CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM VIỆT
3.1 Phân tích tình hình ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam
3.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh
3.1.2.1 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Bảng 3.2: ROA trung bình của các NHTM Việt Nam từ năm 2006-2014
( Đơn vị tính: %) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ
(%) 1.39 1.38 1.14 1.18 1.04 1.12 0.62 0.49 0.51 Nguồn: Thống kê của NHNN và tổng hợp của tác giả từ BCTC của các ngân hàng
Theo số liệu BCTC của các NHTM, trong 2 năm trước khủng hoảng kinh tế, ROA trung bình của của các NHTM Việt Nam năm 2006 là 1.39% và năm 2007 là 1.38%, tỷ lệ ROA đều lớn hơn 1% cho thấy sự ổn định tài chính cao của các NHTM Việt Nam.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, ROA trung bình của các NHTM Việt Nam đang ngày càng giảm đi. Cho thấy khả năng sinh lời của các ngân hàng đã bị ảnh hưởng không tốt sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong đó, khả năng sinh lời trên tổng tài sản năm 2008 là 1.14%, năm 2009 là 1.18%, năm 2010 là 1.04%. Đến năm 2012, ROA của các ngân hàng giảm mạnh xuống còn 0.62% và tiếp tục giảm xuống còn 0.49% năm 2013 và 0,51% năm 2014.
Quy mô tài sản của các ngân hàng tăng qua các năm nhƣng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản lại giảm dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm, cho thấy sự cạnh tranh của các ngân hàng đang tăng lên. So với quy chuẩn của CAMEL thì tỷ lệ ROA của các ngân hàng Việt Nam vẫn chƣa đạt chuẩn là phải lớn hơn 1%, ROA qua các năm đang có xu hướng giảm, điều này có thể ảnh hưởng không tốt và làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
3.1.2.2 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 3.3: ROE trung bình của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 – 2014
( Đơn vị tính: %) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ
(%) 22.05 17.67 16.37 17.68 19.01 19.66 14.31 10.90 10.02 Nguồn: Bloomberg và tổng hợp của tác giả từ BCTC của các ngân hàng Khả năng sinh lời của ngân hàng đo lường bằng tỷ suất sinh lợi ROE năm 2006 là 22.05% và năm 2007 là 17.67%. ROE ở mức khá cao, cho thấy sự ổn định tài chính cao của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, ROE có giảm đi so với 2 năm trước khủng hoảng nhưng vẫn duy trì ở mức cao trong khoảng thời gian từ năm 2008- 2011. Trong đó ROE năm 2008 là 16.37%, năm 2009 là 17.68%, năm 2010 là 19.01%
và năm 2011 là 19.66%. ROE vẫn ở mức cao so với quy chuẩn quốc tế là 15%, cho thấy các NHTM Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng. Sự tăng trưởng cao của ROE cho thấy dấu hiệu tốt trong sự tăng trưởng khả năng sinh lời của các ngân hàng, từ đó có ảnh hưởng tích cực, làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
Tuy vậy, tỷ suất sinh lợi (ROE) của các ngân hàng Việt Nam từ năm 2012-2014 giảm mạnh. Theo nhiều nghiên cứu đã trình bày ở chương 2, thì tỷ suất sinh lợi cao sẽ làm gia tăng sự ổn định tài chính cho các ngân hàng, tuy vậy nếu tỷ suất sinh lợi gia
tăng cùng với việc gia tăng rủi ro cho ngân hàng thì sẽ làm giảm ổn định tài chính. Với tình hình của các NHTM Việt Nam, tỷ suất sinh lợi trong 2 năm 2013 và 2014 giảm đi cho thấy các ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao chất lƣợng tín dụng do các khoản nợ xấu ngày càng tăng cao. Điều này sẽ gây ảnh hưởng sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
3.1.2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng (NIM)
Bảng 3.4: Hệ số NIM trung bình của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 – 2014 (Đơn vị tính: %) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ
(%) 3.42 3.03 3.59 3.22 3.60 4.14 3.72 3.12 2.92 Nguồn: Bloomberg Giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế, NIM của các ngân hàng Việt Nam có sự gia tăng, trong đó NIM năm 2006 là 3.42%, năm 2007 là 3.03% và năm 2008 là 3.59%. Hệ số NIM gia tăng cho thấy hiệu quả kinh doanh từ hoạt động cho vay của các ngân hàng Việt Nam có sự tăng trưởng tốt và cho thấy sự gia tăng trong ổn định tài chính của các ngân hàng.
Giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế, hệ số lãi cận biên bình quân của các ngân hàng năm 2009 là 3.22%, năm 2010 là 3.6%, năm 2011 là 4.14%, năm 2012 là 3.72%, năm 2013 là 3.12% và đến giảm xuống thấp nhất là 2.92% vào năm 2014. Có thể thấy rằng, khoảng thời gian từ năm 2013-2014 thì tỷ lệ NIM trung bình của các ngân hàng thấp hơn so với khoảng thời gian từ năm 2006 - 2012.
Tỷ lệ NIM trung bình để đạt đƣợc ổn định tài chính tốt là 4.5%, nhƣng hệ số NIM trung bình của các NHTM Việt Nam qua các năm đều thấp hơn tỷ lệ này. Ngoài ra, hệ số NIM trong giai đoạn từ năm 2011-2014 còn có xu hướng giảm dần, cho thấy hiệu quả kinh doanh từ hoạt động cho vay truyền thống của các NHTM Việt Nam đang giảm đi. Ngoài ra thì điều này làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM.