Quy mô và chất lƣợng tài sản

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nghiên Cứu Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Ổn Định Tài Chính (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM VIỆT

3.1 Phân tích tình hình ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam

3.1.1 Quy mô và chất lƣợng tài sản

Biểu đồ 3.1: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam năm 2006 - 2014

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTC của các ngân hàng Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2014 thì tổng tài sản của các NHTM Việt Nam vẫn tăng lên mỗi năm. Trong đó, tổng tài sản năm 2006 là 1,001

1,001 1,507 1,835

2,539

3,515

4,282

5,086

5,756

6,515

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Đơn vị tính: triệu tỷ đồng

triệu tỷ đồng, năm 2007 là 1,507 triệu tỷ đồng, năm 2008 là triệu tỷ đồng 1,835 triệu tỷ đồng, năm 2009 là 2,539 triệu tỷ đồng, năm 2010 là 3,515 triệu tỷ đồng, năm 2011 là 4,282 triệu tỷ đồng, năm 2012 là 5,086 triệu tỷ đồng, năm 2013 là 5,756 triệu tỷ đồng và năm 2014 là 6,515 triệu tỷ đồng.

Trong báo cáo ngành ngân hàng năm 2015 của Vietnam Report12, xét về chỉ tiêu tổng tài sản, theo số liệu thống kê của 27 NHTM Việt Nam năm 2014, chỉ có duy nhất Eximbank có tổng tài sản giảm, các ngân hàng còn lại, tổng tài sản đều gia tăng ở mức độ ít hoặc nhiều. BIDV, Vietcombank và Vietinbank vẫn là 3 cái tên dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. Các NHTM khác hầu hết có mức tổng tài sản ở dưới ngưỡng 200.000 tỷ VND, thì 3 ngân hàng này có quy mô tổng tài sản ở mức xấp xỉ hoặc vƣợt ngƣỡng 600.000 tỷ VND, gấp 3 lần so với những ngân hàng còn lại. Kienlongbank, NamAbank, NCB, OCB, Saigonbank, VietABank, VietCapitalbank là những ngân hàng có mức tổng tài sản thấp, dưới 50.000 tỷ VND.

Biểu đồ 3.2: Quy mô tổng tài sản của một số NHTM Việt Nam năm 2013 - 2014

Nguồn: BCTC của các ngân hàng

12 Vietnam report, 2015. Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tổng tài sản ngân hàng luôn là chỉ tiêu đáng quan tâm khi đánh giá sự ổn định tài chính của một ngân hàng nói riêng hay các NHTM nói chung. Có thể thấy rằng, từ năm 2006 – 2014, tổng tài sản của các NHTM Việt Nam ngày càng gia tăng. Trong 2 năm gần đây là 2013 và 2014, tổng tài sản của từng NHTM nói riêng cũng có sự gia tăng đáng kể. Đây được coi như một dấu hiệu tích cực, cho thấy sự tăng trưởng về quy mô, giúp các ngân hàng có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng mạng lưới hoạt động, từ đó góp phần nâng cao sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.

Tuy vậy, tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam còn rất nhỏ so với các ngân hàng khác trong khu vực. Khi bước vào quá trình hội nhập tài chính toàn cầu, tổng tài sản ngân hàng sẽ là một trong những yếu điểm của các NHTM Việt Nam. Để nâng cao khả năng cạnh tranh và sự ổn định tài chính so với những ngân hàng trong khu vực, các NHTM Việt Nam cần chú trọng hơn đến việc phát triển quy mô tổng tài sản và chất lƣợng tài sản của ngân hàng.

Biểu đồ 3.3: Quy mô tổng tài sản của các NHTM Việt Nam so với khu vực Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Business Monitor International 3.1.1.2 Dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản

Bảng 3.1: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 – 2014 (Đơn vị tính: %)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ

(%) 59.35 52.55 54.80 52.69 47.52 46.07 48.89 55.85 56.33 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTC của các ngân hàng Trước khủng hoảng kinh tế năm 2008, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam năm 2006 là 59.35%, năm 2007 là 52,55% và năm 2008 là 54.80%.

Giai đoạn sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 thì tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng giảm đi so với thời kì trước khủng hoảng. Trong đó, tỷ lệ dƣ nợ so với tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam năm 2009 là 52.69%, năm 2010 là 47.52%, năm 2011 là 46.07%, năm 2012 là 48,89%. Trong 2 năm gần đây, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng đã có sự tăng trưởng so với giai đoạn từ năm 2009-2012, với tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản năm 2013 là 55.85% và năm 2014 là 56.33%.

So với tiêu chuẩn về ổn định tài chính tỷ lệ dƣ nợ so với tổng tài sản ngân hàng nên ở mức dưới 60% là tốt nhất. Do vậy, tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản của các NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 – 2014 xấp xỉ khoảng 60%, cho thấy các NHTM Việt Nam đang duy trì một tỷ lệ dƣ nợ trong tổng tài sản ở mức hợp lý, tuy nhiên do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, nên tỷ lệ này trong thời gian gần đây cần đƣợc xem xét đánh giá cho phù hợp vì tình hình nợ xấu đang diễn biến phức tạp.

Với tình hình nợ xấu tăng cao thì các NHTM Việt Nam cũng cần có những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng để giảm thiểu các khoản nợ xấu khi muốn gia tăng tỷ lệ các khoản dƣ nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản. Từ đó sẽ giúp các ngân hàng vừa gia tăng hiệu quả hoạt động, vừa đảm bảo đƣợc sự ổn định tài chính.

3.0%

2.0%

3.5%

2.2%

2.1% 3.1%

4.1%

3.8%

5.3%

0.0%

1.0%

2.0%

3.0%

4.0%

5.0%

6.0%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

3.1.1.3 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 - 2014 (Đơn vị tính: %)

Nguồn: Báo cáo của NHNN Việt Nam và theo phân loại của CIC Trong khoảng thời gian trước khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của các ngân hàng Việt Nam dao động từ 2% đến 3%. Trong đó tỷ lệ nợ xấu năm 2006 là 3.0%, năm 2007 là 2.0%. Tỷ lệ nợ xấu này còn nằm trong quy chuẩn quốc tế về nợ xấu.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng. Trong đó, năm 2008 là 3.5%, năm 2009 là 2.2%, năm 2010 là 2.1%, năm 2011 là 3.1%. Bước sang năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng cao đến 4.1%; đến cuối năm 2013, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 3,8% nhƣng đến cuối năm 2014 lại tăng lên đến 5.3%. Tỷ lệ nợ xấu theo theo quy chuẩn của quốc tế nên dưới mức 3% nhưng trong thời gian sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam từ năm 2012 - 2014 tăng cao so với quy chuẩn của quốc tế. Khi nợ xấu đã ở mức cao, ngân hàng sẽ mất đi một lượng vốn lớn, dòng tiền không lưu thông được, điều này đã và đang đe dọa đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam

Tuy vậy, con số nợ xấu của Việt Nam đƣa ra còn có sự sai khác rất lớn so với số liệu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhƣ các tổ

chức xếp hạng độc lập cho rằng con số thực về tỷ lệ nợ xấu mà các NHTM Việt Nam chƣa công bố còn cao hơn rất nhiều. Ngày 18/2/2014, Moody‟s – một trong ba tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu trên thế giới công bố, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam có thể lên tới 15% tổng tài sản, tương đương 25% tổng dư nợ, cao hơn bất kỳ một tính toán nào của các tổ chức kinh tế trong nước trước đó. Từ đó, có thể thấy rằng tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam không những tăng cao trong thời gian vừa qua mà còn có những bất cập trong việc công bố nợ xấu, làm cho tình hình nợ xấu diễn biến phức tạp và khó kiểm soát, gây ra rất nhiều hệ lụy cho các NHTM và khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp giải quyết nợ xấu.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nghiên Cứu Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Ổn Định Tài Chính (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)