Kiểm định mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Trong Công Việc (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ ĐỘNG LỰC TRONG CÔNG VIỆC, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5 Tương quan và hồi quy

4.5.2. Kiểm định mô hình hồi quy

Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình

Mô hình Tổng bình phương

df Trung bình bình phương

F Sig.

Hồi quy 68,132 8 8,517 74,428 ,000b

Phần dư 32,497 284 ,114

Tổng 100,630 292

(Nguồn: Xử lý từ SPSS) Ta kiểm định 02 giả thuyết:

H0: Tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc (βi = 0) H1: Tập hợp các biến độc lập có mối liên hệ với biến phụ thuộc (βi ≠ 0)

Căn cứ vào kết quả xử lý dữ liệu, chúng ta có thể thấy rằng giá trị F = 74,428. Ngoài ra, kết quả này có ý nghĩa thống kê vì giá trị Sig rất nhỏ. Từ đó,chúng ta thực hiện bác bỏ giả thuyết H0, đồng thời mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Hiện tượng đa cộng tuyến

Hệ số phóng đại phương sai VIF cho ta biết mô hình có bị đa công tuyến hay không. Kết quả cho thấy hệ số VIF phần lớn chỉ hơn 1 (có thể xem như rất nhỏ).

Điều này chứng minh rằng các biến độc lập không thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó hiện tượng đa cộng tuyến chắc chắn không thể xảy ra và mối quan hệ giữa các biến độc lập không gây ra sự sai lệch kết quả hồi quy (Xem thêm bảng 4.6).

Mức độ giải thích của mô hình

Bảng 4.8. Mức độ giải thích của mô hình

hình

R R2 R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn Durbin-Watson

,823a ,677 ,668 ,33827 1,883

(Nguồn: Xử lý từ SPSS) Dựa vào kết quả của hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,677. Điều này cho thấy 67,7%

Động lực làm việc có thể được giải thích bởi sự ảnh hưởng của 08 nhân tố đã được đề cập ở trên.

Kiểm định phần dư của mô hình

Kết quả tại hình 4.1 giá trị Mean xấp xỉ bằng 0 và Std.Deviation = 0.986. Do đó có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội. Ngoài ra, nếu để ý ta sẽ thấy mô hình phân phối có hình khá đồng đều hai bên và có dạng giống như chuông úp ngược, do đó đây là mô hình phân phối chuẩn.

Hình 4.1. Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy

(Nguồn: Xử lý từ SPSS)

Kiểm định giả thuyết các sai số ngẫu nhiên của mô hình có phương sai không đổi

Theo biểu đồ Hình 4.2, các chấm tròn đại diện cho các sai số của mô hình, các chấm tròn này phân bố không theo quy luật cố định nào và chúng nằm tương đối đều ở cả hai phía của đường trung bình (đường có giá trị bằng 0). Từ đó ta có thể kết luận rằng chấp nhận giả thiết sai số của mô hình hồi quy không đổi.

Hình 4.2.Biểu đồ Scatterplot về các sai số của mô hình

(Nguồn: Xử lý từ SPSS) Phương trình hồi quy có thể viết:

Động lực = -3.316+ 0.212 “Quản lý trực tiếp” + 0.162 “Thu nhập phúc lợi” + 0.217 “Môi trường làm việc” + 0.276 “Đào tạo thăng tiến” + 0.243 “Công việc thách thức” + 0.185 “Tham gia lập kế hoạch” + 0.285 “Khen thưởng công nhận” + 0.267 “Thương hiệu, văn hóa”

Ý nghĩa của hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:

- β1 = 0.212, nếu như các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Quản lý trực tiếp” tăng/giảm 1 đơn vị thì Động lực trong công việc tăng/giảm 0.212 đơn vị

- β2 = 0.162, nếu như các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Thu nhập, phúc lợi” tăng/giảm 1 đơn vị thì Động lực trong công việc tăng/giảm 0.162 đơn vị - β3 = 0.217, nếu như các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Môi trường làm việc” tăng/giảm 1 đơn vị thì Động lực trong công việc tăng/giảm 0.217 đơn vị

- β 4 = 0.276, nếu như các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Đào tạo thăng tiến” tăng/giảm 1 đơn vị thì Động lực trong công việc tăng/giảm 0.276 đơn vị

- β 5 = 0.243, nếu như các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Công việc thách thức” tăng/giảm 1 đơn vị thì Động lực trong công việc tăng/giảm 0.243 đơn vị.

- β 6 = 0.185, nếu như các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Tham gia lập kế hoạch” tăng/giảm 1 đơn vị thì Động lực trong công việc tăng/giảm 0.185 đơn vị.

- β 7 = 0.285, nếu như các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố ‘Khen thưởng, công nhận” tăng/giảm 1 đơn vị thì Động lực trong công việc tăng/giảm 0.285 đơn vị

- β 8 = 0.267, nếu như các yếu tố khác không đổi, khi nhân tố “Thương hiệu, văn hóa” tăng/giảm 1 đơn vị thì Động lực trong công việc tăng/giảm 0.267 đơn vị

Vì hạn chế của phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa nên ta cần đánh giá thêm về thứ tự ảnh hưởng của các biến độc lập. Ta xét các beta chuẩn hóa như sau:

Động lực = 0.189 “Quản lý trực tiếp” + 0.133 “Thu nhập phúc lợi” + 0.208 “Môi trường làm việc” + 0.387 “Đào tạo thăng tiến” + 0.210 “Công việc thách thức” + 0.185 “Tham gia lập kế hoạch” + 0.242 “Khen thưởng công nhận” + 0.240 “Thương hiệu, văn hóa”

Ta thấy: β4>β7>β8>β5>β3 >β1 >β6>β2 do đó các yếu tố tác động Động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại Vinamilk lần lượt mạnh nhất là Đào tạo thăng tiến > Khen thưởng công nhận > Thương hiệu, văn hóa > Công việc, thách thức >

Môi trường làm việc > Quản lý trực tiếp > Tham gia lập kế hoạch > Thu nhập, phúc lợi.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Trong Công Việc (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)