo cũng sẽ thấy là, sau hội nhập WTO sự đầu tư của các công ty nước ngoài vào lĩnh vực chăn nuôi sẽ tăng mạnh. Ngay từ bây giờ đã thấy sự xuất hiện ở thị trường nước ta những sản phẩm thịt gia cầm nhập từ bên ngoài ngày càng tăng, trước là để thăm dò thị trường và sau đó để người tiêu dùng quen với các thương hiệu. Sự đầu tư nước ngoài vào thị trường nước ta là khá thuận lợi:

- Nhu cầu thực phẩm của thị trường ở đây là rất lớn do tốc độ nhanh của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, và sản phẩm cũng rất được giá.

- Các công nghệ chăn nuôi công nghiệp đồng bộ đã có sẵn với những dây truyền thiết bị đồng bộ, hiệu quả cao.

- Cũng như các nước đang phát triển khác, chi phí môi trường ở nước ta là thấp hơn nhiều so với các nước tiên tiến.

- Sự tự do hóa thương mại càng làm dễ dàng cho việc gọi vốn đầu tư trực tiếp ( FDI).

Tóm lại, nhận rõ sự thay đổi cấu trúc chăn nuôi trong hôi nhập kinh tế là điều quan trọng để ta có được các chính sách phù hợp, các thể chế cần thiết, điều chỉnh sự phát triển kịp thời theo hướng bền vững nhằm đảm bảo sinh kế cho người nghèo thành phần dễ tổn thương nhất trong hội nhập kinh tế.

Một phần của tài liệu Đánh gia hiệu quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại các hộ trên địa bàn xã thanh vân huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)