Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi

Một phần của tài liệu Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã vinh hải, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG Ở XÃ VINH HẢI, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.4 Khả năng thích ứng thay đổi việc làm của lao động dưới ảnh hưởng của BĐKH ở xã Vinh Hải

2.4.5 Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi

Kiến thức và thông tin được phổ biến qua các chiến dịch truyền thông về BĐKH, cụ thể là khoá tập huấn, hội thảo, tờ rơi, pano, áp phích. Như đã phân tích ở trên, thực tế chỉ có 8 người được phỏng vấn tham gia các lớp tập huấn về BĐKH và theo “chỉ tiêu của chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH vào năm 2010 là trên 10% cộng đồng cư dân hiểu biết về BĐKH và tác động của nó”. Con số này cho thấy nỗ lực của chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền và ứng phó với BĐKH, cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây nên.

Số liệu ở bảng 18 cho thấy trình độ văn hoá những người tham gia phỏng vấn rất thấp, có tới 5 người không biết chữ, có đến 32 người chỉ học bậc tiểu học.

Điều này cũng có thể lí giải rằng do trình độ văn hoá thấp nên đã hạn chế phần nào khả năng tiếp cận với thế giới thông tin về BĐKH. Ngoài ra, độ tuổi của những người được phỏng vấn chủ yếu rơi vào nhóm từ 35 đến 65 tuổi. Đây là nhóm người có kinh nghiệm trong lao động sản xuất nhưng ngược lại khó tiếp thu kiến thức mới.

Bảng 18: Trìnhđộ văn hoá của người được phỏng vấn

Trìnhđộ Số lượt Tỷ lệ (%)

Không biết chữ 5 10

Lớp 1 đến 5 32 64

Lớp 6 đến 9 9 18

Lớp 10 đến 12 4 8

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả 2011)

Đại học Kinh tế Huế

Như vậy qua phân tích phương pháp thích nghi BĐKH trên thì khả năng thích nghi của cư dân vùng ven biển có thể nói là khá cao. Nếu chương trình mục tiêu Quốc gia và các dự án liên quan triển khai tốt trên địa bàn, việc làm của người dân sẽ trở nên bền vững hơn thì đời sống của cư dân vùng ven biển sẽ được cải thiện.

Thực tế cho thấy các sự kiện thiên tai khắc nghiệt đãảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, vật chất cũng như sản xuất của cư dân ven biển xã Vinh Hải, chúng khiến công việc của họ mang đầy rủi ro, thu nhập không ổn định, tình trạng tái nghèo rất dễ diễn ra. Để giảm thiểu rủi ro, thiên tai, người dân buộc phải lựa chọn và áp dụng các biện pháp thích nghi BĐKH (như đã nói trên) vào công việc của mình.

Tuy được cho là công việc có thu nhập khá cao ở xã nhưng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản luôn chịu những thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra.

Chuyển đổi mô hình canh tác, cụ thể từ chuyên canh hoặc khai thác đánh bắt tự nhiên sang xen canh nhằm tạo sự ổn định trong công việc và thu nhập, đa dạng mùa vụ thu hoạch sản xuất nhằm tránh thời điểm thiên tai được người dân áp dụng và đã mang lại hiệu quả cao. Xu hướng chuyển đổi mùa vụ sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

Nông nghiệp là sinh kế chủ yếu của người dân xã Vinh Hải nhưng cũng là ngành bị thiệt hại nhiều do thiên tai vì thế cần thúc đẩy sự phát triển về quy mô và phương thức sản xuất nông nghiệp và hướng đến một nền nông nghiệp tiên tiến và bền vững trong thời điểm thiên tai trở nên khắc nghiệt với tần xuất diễn ra nhiều hơn, người dân sẽ cần đến một loại hình bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm thiểu và chia sẽ tổn thất do thiên tai mang lại. Ngoài ra nhu cầu an sinh xã hội sẽ khiến những người lao động “không được trả lương”, đặc biệt là phụ nữ mong muốn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một cách công bằng như những lao động của những ngành nghề khác.

Xu hướng thành lập hiệp hội nghề sẽ chia sẽ kiến thức kinh nghiệm, cũng như được bảo vệ quyền lợi trong quá trình khai thác, sản xuất. Những hiệp hội nghề này sẽ giúp người dân có tiếng nói mạnh hơn và tự tin hơn trong xã hội

Đại học Kinh tế Huế

Như đã nói trên “...việc làm bền bững là chìa khoáđể phát triển nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo và hội nhập xã hội”. Nhận thức rõ vai trò của việc làm bền vững, dự thảo chiến lược an sinh xã hội thời kỳ 2011-2020 do bộ LĐ-TB &

XH soạn thảo bao gồm các chính sách nhằm nâng cao vai trò của cá nhân, hộ gia đình trong quá trình đối phó với rủi ro thông qua việc tăng cường sự tham gia BHXH, BHYT tăng cường cơ hội việc làm, đào tạo nghề, nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, giảm thiểu và chống đỡ rủi ro của người dân.

Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VIỆC LÀM BỀN VỮNG NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU Ở XÃ VINH HẢI

3. 1 PHƯƠNG HƯỚNG

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng toàn cầu và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội nên được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm “Sớm hoàn chỉnh hệ thống dự báo khí hậu, thời tiết và cơ sở nghiên cứu về BĐKH toàn cầu để nâng cao năng lực dự báo, phòng, hạn chế tác hại thiên tai” và “ Thực hiện có hiệu quả chương trình Quốcgiaứng phó với BĐKH; tích cực tham gia, phối hợp cùng với cộng đồng quốc tế hạn chế tác động BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất”.

Là tỉnh ở khu vực miền Trung, chịu tác động trực tiếp do BĐKH, vì vậy tỉnh TT-Huế chủ trương “Chống xâm thực cửa Tư Hiền; xây dựng và củng cố hồ, đập, đê, kè; ưu tiên các tuyến đê biển, đê sông, đê ven phá nhằm đối phó với BĐKH toàn cầu và nước biển dâng cao... ưu tiên đầu tư hệ thống thuỷ lợi vùng trũng Quảng Điền, Phú Vang. Nâng cấp hệ thống kênh mương, trong đó ưu tiên xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho vùng cát và phục vụ NTTS” và “Nghiên cứu, triển khai các phương án chống sạt lở bờ biển, chống nước biển dâng cao do BĐKH theo chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia”.

Quán triệt quan điểm của Đảng các cấp, Vinh Hải chú trọng xây dựng hạ tầng để đảm bảo phòng chống thiên tai, và an sinh cho nhân dân vùng ven biển.

“Tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng thiết yếu cho cư dân và vùng NTTS, nhất là cấp nước, giao thông, các tuyến đê ven phá, các khu tái định cư cho nhân dân vùng ven biển có nguy cơ sạt lở, xây dựng các âu thuyền tránh bão và các bến thuyền phục vụ du lịch. Cải thiện điều kiện dân sinh cho cư dân tập trung ven phá và ven biển”.

Với những quan điểm trên, giải quyết việc làm cho dân ven biển xã Vinh Hải theo những phương hướng sau:

- Ổn định việc làm hiện có trên cơ sở tích cực phòng chống thiên tai, gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng chống xói lở đất, nước biển dâng, bão,...

Đại học Kinh tế Huế

- Tích cực xây dựng các kế hoạch tạo việc làm thích nghi với tác động của BĐKH.

- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng phù hợp với điều kiện BĐKH, đa dạng hoá ngành nghề trên cơ sở khai thác tiềm năng hiện có của điạ phương.

- Tích cực hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng tầng lớp thanh niên về ứng dụng tiến bộ công nghệ mới trong kỹ thuật sản xuất gắn với kỹ thụât phòng chống thiên tai. Nâng cao nhận thức cho người dân.

- Thông tin kịp thời về hiện tượng thời tiết bất thường do BĐKH; nâng cao khả năng phòng chống đồng thời phát huy tính cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp các đoàn thể chính trị-xã hội ở địa phương.

- Gắn tạo việc làm tại chỗ có thu nhập ngày càng tăng, ổn định với xuất khẩu lao động nhằm góp phần phân công lại lao động và đào tạo nghề cho địa phương.

Một phần của tài liệu Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã vinh hải, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)