Tác động của BĐKH tới Việt Nam

Một phần của tài liệu Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã vinh hải, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC LÀM BỀN VỮNG DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.2.2 Tác động của BĐKH tới Việt Nam

Báo cáo đánh giá của IPCC lần thứ 4 chỉ ra rằng Việt Nam nói chung và tỉnh TT-Huế nói riêng là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của BĐKH vì kinh tế của các nước nằm rong khu vực này phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Việt Nam hằng năm chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là lụt, hạn hán và bão nhiệt đới vì đại bộ phận khu vực đều nằm trong vùng bị lũ lụt và chịu ảnh hưởng gió mùa. Những tác động của thời tiết khắc nghiệt sẽ đe doạ nghiêm trọng đến sinh kế của người nghèo sống trong vùng nông thôn vì khả năng thích nghi của họ hạn chế.

Một số tác động của BĐKH với các lĩnh vực vùng chủ yếu ở Việt Nam được xem xét như sau:

1.2.2.1 Tác động đến Nông-Lâm-Thuỷ sản + Tác động đến nông nghiệp

Biến đổi khí hậu tác động đến nông nghiệp ở Việt Nam bằng nhiều cách khác.

Đại học Kinh tế Huế

- Hệ thống tưới tiêu sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng mưa, tiếp đó là chất lượng nước và nguồn cung cấp. Sự tăng giảm thất thường của lượng mưa vào mùa khô hạn và mùa mưa làm cho hệ thống tưới tiêu không thể hoạt động tốt và thực hiện đúng chức năng của nó là điều tiết nước cho hoạt động nông nghiệp.

- Các nghiên cứu về khí hậu chỉ rõ rằng lượng mưa gia tăng rất nhiều khắp nơi của khu vực. Nhưng thậm chí với sự gia tăng về lượng mưa, sự tăng nhiệt độ có thể đe doạ đến sản lượng nông nghiệp, quá trình tăng trưởng và năng suất các vụ mùa. Đặc biệt, nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học đã chứng minh độ nhạy cảm cao của cây trồng đối với sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ cacbon dioxide của tầm ảnh hưởng dự kiến trong khu vực. Ví dụ, tác động dự kiến vào sản lượng gạo cho thấy rằng bất kỳ sự gia tăng hàm lượng CO2trong sản xuất sẽ làm giảm năng suất do nhiệt độ và/hoặc độ ẩm thay đổi. Những tác động như thế đối với nông nghiệp đặc biệt ảnh hưởng đến người nghèo có thu nhập thấp ở vùng nông thôn phụ thuộc và các hệ thống nông nghiệp truyền thống hoặc trên các vùng đất bạc màu khó canh tác.

- Ngoài việc tác động đến quá trình sinh trưởng, năng suất cây trồng thời vụ gieo trồng, BĐKH cũng ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm và làm tăng nguy cơ lây lan, sâu bệnh hại cây trồng tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.

- BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do hậu quả của lũ lụt, hạn hán, triều cường, xâm nhập mặn và sạt lỡ đất, đặc biệt diện tích đất nông nghiệp những vùng đất thấp, vùng ven biển. Ở Việt Nam, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập mặn diện rộng do nước biển dâng.

- Với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại. Ở Việt Nam ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc.

+ Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp.

Do BĐKH, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau:

- Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có.

- Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển.

Đại học Kinh tế Huế

- Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trìnhđồng hoá của câyxanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.

- Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài động, thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt.

- Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh...

+ Tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ sản

Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau đây:

- Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nước ngọt.

- Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thuỷ sản.

- Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy.

Do vậy, chất lượng sống của nhiều loại bị xấu đi.

Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả:

- Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thuỷ vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.

- Một số loại di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thuỷ sinh vật theo chiều sâu.

- Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thuỷ sản.

- Suy thoái và phá huỷ các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.

- Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian làm cho sinh vật nước lợvà ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò...) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với thời tiết thay đổi.

Đại học Kinh tế Huế

Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, BĐKH gây ra tác động:

- Nước biển dâng làm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc, thành phần và trữ lượng giảm sút.

- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thuỷ hải sản phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.

- Các loài thực vật nổi, mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.

1.2.2.2 Tác động đến nguồn nước

Duy trì an ninh tài nguyên nước là một ưu tiên then chốt cho người dân ở vùng nông thôn nghèo Việt Nam. Khu vực này phải đối mặt với áp lực thiếu nước và nhiều vùng thường phụ thuộc vào nguồn nước ngầm hạn chế và lượng mưa tiết kiệm được. BĐKH sẽ làm nặng nề thêm tình trạng thiếu nước bởi các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán đã huỷ hoại an ninh lương thực, hoặc các sự kiện mưa cực lớn ngoài dự đoán làm tăng nguy cơ lũ lụt. Những khó khăn trong quản lý tài nguyên nước do đó sẽ trầm trọng hơn bởi nước biển dâng đã làm cho nước mặnxâm nhập vào các nguồn nước ngọt sẵn có.

Các đánh giá khoa học dự kiến có sự thay đổi loại hình lượng mưa dư thừa vào dòng chảy của sông trong khu vực nhiều thập kỷ tới, cũng như sự gia tăng chi phí quản lý nguồn nước và sự gia tăng số người nghèo ở nông thôn bị ảnh hưởng bởi thiếu nước.

Đặc biệt, việc giảm dòng chảy của các dòng sông băng, cùng với sự gia tăng lưu lượng tối đa và số trầm tích có thể đã tác động nghiêm trọng về thuỷ điện, cấp nước đô thị và nông nghiệp. Nguồn nước sẵn có của các con sông băng có thể tăng trong ngắn hạn nhưng giảm trong dài hạn.

Lượng nước của các con sông có thể thay đổi trong tương lai, việc giảm lượng băng tan có thể làm giảm dòng chảy trong mùa khô của các dòng sông này.

Dân số đông và nhu cầu ngày càng tăng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và thuỷ điện sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng về tài nguyên nước.

Áp lực sẽ rõ ràng nhất trên lưu vực của các con sông khô hơn và điều này tuỳ thuộc vào các dòng sông chảy theo mùa.

Đại học Kinh tế Huế

Sự thay đổi thuỷ văn tại các đảo và hạ lưu ven biển dự kiến sẽ rất ít, ngoài những liên hệ với nước biển dâng. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các quốc gia xét đến cả lợi ích và thiệt hại do các dự báo lượng nước dư thừa gia tăng trong một số lưu vực sông khi lượng mưa ngày càng tăng.

1.2.2.3 Tác động đến hệ sinh thái

Hệ sinh thái Việt Nam đóng góp một phần quan trọng vào kinh tế trong khu vực như cung cấp thức ăn và nước để duy trì cuộc sống con người cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn gỗ và thuỷ sản hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động kinh tế thương mại.

Sự suy thoái và mất mát các hệ sinh thái đe doạ nghiêm trọng đến sự ổn định kinh tế xã hội và văn hoá của khu vực này bởi vì cộng đồng dân cư nghèo phụ thuộc vào hệ sinh thái đó.

Thay đổi mục đích sử dụng, sự suy thoái, khai thác quá mức tài nguyên nước và đa dạng sinh học, ô nhiễm nước ven biển và nội địa đãđe doạ nhiều loài sinh vật.

Khoa học chứng minh rằng các rạn san hô, rừng ngập mặn nhiệt đới và rừng ôn đới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các rạn san hô sẽ theo kịp với các tỷ lệ của nước biển dâng nhưng nó có thể bị tẩy trắng do nhiệt độ gia tăng. Ví dụ, hiện tượng El Nino trong hai năm 1997 và 1998 đã gây ra sự kiện tẩy trắng diện tích rộng các rạn san hô trong khu vực gồm Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Malaysia.

Hiện tượng rừng ngập mặn di chuyển vào đất liền và triều cường ở khu vực đầm lầy sẽ được chế ngự bởi các cơ sở hạ tầng và hoạt động của con người. Đặc biệt, rừng ngập mặn bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng và lượng mưa làm thay đổi dòng chảy của nước ngọt cho các vùng ven biển và kết quả sự phân bổ môi trường sống nước mặn của rừng. Đáng chú ý, sự gia tăng của việc bốc hơi nước và sự thay đổi lượng mưa có thể có một tác động tiêu cực đến khả năng tồn tại của nguồn nước ngọt ở các vùng đầm lầy dẫn đến sự thiếu hụt và khô hạn nước.

1.2.2.4 Tác động đến vùng duyên hải

Các bờ biển Việt Nam được đánh giá là rất dễ bị tổn thương với ảnh hưởng của BĐKH do địa chất và đị lý của một số vùng ven biển, sự gia tăng mật độ dân số và cơ sở hạ tầng tại các khu vực ven biển. Hơn nữa, thuỷ triều dao động với biên độ lớn, lốc xoáy nhiệt đới, cùng với sự gia tăng lượng mưa sẽ dẫn đến sự gia tăng các hiểm hoạ trong vùng.

Đại học Kinh tế Huế

Nước biển dâng và tăng nhiệt độ bề mặt biển là các mối lo ngại chính liên quan đến BĐKH liên quan đến các hệ sinh thái ven biển. Đặc biệt, nước biển dâng là một trong những tác động liên quan đến khí hậu rõ rệt nhất.

Dân cư đông đúc ở những vùng thấp trũng ven biển, hải đảo, vùng đồng bằng dễ bị tổn thương đối với các hiện tượng sạt lở bờ biển, mất đất, ngập úng, lụt biển, xâm thực biển và xâm nhập mặn.

Một phần của tài liệu Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã vinh hải, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)