3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các mô hình chăn nuôi gà và các đối tượng có liên quan tới chăn nuôi gà chính quyền địa phương, các đầu mối thu mua, tiêu thụ trên địa bàn xã Thanh Vân - Tam Dương - Vĩnh Phúc.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm. Xã Thanh Vân - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc - Thời gian: từ ngày 01/01/ 2015 đến ngày 30/05/ 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Sơ lược về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Thanh Vân - Điều tra thực trạng và đánh giá hiệu quả của mô hình chăn nuôi gà nuôi theo phương thức bán chăn thả tại địa bàn xã
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các hộ nông dân nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân
3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu
Thanh Vân là một xã sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa nước và chăn nuôi gà. Trong những năm qua chăn nuôi gà đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, khai thác được lợi thế so sánh của địa phương.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển chăn nuôi của xã vẫn gặp những khó khăn bất cập cần được giải quyết đó là: Chăn nuôi gà mang tính tự cung tự cấp, quy mô nhỏ, năng suất lao động thấp sản phẩm chăn nuôi còn gặp nhiều
33
khó khăn trong quá trình tiêu thụ, hiệu quả chăn nuôi thấp so với các ngành khác. Vì vậy tôi chọn xã Thanh Vân - Tam Dương - Vĩnh Phúc là địa điểm để đánh giá hiệu quả mô trong chăn nuôi gà.
- Theo quy mô chăn nuôi của hộ: Chọn 60 hộ làm thí điểm có quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ và chúng tôi chủ yếu căn cứ trên cơ sở, số con nuôi/lứa và số con XC/năm.
Để đảm bảo tính khách quan trong phân loại hộ chăn nuôi tôi tiến hành phân loại điều tra theo quy mô chăn nuôi gà trong năm 2015 theo 3 nhóm .
Nhóm quy mô nhỏ: Hộ nuôi từ < 500 con
Nhóm quy mô vừa: Hộ nuôi từ 500 đến < 1000 con Nhóm quy mô lớn: Hộ nuôi >= 1000 con
Cụ thể ở bảng sau:
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số hộ chọn
1 Quy mô lớn Hộ 20
2 Quy mô vừa Hộ 20
3 Quy mô nhỏ Hộ 20
Tổng Hộ 60
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập dựa vào tài liệu được công bố trên báo chí, tạp chí, sách chuyên ngành, niên giám thống kê qua các năm, thông tin truy cập trên mạng internet qua các Website... Đồng thời số liệu này còn được thu thập từ các phòng ban của địa phương, các báo cáo thống kê công khai hàng năm và các tài liệu liên quan với nguồn thống kê qua 3 năm 2013-2015.
34
* Số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ chia theo ba nhóm quy mô chăn nuôi là quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn trên 10 thôn của xã, thu thập ý kiến của các hộ chăn nuôi có kinh nghiệm, có kiến thức chăn nuôi thông qua việc sử dụng 2 công cụ trong bộ công cụ PRA đó là công cụ phỏng vấn sâu và công cụ quan sát trực tiếp để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà của các hộ.
Tiêu chí chọn mẫu điều tra xét theo quy mô chăn nuôi (nhỏ, vừa, lớn) - Xét theo quy mô chăn nuôi:
+ Quy mô nhỏ: Hộ nuôi dưới 500 con/lứa, mỗi năm nuôi 2 lứa/năm, tổng số gà xuất chuồng dưới 1000 con/năm.
+ Quy mô vừa: Hộ nuôi từ 500-1000 con/lứa, mỗi năm nuôi 3 lứa/ năm tổng số gà xuất chuồng từ 1500-2000 con/năm.
+ Quy mô lớn: Hộ nuôi trên 1000 con/lứa, mỗi năm nuôi từ 3 lứa, tổng số gà xuất chuồng trên 3000 con/năm.
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu
Sau khi thu thập được số liệu chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá, điều tra bổ sung. Sau đó sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu theo những nội dung đã được xác định. Trong quá trình đó, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thống kê để hệ thống hoá số liệu thu thập theo những tiêu thức cần thiết, phù hợp logic với mục tiêu nghiên cứu.
3.4.4. Phương pháp phân tích số liệu
Thống kê, mô tả lại các hoạt động trong quá trình chăn nuôi gà của nông hộ: Tình hình sản xuất của hộ, chi phí đầu tư cho 1 lứa gà, số kg/ 1 lứa, số lượng, giá giống, tổng sản lượng xuất chuồng/lứa, giá bán, tính các kết quả
* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của một số người có kinh nghiệm đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu như cán bộ lãnh đạo địa phương có kinh nghiệm
35
trong lĩnh vực chăn nuôi, các hộ chăn nuôi tiên tiến... Để đánh giá hiệu quả trong mô hình chăn nuôi gà.
* Phương pháp thống kê so sánh
So sánh hiệu quả kinh tế trong mô hình chăn nuôi gà theo các tiêu chí như hiệu quả kinh tế theo quy mô khác nhau, phương thức chăn nuôi khác nhau.
* Phương pháp phân tích lợi ích chi phí
Là phương pháp khi ta bỏ qua hiệu quả kinh tế này nhưng ta lại được lợi ích hiệu quả kinh tế khác mà ta đạt được.
3.4.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chăn nuôi của hộ
- Tổng giá trị sản xuất của hộ( GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm đó hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.
GO =
n
i
Pi Qi
1
Trong đó:
Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
- Chỉ tiêu chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ những chi phí phục vụ quá trình chăn nuôi của hộ. Trong chăn nuôi chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nguyên liệu như: Giống, thức ăn, công lao động, thú y, hao mòn tài sản…
- Giá trị tăng thêm (VA): Là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất.
VA = GO - IC Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất
IC là chi phí trung gian
36
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích 1 con gia cầm hoặc 1 ngày công lao động.
MI=VA - (A + T + L) Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp
A là khấu hao tài sản cố định T là các khoản thuế phải nộp
L là tiền công lao động thuê ngoài (nếu có)
- Lợi nhuận sản xuất (PR): Là chi tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận công lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Pr = MI – L * P
Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp L là lao động gia đình
P là chi phí cơ hội của lao động gia đình - Hiệu quả sản xuất trên 1 đồng vốn trung gian
+ GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian +MI/IC: Là hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian
+Pr/IC: Là lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian - Hiệu quả kinh tế trên 1 ngày công lao động +GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động +VA/L: Là giá trị tăng thêm 1 ngày công lao động +MI/L: Là hỗn hợp trên 1 ngày công lao động +Pr/L: Là lợi nhuận trên 1 ngày công lao động
37
PHẦN 4