CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM VIỆT
3.2 Đánh giá về tình hình ổn định tài chính ở các NHTM Việt Nam
3.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Các các NHTM phát triển và góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, các các NHTM đã bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, đe dọa sự ổn định tài chính của các ngân hàng và ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam còn rất lớn
Chất lƣợng tín dụng của các NHTM Việt Nam khá thấp do tình hình nợ xấu tăng cao (biểu đồ 3.4). Theo thống kê của CIC năm 2014 thì nợ xấu trên tổng dƣ nợ của các NHTM Việt Nam là 5.3%, tỷ lệ nợ xấu này so với quy định của NHNN (chỉ nên dưới 3%) là khá cao, điều này sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM.
+ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng tăng cao (i) Tín dụng tập trung vào lĩnh vực BĐS quá lớn
Tín dụng tập trung vào lĩnh vực BĐS những năm gần đây ngày càng tăng, đặt sự ổn định và an toàn của các các NHTM phụ thuộc vào thị trường BĐS. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, thị trường BĐS đóng băng, giá trị BĐS giảm làm ngân hàng mất đi một khoản vốn rất lớn, tỷ lệ nợ xấu từ BĐS gia tăng. Năm 2011-2013, tỷ lệ
nợ xấu BĐS so với dƣ nợ BĐS khoảng 4 -5%. Năm 2014 – 2015, tỷ lệ nợ xấu so với dƣ nợ BĐS đã tăng lên trên 6%.
Biểu đồ 3.7: Dƣ nợ cho vay BĐS và tỷ lệ nợ xấu từ BĐS trên dƣ nợ BĐS của các NHTM Việt Nam (Đơn vị tính: %)
Nguồn:Phân tích của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (ii) Tín dụng trên GDP của các NHTM Việt Nam thường nằm ở tỷ lệ cao
Biểu đồ 3.8: Tín dụng/GDP và tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 – 2014 ( Đơn vị tính: %)
Nguồn: World bank
69%
88% 87%
113%
125%
110%
105% 108%
97%
26.0%
53.9%
25.4%
36.2%
27.7%
10.9% 8.9% 12.5% 13.0%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tín dụng/GDP Tăng trưởng tín dụng
Từ năm 2009 – 2013 thì tỷ lệ tín dụng trên GDP của các NHTM Việt Nam luôn lớn hơn 100%, cho thấy các NHTM Việt Nam dễ bị ảnh hưởng từ các thay đổi bất lợi của nền kinh tế. Do vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế suy thoái làm cho các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản và mất khả năng chi trả, từ đó làm gia tăng nợ xấu cho các NHTM.
(iii) Ngoài các nguyên nhân trên thì rủi ro tín dụng tăng cao còn do các nguyên nhân nhƣ chuẩn mực, điều kiện cấp tín dụng thiếu chặt chẽ; trình độ, năng lực thẩm định, đánh giá, quản lý tín dụng của các NHTM còn nhiều yếu kém… Trong bản báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013 đƣợc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố trong buổi họp báo sáng ngày 9/4/2013 thì nợ xấu tăng lên còn do hệ quả của hoạt động cho vay tăng trưởng nhanh trong nhiều năm, sau đó là thắt chặt tín dụng trong năm 2011, kết quả hoạt động doanh nghiệp kinh doanh yếu kém của một số doanh nghiệp nhà nước vay nợ quá nhiều.
Khả năng sinh lời của các các NHTM ở mức khá thấp so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Biểu đồ 3.9: Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các NHTM Việt Nam so với các nước trong khu vực (Đơn vị tính: %)
Nguồn: Bloomberg
Trong khi khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) năm 2015 của Indonesia, Philippines, Malaysia,Thái Lan, Ấn Độ…đều ở mức xấp xỉ 1% thì ROA của các các ngân hàng Việt Nam chỉ khoảng 0.5%, khá thấp so với các ngân hàng trong khu vực.
Cho thấy khả năng cạnh tranh các NHTM Việt Nam còn yếu so với các ngân hàng các nước, từ đó làm giảm sự ổn định tài chính của các ngân hàng.
+ Nguyên nhân làm giảm khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam (i) Các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển tín dụng do tình hình nợ xấu tăng. Nợ xấu tăng làm ngân hàng mất nguồn thu từ hoạt động cho vay mà vẫn phải trả lãi cho các khoản huy động, gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng.
Nợ xấu của các ngân hàng theo thống kê của CIC năm 2014 lên đến 5.3%, lớn hơn rất nhiều so với chuẩn an toàn về nợ xấu của NHNN là 2%.
(ii) Mức độ thâm nhập mảng cho vay tiêu dùng còn hạn chế, trong khi đây là một nguồn thu nhập lớn của các ngân hàng trên thế giới. Tỷ lệ cho vay cá nhân/GDP của Việt Nam chƣa tới 10%, thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng trong khu vực nhƣ Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này cũng làm giảm khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ cho vay cá nhân/GDP của các ngân hàng các quốc gia
(Đơn vị tính: %) Nguồn: Tổng cục thống kê các quốc gia
(iii) Nguồn thu của các ngân hàng còn giảm đi do phải trích các khoản lớn từ thu nhập để đƣa vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng khi tỷ lệ nợ xấu của các NHTM gia tăng. Năm 2013, tỷ lệ chi phí dự phòng chiếm đến 57% lợi nhuận trước trích lập dự phòng của các ngân hàng.
Chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động còn khá cao
Nguyên nhân gây gia tăng chi phí hoạt động là chi phí từ tiền lương của các NHTM Việt Nam chiếm tỷ trọng khá cao. Theo khảo sát ngành ngân hàng năm 2013 của KPMG thì trong các chi phí hoạt động của ngân hàng Việt Nam năm 2012 thì chi phí lương và các chi phí liên quan đến nhân viên chiếm đến hơn 50% tổng chi phí hoạt động, do đó là cấu phần lớn nhất trong chi phí hoạt động. Điều này đi ngƣợc lại với xu hướng toàn cần, theo đó phần trăm chi phí cho nhân viên trong chi phí hoạt động giảm xuống dưới 40%. Chi phí hoạt động cao cao sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
Kết luận chương 3
Chương 3 đã trình bày về thực trạng của các yếu tố có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam và phân tích ảnh hưởng của thực trạng các yếu tố này tới sự ổn định tài chính của các NHTM. Thông qua thực trạng ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, học viên nhận định các mặt thành công và hạn chế của các NHTM Việt Nam trong việc nâng cao ổn định tài chính. Từ đó, học viên đề xuất xây dựng mô hình đo lường ổn định tài chính phù hợp với thực tiễn Việt Nam để tìm ra các yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.