CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NHTM 6
2.1 Tổng quan về sự ổn định tài chính của các NHTM
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM
2.1.4.1 Rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Do đó, số lƣợng và chất lƣợng các khoản tín dụng là yếu tố cực kì quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, khó khăn rất lớn cho các ngân hàng là thường chạy theo số lượng mà không tập trung vào chất lượng các khoản vay làm gia tăng các khoản nợ xấu, từ đó làm rủi ro tín dụng tăng cao và sự ổn định tài chính của các ngân hàng suy giảm. Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây bùng nổ cũng từ các khoản cho vay dưới chuẩn và bong bóng nhà đất khiến hàng loạt các ngân hàng từ lớn tới nhỏ bị mất khả năng thanh toán và sụp đổ hàng loạt. Nghiên cứu của Yong Tan va Christos Florosb (2013) cho các NHTM Trung Quốc từ năm 2003-2009 cho thấy rủi ro tín dụng càng cao thì sự ổn định tài chính của các ngân hàng càng thấp.
2.1.4.2 Tổng tài sản
Tổng tài sản ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Tuy vậy vẫn chƣa có một khẳng định rõ ràng rằng tổng tài sản lớn thì sẽ làm tăng hay giảm ổn định tài chính. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có cả mối quan hệ cùng chiều và ngƣợc chiều giữa tổng tài sản và sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Nghiên cứu của Čihák and Hesse (2008) thì cho rằng tổng tài sản càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng cao. Các ngân hàng có quy mô lớn hay tổng tài sản lớn thì thường có thị phần lớn hơn trong hoạt động kinh doanh so với các ngân hàng nhỏ và sẽ có khả năng chi phối thị trường nhiều hơn và có doanh thu cao hơn, do vậy các ngân hàng lớn cũng sẽ có sự ổn định tài chính cao hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ. Có thể thấy rằng, các ngân hàng có tài sản hay quy mô nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ kết quả hoạt động của các ngân hàng lớn trong hệ thống. Ngoài ra khi gặp phải các rủi ro thanh toán hay các cú sốc lớn về chi phí thì các ngân hàng nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để huy động đƣợc nguồn thanh khoản do tổng tài sản nhỏ và nguồn vốn ít.
Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tổng tài sản càng lớn thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng thấp, nguyên nhân là do các ngân hàng có quy mô lớn thường có xu hướng tham gia vào nhiều hoạt động có tính rủi ro cao hơn so với các ngân hàng nhỏ. Nghiên cứu của Heiko Hesse, Martin Čihák (2007) cho thấy rằng tổng tài sản của ngân hàng càng lớn thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng thấp.
2.1.4.3 Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Một ngân hàng có khả năng sinh lời cao cho thấy ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, có thu nhập tốt, tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng và cổ đông. Nghiên cứu của Quin Song và Wei Zeng (2014) tại các ngân hàng Trung Quốc cho thấy tỷ suất sinh lợi cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng cao. Ngƣợc lại với Quin Song, tỏc giả Asli Demirgỹỗ-Kunt và Harry Huizinga (2012) thấy rằng cỏc ngõn hàng lớn hơn
thì có tỷ suất sinh lợi cao hơn, nhƣng các ngân hàng này lại có sự ổn định tài chính thấp hơn do tham gia vào nhiều hoạt động rủi ro hơn.
2.1.4.4 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động thấp cho thấy các ngân hàng đang quản trị chi phí hiệu quả và thu đƣợc lợi nhuận cao hơn, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng. Magnus Willesson (2014) khi nghiên cứu về hiệu quả và sự ổn định tài chính tại 694 ngân hàng từ 28 nước Châu Âu Châu Âu đã kết luận rằng sự ổn định tài chính tăng lên khi rủi ro của các ngân hàng giảm và các ngân hàng có tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động thấp hơn thì có rủi ro thấp hơn và có sự ổn định tài chính cao hơn.
2.1.4.5 Cơ cấu thu nhập
Cơ cấu thu nhập là một yếu tố có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Một ngân hàng có nguồn thu ổn định từ các khoản cho vay tốt sẽ giúp ngân hàng gia tăng ổn định tài chính và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên có thể thấy rằng, tình trạng nợ xấu và chất lƣợng các khoản tín dụng ngày càng giảm đang đặt ra rất nhiều vấn đề khó khăn cho ngân hàng. Do đó, sự đa dạng hóa trong thu nhập của ngân hàng theo nhiều nghiên cứu cho thấy sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro do không phụ thuộc nhiều vào thu nhập từ các khoản cho vay. Trong nghiên cứu đƣợc tiến hành bởi Laeven và Levine (2007), đa dạng hóa thu nhập nghĩa là làm giảm mức hoạt động ngân hàng đối với các khoản cho vay truyền thống. Trong chỉ số đa dạng hóa thu nhập thì tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đƣợc xác định bởi thu nhập từ lãi thuần và các thu nhập ngoài lãi (thu nhập từ các hoạt động khác). Thu nhập lãi thuần được đo lường bởi thu nhập từ các hoạt động lợi nhuận từ cho vay lấy lãi truyền thống. Thu nhập khác được đo lường bằng các hoạt động ngoài lãi bao gồm các hoạt động thanh toán, ủy thác, tƣ vấn, kinh doanh ngoại hối, thu phí dịch vụ và các thu nhập từ quản lý tài sản và hoạt động thương mại… Khi sự đa dạng hóa trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng bằng 1, nghĩa là có một sự đa dạng khá cân đối trong thu nhập giữa hoạt động từ lãi và các
hoạt động ngoài lãi. Ngƣợc lại khi đa dạng hóa thu nhập bằng 0, nó cho thấy ngân hàng đang chỉ tập trung hoặc vào hoạt động từ lãi thuần hoặc vào các hoạt động khác ngoài lãi. Biến đa dạng hóa thu nhập (Income Diversity) đƣợc tính toán theo hai tác giả Laeven và Levine (2007) với công thức nhƣ sau:
INDV = (| |
) (0<INDV<1)
Altaee, Talo và Adam (2013) với nghiên cứu về sự ổn định tài chính tại các ngân hàng Đạo Hồi ở các khu vực khác nhau thì lại cho kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa ổn định tài chính và sự đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng. Trong đó, sự đa dạng hóa thu nhập sẽ mang lại sự ổn định tài chính cao khi các ngân hàng đang gặp phải các rủi ro cao trong các khoản tín dụng và ngƣợc lại ở một số khu vực, đa dạng hóa thu nhập lại làm tăng rủi ro và giảm ổn định tài chính của các ngân hàng, điều này có thể là do các ngân hàng không còn tập trung vào hoạt động chính là cho vay thì sẽ giảm khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
2.1.4.6 Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của NHTM. Thanh khoản kém là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng. Khả năng thanh khoản có thể được đo lường qua:
- Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/các khoản huy động ngắn hạn (1)
- Tỷ lệ dƣ nợ cho vay và tiền gửi = tổng dƣ nợ cho vay/tổng tiền gửi (2)
(1) Hệ số thanh khoản ngắn hạn càng lớn thì thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao. Các ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao và có giá trị cao sẽ có thể đáp ứng nhu cầu chi trả trong những trường hợp khó khăn.
(2) Tỷ lệ dƣ nợ cho vay và tiền gửi càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp và rủi ro thanh khoản càng cao. Trong trường hợp nhu cầu rút tiền xảy ra biến động thì ngân hàng sẽ không có khả năng chi trả bởi các khoản vay không thể
đƣợc thu hồi trong thời gian ngắn, dẫn đến ngân hàng rơi vào mất khả năng chi trả và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản.
Nghiên cứu của Wassim Rajhi và Slim A.Hassairi (2013) cho thấy rằng khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao thì sự ổn định tài chính của các ngân càng cao.
Việc thiếu thanh khoản có thể dẫn đến những mất mát lớn trong tài sản hay trong danh mục thanh khoản và nó có thể dẫn đến sự mất ổn định tài chính nói chung và tình trạng mất khả năng thanh toán. Khả năng thanh khoản ở mức phù hợp và rủi ro thanh khoản thấp sẽ giúp các ngân hàng hoạt động an toàn và sự gia tăng ổn định tài chính.
2.1.4.7 Tỷ lệ dƣ nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản
Tỷ lệ các khoản dư nợ cho vay khách hàng của một ngân hàng thì có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng đó. Tuy nhiên tùy vào chất lƣợng của các khoản cho vay mà tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản cao sẽ tốt hay không tốt.
Nghiên cứu Heiko Hesse and Martin Čihák (2007)cho thấy tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản thì tương quan nghịch với sự ổn định tài chính và các ngân hàng có các khoản cho vay nhiều hơn so với tổng tài sản trong bảng cân đối của nó thì có thể sẽ phải đối diện với nhiều khoản nợ xấu hơn do đó có rủi ro cao hơn, từ đó sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các ngân hàng này.
Nghiên cứu của H.Saduman Okumus và Oksan Kibritci Artar (2012), lại cho thấy rằng tỷ lệ cho vay của ngân hàng càng cao thì ổn định tài chính của ngân hàng càng cao. Bởi vì các ngân hàng này có tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt và có được nhiều nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay.
2.1.4.8 Sự cạnh tranh của ngành
Nhiều nghiên cứu trước đây đã đưa ra mối quan hệ giữa cạnh tranh của ngành ngân hàng với sự ổn định tài chính của nó. Nghiên cứu của Marcus (1984); Keeley (1990); Allen and Gale (2004); Beck et al.(2006); Matsuoka (2013) cho rằng cạnh tranh trong ngành ngân hàng tăng lên thì sẽ làm tăng rủi ro cho các ngân hàng, làm giảm sự ổn định tài chính. Beck (2008) cho rằng các ngân hàng càng có sự tập trung
cao hay cạnh tranh cao thì càng dễ dàng hơn cho việc giám sát và chất lƣợng giám sát sẽ tăng lên dẫn đến sự ổn định tài chính tăng.
Boyd et al. (2006) thấy rằng sự bất ổn tài chính sẽ tăng lên khi thị trường có mức độ cạnh tranh giảm đi, trong khi Martinez Miera và Repullo (2010) tìm thấy bằng chứng ngƣợc lại, tức là, bất ổn tài chính sẽ tăng hay rủi ro của ngân hàng sẽ tăng khi mức độ cạnh tranh thị trường tăng lên.
Từ đó, có thể thấy rằng sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng còn phụ thuộc vào sự cạnh tranh của thị trường. Tùy vào đặc điểm của các hệ thống ngân hàng khác nhau và thời gian nghiên cứu mà sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng sẽ có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới sự ổn định tài chính.
2.1.4.9 Thị phần của ngân hàng
Rahim, Hassan và Zakaria (2012) thấy rằng với các ngân hàng Đạo Hồi thì thị phần tăng lên sẽ làm tăng sự ổn định tài chính cho các ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thị phần của ngân hàng được đo lường bằng tài sản của ngân hàng trên tổng tài sản của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra còn tác giả Berger (1995), sử dụng thị phần ngân hàng để đại diện cho sức mạnh thị trường của ngân hàng. Các ngân hàng có thị phần lớn hay có sức mạnh thị trường lớn hơn thì thường có khả năng chi phối lớn trong hệ thống ngân hàng, nó sẽ có sự ổn định cao hơn các ngân hàng mà có thị phần tài sản hay sức mạnh thị trường nhỏ hơn.
2.1.4.10 Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô
Sự ổn định tài chính của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm của ngân hàng mà còn chịu tác động từ các yếu tố vĩ mô nhƣ chỉ số thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá cả tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, môi trường hoạt động, chính sách kinh tế, thể chế ngân hàng,…Điều này có nghĩa là nếu các điều kiện môi trường vĩ mô xấu đi, thì cũng sẽ ảnh hưởng không tốt và gây ra nhiều tác động xấu tới hoạt động của ngân hàng và ngƣợc lại hoạt động của các ngân hàng sẽ ổn định và giảm thiểu rủi ro nếu điều kiện vĩ mô đƣợc cải thiện. Nghiên cứu của Okumus và Artar (2012) thấy rằng
sự tăng trưởng GDP sẽ làm gia tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng. Nghiên cứu của Rahim, Hassan và Zakaria (2012) cho thấy lạm phát tăng cao sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các ngân hàng.
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu cho thấy sự điều hành của Chính phủ cũng có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng như nghiên cứu của Heiko Hesse và Martin Čihák (2007). Trong đó, sự điều hành của Chính phủ được đo lường thông qua 6 yếu tố9 là: (1) Tiếng nói và trách nhiệm của Chính Phủ, (2) Tình hình bất ổn chính trị và bạo lực, (3) Hiệu quả của Chính phủ, (4) Chất lƣợng của các quy định, (5) Quy định của pháp luật và (6) Vấn đề kiểm soát tham nhũng.