CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GÀ TẠI NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu Đánh gia hiệu quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại các hộ trên địa bàn xã thanh vân huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 77)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thanh Vân nằm phía nam huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm huyện 8km, được tiếp giáp với các đơn vị hành chính theo các hướng như sau:

- Phía Bắc giáp xã Đạo Tú

- Phía Đông giáp xã Kim Long - Hướng Đạo - Phía Tây giáp Duy Phiên

- Phía Nam giáp Thành Phố Vĩnh Yên

Xã nằm ở phía Nam huyện được xác định là vùng trung tâm có tiềm năng thế mạnh phát triển ngành chăn nuôi

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình của xã nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và có sự chênh lệch về địa hình không đáng kể trên địa bàn toàn xã, các khu vực chênh cao liền kề các tuyến giao thông chính đã hình thành các cụm dân cư tập trung.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 22- 23 độ, độ ẩm không khí trung bình khoảng 85%.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

 Tài nguyên đất

38

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai trong giai đoạn 2013- 2015 Chỉ tiêu

2013 2014 2015 So sánh (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 14/13 15/14 BQ I. Tổng diện tích đất tự nhiên 867,77 100 867,77 100 867,77 100 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 589,59 67,94 595,19 68,59 607,19 69,97 100,95 102,14 101,54 - Đất canh tác 574,99 97,52 579,3 97,33 591,71 97,45 100,75 102,14 101,44 + Đất lúa – màu 570,02 99,14 572,93 98,9 580,52 98,11 100,48 101,32 100,89

+ Cây hàng năm 3,05 0,53 4,61 0,79 8,79 1,47 151,14 190,67 169,75

+ Đất vườn tạp 1,92 0,33 1,76 0,31 2,4 0,42 91,67 136,36 111,80

- Đất cây lâu năm 1,63 0,28 1,54 0,26 1,66 0,27 94,48 107,79 100,9

- Đất NTTS 12,97 2,2 14,35 2,41 13,82 2,28 110,64 96,31 103,22

2. Đất chuyên dùng 174,81 20,14 178,11 20,53 182,01 20,97 101,88 102,18 102,03 Đất dùng cho chăn nuôi 140,05 80,12 137,9 77,42 136,5 74,99 98,46 98,98 98,72 3. Đất khu dân cư 54,99 6,34 58,29 6,72 63,26 7,29 106 108,53 107,26 4. Đất chưa sử dụng 48,38 5,58 32,64 4,16 15,31 1,77 64,47 46,9 54,98 II. Các chỉ tiêu BQ

1. Đất NN/khẩu 0,074 - 0,074 - 0,075 - - - -

2. Đất NN/hộ NN 0,334 - 0,334 - 0,34 - - - -

3. Đất canh tác/khẩu 0,072 - 0,071 - 0,073 - - - -

4. Đất canh tác/hộ NN 0,325 - 0,325 - 0,33 - - - -

(Nguồn: Ban thống kê xã Thanh Vân)[10]

39

Diện tích đất tự nhiên của xã là 867,77 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 70%. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất canh tác chiếm tới hơn 97% mà chủ yếu là đất lúa màu. Đất nông nghiệp có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, bên cạnh đó thì đất dùng cho chăn nuôi lại giảm nhẹ từ 140,05 ha (chiếm 80,12%) năm 2013 xuống còn 136,5 ha(chiếm 74,99%) năm 2014. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu xã không có giải pháp chuyển dịch nhanh và mạnh về cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đặc biệt là trong cơ cấu ngành, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống thì đời sống và thu nhập của người dân trong xã tụt hậu so với các xã khác trong huyện.

Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã có 2 nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm

- Nguồn nước mặt: Xã có nguồn nước mặt tương đối phong phú, có 5 hồ đập với diện tích 5 ha. Một nguồn nước mặt khác là nước mưa, với lượng mưa bình quân trên 2000 mm/năm đã bổ sung nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất. Tài nguyên nước tương đối dồi dào nhưng do địa hình, địa thế dốc, phân cắt mạnh, thảm thực vật che phủ thấp, nên mùa khô cạn kiệt, việc khai thác sử dụng còn nhiều hạn chế.

- Nguồn nước ngầm: Có ở độ sâu từ 6÷12 m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh, về trữ lượng nước tuy chưa xác định được chính xác nhưng về mùa khô trữ lượng ít, một số nơi không đủ nước để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước này chủ yếu khai thác từ giếng khơi.

Tài nguyên rừng

Xã có 1,6 ha diện tích rừng sản xuất. Diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ kết hợp với các chính sách giao đất giao rừng, các khu vực đất đồi núi trống đã được phủ xanh, diện tích rừng không ngừng được nâng lên.

40

4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Bảng 4.2. Giá trị sản xuất của các ngành và nông nghiệp của địa phương trong 3 năm 2013-2015 Chỉ tiêu

2013 2014 2015 So sánh (%)

SL (tr.đ)

CC (%)

SL (tr.đ)

CC (%)

SL (tr.đ)

CC

(%) 14/13 15/14 BQ

I. Tổng giá trị sản xuất 59.064 100 63789 100 75,016 100 107.99 117.61 112.69 1. Nông nghiệp 36.481 61.76 38659 60.6 44,786 59.7 105.97 115.85 110.79 - Trồng trọt 22,618 61.99 24345 62.97 28,669 64.01 107.64 117.76 112.58 - Chăn nuôi 13,863 38.01 14314 37.03 16,117 35.99 103.25 112.6 107.82

2. TTCN - XD 5,424 9.18 5849 9.17 6,976 9.3 107.84 119.27 113.41

3. TM - DV 17,159 29.06 19281 30.23 23,254 31 112.37 120.6 116.41

II. Một số chỉ tiêu

1. Giá trị sản xuất/khẩu 7.4 - 7.9 - 9.24 - - - -

2. Giá trị sản xuất/LĐ 13.77 - 14.53 - 16.8 - - - -

3. Giá trị sản xuất/hộ 34.45 - 34.44 - 39.9 - - - -

(Nguồn: Ban thống kê xã Thanh Vân)[11]

41

Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thì dân số và lao động của xã cũng có sự thay đổi qua các năm. Qua số liệu điều tra cho thấy số hộ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và hộ dịch vụ đều tăng. Cụ thể, trên toàn xã số hộ nông nghiệp tăng từ 1765 hộ năm 2013 lên 1786 hộ năm 2015, số hộ TTCN - XD tăng từ 27 hộ năm 2013 lên 54 hộ năm 2015, năm 2013 số hộ dịch vụ là 28 hộ thì tới năm 2015 tăng lên là 40 hộ, đây là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, tuy nhiên sự tăng lên trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn rất chậm và số hộ tham gia lĩnh vực này còn khá ít. Cùng với sự tăng lên vế số hộ nông nghiệp, TTCN - XD và dịch vụ là sự tăng lên trong cơ cấu lao động mặc dù mức tăng còn hơi chậm. Số Lao động nông nghiệp tăng từ 4092 người năm 2013 lên 4240 người năm 2015 (tăng 148 người), số lao động phi nông nghiệp năm 2013 là 195 người, tới năm 2015 tăng lên là 224 người, mức tăng bình quân là 7,18% mỗi năm.

Trong những năm trở lại đây cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng cơ cấu kinh tế xã vẫn còn khá cao, cơ cấu đó có giảm qua các năm tuy nhiên mức giảm đó còn khá chậm. Chính vì vậy mà hiện nay lao động nông nghiệp bình quân là 2,37 lao động/hộ. Tỉ lệ bình quân tăng qua các năm do do số lao động tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp/hộ tăng lên (bảng 4.2).

Từ thực tế dân số và lao động của xã cho thấy Thanh Vân có tiềm năng về đất đai và lao động. Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn rất chậm, lao động lại chưa được đào tạo. Điều này gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã, khó đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu trên toàn huyện.

Nông nghiệp - Trồng trọt

42

Bảng 4.3. Các loại cây trồng chính trong 3 năm 2013-2015

STT Cây trồng

Diễn biến qua 3 năm

2013 2014 2015

SL (ha)

NS (tạ/ha)

SL (ha)

NS (tạ/ha)

SL (ha)

NS (tạ/ha)

1 Lúa 372,88 55,7 337,82 50 355,06 54

2 Khoai lang 10,55 94 14,93 70 16,03 77,05

3 Khoai sọ 1,1 83 1,3 60 1,2 70

4 Lạc 14,36 18 11,21 16 13,22 17,55

5 Đậu tương 2,03 14 5,8 14 6,03 14

6 Ngô 134,13 42 146 44 150,5 46

7 Sắn 13,21 90 11,3 80 10,2 75

8 Dưa chuột 6,53 180 3,73 160 8,08 180

9 Bí đỏ 15,21 11.5 19,15 10 20,2 12

10 Tổng 570,02 - 572,03 - 580,52 -

(Nguồn: Ban thống kê xã Thanh Vân)[12]

Xã Thanh Vân là 1 xã thuần nông, diện tích đất nông nghiệp chủ yếu dành cho trồng trọt lớn, cụ thể là tổng diện tích đất dành cho trồng lúa chiếm lớn nhất so với tổng diện tích nông nghiệp, năm 2013: Diện tích trồng lúa là 372,88(ha) chiếm 65,41%, năm 2014 là 337,82 (ha), năm 2015 diện tích lúa là 355,06(ha) so với tổng diện tích đất nông nghiệp tại địa phương qua các năm. Qua 3 năm, ta thấy diện tích đất trồng lúa giảm làm tăng diện tích các cây trồng khác trong xã. Tăng mạnh nhất là diện tích trồng ngô đã tăng lên theo từng năm cụ thể là năm 2013 diện tích là 134,13(ha), năm 2014 tăng lên 146 (ha) so với năm 2013 thì đã tăng 11,87 (ha) sang năm 2015 có tăng nhẹ là 150,5 (ha) tăng 5,5 (ha) so với năm 2014. Các cây trồng khác diện tích trồng cũng có sự biến động qua từng năm có tăng nhưng không đáng kể.

43

- Chăn nuôi

Bảng 4.4. Tình hình chăn nuôi trong 3 năm 2013-2015 STT Loại vật nuôi

Số lượng (con) So sánh (%)

2013 2014 2015 14/13 15/14

1 Trâu 63 51 50 80.9 89.0

2 Bò 712 720 715 101.1 99.3

3 Lợn 3672 4296 5194 116,99 120,90

4 Gà 468,111 269,710 355,620 57.6 131.8

(Nguồn: Ban thống kê xã Thanh Vân)[13]

Theo bảng số liệu trên ta thấy tình hình chăn nuôi của xã nhìn chung có phát triển nhưng không cao. Về số lượng gà trong xã cụ thể năm 2013 là 468,111 con, năm 2014 là 269,710 con giảm so với năm 2013 là 198,410 con đến năm 2015 số lượng gà đã tăng lên so với năm 2014 là 85,910 con về hiệu quả và kỹ thuật chăn nuôi dễ nên nhiều hộ dân đã mạnh dạn bỏ vốn ra để mở quy mô chăn nuôi gà. Ngoài chăn nuôi gà thì chăn nuôi gà cũng phát triển số gà trong xã qua 3 năm đã tăng lên theo năm cụ thể năm 2013 là 3672 con sang năm 2014 thì số lượng lợn đã tăng lên 4269 con, và đến năm 2015 số lượng gà của cả xã đã lên đến 5194 con tăng so với năm 2014 là 898 con. Còn về số lượng trâu bò của xã có xu hướng giảm đặc biệt là trâu, số lượng bò cũng có sự biến động nhẹ cụ thể năm 2013 có 712 con, năm 2014 là 720 con tăng 9 con so với năm 2013, nhưng sang đến năm 2015 số lượng bò đã giảm đi 5 con so với năm 2014, nguyên nhân trâu, bò giảm như vậy là do nhu cầu sử dụng trâu, bò để cày kéo giảm giờ mọi người chủ yếu thuê máy cày để cày kéo nên nhiều hộ gia đình đã không nuôi nữa.

44

4.1.2.2. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Thanh Vân - huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc

Thuận lợi

Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, đến nay kinh tế - xã hội trong xã có nhiều khởi sắc, sản xuất nông nghiệp dịch chuyển đúng hướng;

các vùng chuyên canh rau màu, chăn nuôi phát triển đã hình thành các trang trại với quy mô lớn; tỷ lệ lao động được đào tạo ngày càng tăng, người dân có việc làm và thu nhập ổn định; công tác chính sách được quan tâm; thu nhập đầu người tăng, năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ hộ nghèo giảm, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững và ổn định.

Hàng năm Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã đều có ban hành chương trình, kế hoạch lồng ghép vào các nội dung thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội để các ngành, đoàn thể và các thôn đều đưa các mục tiêu, nội dung vào chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của từng ngành, từng đơn vị, tổ chức tuyên truyền, triển khai rộng rãi trong đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân thông qua các buổi họp lệ hàng tháng, quý của đơn vị, sinh hoạt định kỳ của chi bộ, hội nghị, tập huấn của các ngành, buổi sinh hoạt của tổ, mô hình Câu lạc bộ… Góp phần nâng cao nhận thức, hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện nếp sống văn minh nhất là trong việc cưới, việc tang… Để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng gia đình nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán, tốt đẹp của dân tộc.

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đã đạt được còn không ít những khó khăn như sau:

Về sản xuất nông nghiệp: Là một xã thuần nông có 1/3 diện tích đất nông nghiệp gặp khó khăn về thủy lợi, nguồn nước phục vụ cho công tác tưới

45

tiêu chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên nên chưa đáp ứng được kịp thời và làm ảnh hưởng tới thời vụ và năng xuất cây trồng.

Về chăn nuôi: Do giá thức ăn chăn nuôi cao và giá sản phẩm chăn nuôi không ổn định nên đã ảnh hưởng đến việc đầu tư vào chăn nuôi của nhân dân.

4.1.2.3. Tình hình Cơ sở hạ tầng của xã

Bảng 4.5. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã trong năm 2015

(Nguồn: Phòng thống kê xã Thanh Vân) Tính đến thời điểm cuối năm 2015 xã Thanh Vân đã có 100% số hộ trong xã có điện sinh hoạt, 12/12 thôn đã có nhà văn hóa, xã đã xây dựng được trụ sở làm việc và hội trường lớn tương đối khang trang. Trạm y tế cũng đã được đầu tư xây dựng lại với đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ y tế đảm bảo phục vụ tốt yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân (bảng 4.7).

Hệ thống trường học 3 cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) đã được nhân dân đóng góp xây dựng khá quy mô. Năm 2013 khánh thành trường tiểu học, năm 2014 khánh thành trung tâm mầm non của cả xã với đầy

Hạng mục Đơn vị Số lượng

1. Đường giao thông Km 8

2. Thủy lợi Km 6.5

3. Hệ thống điện lưới Trạm 1

3.1. Tỷ lệ thôn có điện % 100%

3.2.Tỷ lệ hộ được sử dụng điện % 100%

4. Chợ Cái 1

5. Trường học Trường 7

5.1. Mẫu giáo Trường 2

5.2. Tiểu học Trường 2

5.3. Trung học cơ sở Trường 1

6. Trạm y tế Trạm 1

7. Bưu điện Trạm 1

46

đủ trang thiết bị và dụng cụ giảng dạy từng bước đáp ứng việc học tập của con em nhân dân trong xã.

4.2. Thực trạng và hiệu quả của mô hình chăn nuôi gà trên địa bàn xã Thanh Vân

4.2.1. Tình hình chăn nuôi gà của xã qua 3 năm

Qua bảng 4.6 ta thấy: Tình hình chăn nuôi gà của các hộ trong xóm có số lượng tăng theo năm số lượng hộ chăn nuôi gà trong xã năm 2013 là 540 hộ năm 2014 là 510 và năm 2015 là 503 hộ. Số lượng hộ chăn nuôi gà của xã còn ít so với các xã khác. Tuy số lượng gà còn hạn chế nhưng trong những năm gần đây người nông dân dần tiếp cận với tiến bộ KH - KT, cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương số lượng hộ chăn nuôi gà của toàn xã đã giảm xuống.

Bảng 4.6. Tình hình Chăn nuôi gà của các hộ tại các thôn trong 3 năm (2013-2015)

STT Thôn, xóm Số lượng (hộ) So sánh (%)

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

1 Phúc Lai 30 28 28 93,33 100

2 Nhân mĩ 40 40 39 100 97,50

3 Viên Du 65 62 62 95,38 100

4 Phú Ninh 45 40 39 88,89 97,50

5 Xóm Trại 60 53 53 88,33 100

6 Xuân Trường 50 50 48 100 96

7 Xóm Giềng 38 35 36 92,11 102,86

8 Xóm Thị 33 30 29 90,91 96,67

9 Xóm Đình 45 43 43 95,56 100

10 Phú Thị 40 38 36 95 94,74

11 Cộng hòa 39 39 38 100 97,44

12 Xóm Mới 55 52 52 94,55 100

13 Tổng 540 510 503 94,44 98,63

(Nguồn: Ban thống kê xã Thanh Vân)

47

Năm 2013 xã có 540 hộ thì năm 2014 có 510 giảm 30 hộ và năm 2015 xã có 488 hộ giảm 7 hộ so với năm 2014. Năm 2015 địa phương nhìn chung số lượng hộ giảm so với năm 2013 và năm 2014, giảm nhiều nhất là ở xóm Phú Ninh và xóm Nhân Mĩ đã giảm đến 5 hộ 10 hộ so so với năm 2013. Năm 2015 địa phương có số lượng hộ cao nhất là xóm Viên Du với 61 hộ chăn nuôi gà. Qua đó ta thấy được các xóm đang gặp khó khăn về giống, dịch bệnh, thiếu kỹ thuật chăm sóc bên cạnh đó giá cám chăn nuôi cao không ổn định. Như vậy, quy mô chăn nuôi gà của các hộ trong các xóm không đồng đều. Từ đó tạo ra thách thức lớn cho chính quyền các cấp phải tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, phát triển chăn nuôi gà tại địa phương.

Tình hình chăn nuôi của xã Thanh Vân phát triển đồng đều qua 3 năm, trong đó thôn, xóm chiếm tỉ lệ lớn về số lượng hộ chăn nuôi gà là xóm Viên Du với năm 2015 62 hộ và ổn định qua 3 năm, lượng hộ chăn nuôi gà của xóm Phúc Lai ít nhất là 28 hộ năm 2015. Qua 3 năm số lượng hộ thay đổi về quy mô, số lượng gà bên cạnh đó số lượng hộ ít thay đổi qua 3 năm (2013-2015)

48

Bảng 4.7. Tình hình phát triển chăn nuôi gà của Xã Thanh Vân trong ba năm 2013 - 2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh(%)

2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ

1. Tổng số hộ nuôi gà Hộ 540 510 503 94,44 98,63 96,54

2. Tổng số con gà Con 468.111 269.710 282.500 57,61 105 81,31

2.1. Gà thịt Con 312.074 179.870 188.334 57,67 105 81,34

2.2. Gà đẻ Con 156.037 89.903 94.166 57,61 105 81,31

3. Tổng số trọng lượng gà XC Tấn 1.170 674 706 58 105 81,5

4. Một số chỉ Tiêu BQ

4.1. Số gà BQ/hộ Con 629 666 193 - - 98,50

4.2. Số gà đẻ BQ/hộ Con 91,25 51,37 53,50 - - 70

4.3. Số gà BQ/lứa Con 156.037 89.903,33 94.166,67 - - 81,37

4.4. Số gà thịt BQ/hộ Con 132 129 128 - - 98,50

4.5. Trọng lượng BQ/con Kg 2.5 2.5 2.5 - - 2.5

4.6. Giá gà XC 1000đ/kg 47.000 43.000 45.000 - - 44,33

(Nguồn: Ban thống kê xã Thanh Vân)

49

Nhìn vào bảng 4.7 ta thấy qua 3 năm số lượng gà trong xã có biến động nhẹ giảm ở năm 2014 và tăng lên năm 2015 do có sự thay đổi về phương thức chăn nuôi cụ thể là năm 2013 tổng số gà 468.111 con đến năm 2014 tổng đàn gà trong toàn xã chỉ còn là 269.710 con giảm 198.401 con so với năm 2013. Trong đó số lượng gà thịt nhiều hơn số lượng gà đẻ bình quân số lượng gà thịt là 226.759 con trong đó số lượng gà đẻ chỉ có 113.368 ít hơn số lượng gà thịt 113.391 con. Về trọng lượng gà xuất chuồng bình quân qua 3 năm là 850 tấn, nhiều nhất là năm 2013 là 1.170 tấn sang năm 2014 và 2015 số lượng gà giảm nên trọng lượng gà cũng giảm. Số hộ chăn nuôi gà ít thay đổi qua 3 năm chỉ có số lượng gà chăn nuôi là thay đổi mạnh, từ năm 2013 sang năm 2014 do dịch bệnh sảy ra nhiều nên sản lượng gà giảm mạnh, sang năm 2015 số lượng gà dần trở lại ổn định, do quá trình chữa và phòng bệnh dịch trên địa bàn thực hiện tốt.

Bảng 4.8. Các phương thức chăn nuôi gà của các hộ tại địa phương trong 3 năm (2013 - 2015)

(Nguồn: Ban thống kê xã Thanh Vân) Dựa vào bảng trên ta thấy các phương thức chăn nuôi gà của các hộ trong xã 3 năm qua là phương thức bán chăn thả là chiếm số lượng hộ nuôi gà cao nhất và phương thức công nghiệp có số lượng hộ nuôi gà thấp nhất cụ thể Stt

Các phương thức chăn

nuôi

2013 2014 2015

Số lượng (hộ)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (hộ)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (hộ)

Tỉ lệ (%)

1 Truyền thống 206 38,14 180 35,29 182 36,18

2 Bán chăn thả 220 40,74 215 42,16 203 40,36

3 Công nghiệp 120 22,22 115 22,55 118 23,46

Tổng 540 100 510 100 503 100

50

về phương thức bán chăn thả năm 2013 có 220 hộ tương đương với 40,74%

số lượng hộ chăn nuôi, năm 2014 là 215 hộ tương đương (42,16%) số lượng hộ giảm so với năm 2013 là 5 hộ, năm 2015 giảm xuống còn 203 hộ tương đương (40,36%) so với năm 2014 thì giảm 8 hộ. Số lượng hộ chăn nuôi giảm mạnh từ năm 2013-2014 do cuối năm 2013 dịch bệnh xảy ra dịch bệnh trên địa bàn xã nên làm số hộ thay đổi về quy mô chăn nuôi và cơ cấu chăn nuôi.

Bảng 4.9. Số hộ chăn nuôi gà bán chăn thả theo quy mô Stt Quy mô 2013

(hộ)

2014 (hộ)

2015 (hộ)

So sánh (%) 2014/2013 2015/2014

1 Quy mô nhỏ 290 272 273 93,79 100,36

2 Quy mô vừa 175 162 160 92,57 98,77

3 Quy mô lớn 75 76 70 101,33 92,11

Tổng 540 510 503 - -

(Nguồn : Thu thập sô liệu điều tra năm 2016) Qua bảng 4.9 ta thấy số hộ chăn nuôi gà bán chăn thả theo quy mô qua các năm có sự biến động nhẹ cụ thể năm 2013 số lượng gà quy mô nhỏ chiếm lớn nhất với 290 hộ do địa bàn còn nhỏ lẻ chưa tập trung chăn nuôi. Theo quy mô vừa với 175 hộ người dân đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu tăng quy mô hộ chăn nuôi gà. Thấp nhất là số hộ chăn nuôi quy mô lớn chiếm số lượng hộ chăn nuôi nhỏ so người dân còn ít điều kiện còn thiếu vốn KH - KT chưa được áp dụng nhiều nên số lượng quy mô còn ít. Năm 2014 số hộ chăn nuôi gà theo quy mô giảm nhẹ. Đến năm 2015 thì số lượng hộ chăn nuôi gà giảm nhiều hơn so với 2014 cụ thể là năm 2015 số lượng hộ quy mô nhỏ là 273 hộ, quy mô vừa là 160 hộ và quy mô lớn giảm so với 2014 là 2 hộ. Vậy ta thấy số lượng hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ là cao nhất và quy mô lớn số hộ chăn nuôi gà thấp nhất.

Một phần của tài liệu Đánh gia hiệu quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại các hộ trên địa bàn xã thanh vân huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)