CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NHTM 6
2.2 Một số phương pháp đo lường sự ổn định tài chính của các NHTM được sử dụng trên thế giới
2.2.1 Phương pháp đo lường ổn định tài chính bằng mô hình KMV10 – Merton 2.2.1.1 Giới thiệu mô hình Merton
Một phương pháp dùng để đo lường mức độ ổn định tài chính của các NHTM là dựa trên mô hình Merton. Đây là phương pháp thường được sử dụng để xác định khả năng một NHTM có khả năng trả đƣợc nợ hay không và tính toán khả năng vỡ nợ của ngân hàng này, nếu NHTM có khả năng vỡ nợ quá cao thì sự ổn định tài chính của NHTM đó là thấp, ngƣợc lại, xác suất xảy ra vỡ nợ thấp thì các NHTM này có sự ổn định tài chính cao. Mô hình này định nghĩa một NHTM có thể vỡ nợ khi giá trị các nghĩa vụ nợ cao hơn tài sản.
(Cách thức đo lường rủi ro vỡ nợ của một NHTM xem thêm ở phụ lục 3) 2.2.1.2 Ƣu điểm và nhƣợc điểm của mô hình Merton
Ƣu điểm của mô hình Merton
9Kaufmann, Kraay and Mastruzzi, 2005. Governance Matters IV: Governance Indicators for 1996- 2004. Wasington: World Bank.
10 KMV là tên viết tắt của 3 người Stephen Kealhofer, John McQuown và Oldrich Vasicek
Những lý do chính khiến mô hình Merton đƣợc sử dụng là: sự rõ ràng dễ hiểu xét về góc độ tài chính. Ngoài ra mô hình Merton còn dễ dàng trong việc thu thập dữ liệu dựa trên những thông tin sẵn có trên thị trường.
Nhƣợc điểm của mô hình Merton
Để mô hình Merton có thể đạt đƣợc kết quả tốt nhất thì hai giả định quan trọng là thị trường phải hiệu quả và phản ánh đầy đủ thông tin, trong thực tế thì các giả định này rất khó để đáp ứng được, từ đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của mô hình.
2.2.2 Phương pháp đo lường ổn định tài chính bằng mô hình CAMELS 2.2.2.1 Giới thiệu về mô hình CAMELS
Mô hình CAMELS được áp dụng từ những năm 70 của thế kỷ trước và được coi là chuẩn mực khi đánh giá về rủi ro và sự ổn định tài chính của các NHTM. Mô hình này chủ yếu dựa trên các yếu tố tài chính để đƣa ra kết quả xếp hạng các ngân hàng, từ đó cho nhà quản lý biết mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng. Sáu lĩnh vực phản ánh các điều kiện ổn định tài chính và khả năng hoạt động nói chung của một NHTM bao gồm:
Khả năng tự cân đối vốn (Capital Adequacy)
Chất lƣợng tài sản (Asset Quality)
Quản lý (Management)
Lợi nhuận (Earnings)
Khả năng thanh khoản (Liquidity)
Độ nhạy cảm rủi ro đối với thị trường (Sensitivity to Market risk) (Xem thêm về mô hình CAMELS ở phụ lục 3)
2.2.2.2 Ƣu và nhƣợc điểm của mô hình CAMELS
Ƣu điểm của mô hình CAMELS
Mô hình CAMELS là sự kết hợp từ sự thành công của các chỉ tiêu sẵn có với các chỉ tiêu mới có liên quan chặt chẽ đến mức độ ổn định tài chính của ngân hàng, giúp
cho các nhà quản trị phát hiện ra những sai sót, bất cập và có giải pháp kịp thời để điều chỉnh một cách cụ thể và chính xác.
Một số chỉ tiêu để đánh giá trong mô hình CAMELS đã xuất hiện trong một số mô hình phân tích tài chính khác, và đƣợc các ngân hàng ứng dụng hiệu quả trong công tác quản trị.
Nhƣợc điểm của mô hình CAMELS
Mô hình CAMELS đánh giá sự ổn định tài chính dựa trên việc xây dựng các thước đo về thanh khoản, mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản có và lợi nhuận. Tuy nhiên, rất khó để xây dựng một thước đo để định lượng được hay bao quát được tất cả các yếu tố này do có nhiều khác biệt về quy mô, hoạt động giữa các ngân hàng khác nhau, cũng như do ảnh hưởng của điều kiện thị trường khu vực, quốc gia và quốc tế.
2.2.3 Phương pháp đo lường sự ổn định tài chính của các NHTM bằng chỉ số Z – score
2.2.3.1 Giới thiệu mô hình Z – score
Cách tính chỉ số ổn định tài chính Z – score
Phương pháp đo lường sự ổn định tài chính bằng chỉ số Z – score được sử dụng bởi hai tác giả Boyd và Runkle (1993)11 để đánh giá sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Phương pháp này so sánh một cách rõ ràng vốn đệm (vốn cổ phần và lợi nhuận) với rủi ro (biến động thu nhập) nhằm xác định khả năng thanh toán của một ngân hàng.
Chỉ số Z – score là một trong những phương pháp khá phổ biến được sử dụng để đo lường mức độ ổn định của các định chế tài chính. Ngoài ra, chỉ số Z – score còn được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác về sự ổn định tài chính của ngân hàng nhƣ nghiên cứu của Čihák và Hesse (2008), nghiên cứu của Okumus và Artar (2012)…
11Boyd, John and Runkle, 1993. Size and Performance of Banking Firms: Testing the Predictions of Theory.
Journal of Monetary Economics 31, pp. 47–67
Chỉ số Z – Score đƣợc tính toán theo công thức:
Z = (k+à)/σ Trong đó:
k: là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản à: là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trờn tổng tài sản
σ: là độ lệch chuẩn của lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản đƣợc đại diện cho sự biến động về lợi nhuận.
Giá trị Z càng cao càng thể hiện ngân hàng ít gặp phải rủi ro hơn và có sự ổn định tài chính cao hơn, nó cho thấy độ lệch chuẩn của σ (ROA kỳ vọng) khi vốn chủ sở hữu cạn kiệt và ngân hàng mất khả năng chi trả. Chỉ số ổn định tài chính Z – score có thể chỉ ra một cách rõ ràng mối quan hệ ngƣợc chiều đối với xác suất mất khả năng thanh toán của các TCTD, đó chính là khả năng giá trị tài sản thấp hơn giá trị của nợ phải trả.
Một giá trị Z – score cao cho thấy sự ổn định tài chính cao và rủi ro mất khả năng thanh toán thấp. Z ở đây có thể đại diện cho sự ổn định tài chính của một ngân hàng trong một quốc gia hoặc đại diện cho sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng trong một quốc gia hay một khu vực.
2.2.3.2 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình đo lường sự ổn định tài chính bằng chỉ số Z – score
Ƣu điểm
Ƣu điểm của mô hình Z-score chính là mô hình này có thể đƣợc áp dụng cho những định chế tài chính phức tạp. Bên cạnh đó, mô hình Z-score cũng cho phép so sánh sự ổn định tài chính giữa các nhóm TCTD khác nhau về cấu trúc sở hữu hay mục tiêu kinh doanh.
Nhƣợc điểm
Mô hình Z-score cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Đáng kể nhất chính là việc mô hình Z-score phụ thuộc chủ yếu vào các dữ liệu thống kê. Nếu các tổ chức và
doanh nghiệp cố gắng làm đẹp các chỉ tiêu tài chính của mình, Z-score sẽ có xu hướng đƣa ra những đánh giá tích cực về mức độ ổn định của các tổ chức này.