Đặc điểm kinh tế-xã hội của xã Vinh Hải

Một phần của tài liệu Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã vinh hải, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG Ở XÃ VINH HẢI, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ VINH HẢI

2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội của xã Vinh Hải

Vinh Hải là một trong những xã nghèo nhất đã xuất hiện trong danh sách xã nghèo của chương trình 135 ở Việt Nam. Vinh Hải có 657 hộ gia đình, 3520 cư dân sống ở 4 thôn là thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4. Bình quân trong hộ gia đình là 5.4 người, con số này là tương đối lớn so với tỉnh TT-Huế, đặc biệt trong bối cảnh Vinh Hải là xã nhỏ về diện tích và nghèo về tài nguyên thiên nhiên. Tỷ lệ đói nghèo là 24% năm 2008 và giảm còn 14% năm 2009. Đó là thành công của chính phủ trong xoá đói giảm nghèo.

Bảng 1: Dân số và lao động ở xã Vinh Hải

Chỉ số Đơn vị 2008 2009

Dân số Người 3477 3520

Số hộ Hộ 651 657

Tỉlệ tăng dân số % 1,20 1,18

Số hộ nghèo Hộ 155 92

Tỉ lệ đói nghèo % 23,86 13,91

(Nguồn: Báo cáo về phát triển KT_XH của UBND xã Vinh Hải 2009)

Đại học Kinh tế Huế

2.1.2.2 Đặc điểm các ngành kinh tế của xã

Bảng 2: Tình hình sản xuất nông nghiệp xã Vinh Hải

Đơn vị 2008 2009

Cây thực phẩm Ha 125 127

-Năng suất Tạ/ha 42.8 46.4

- Loại cây trồng ngũ cốc 77 90

- Số lượng Tấn 246 198

Chăn nuôi

- Gia súc Con 150 162

- Lợn Con 2.420 3.000

- Gia cầm Con 7.000 20.5000

NTTS và đánh bắt cá

- Sản lượng cá Tấn 150 190

- Nuôi trồng thuỷ sản Tấn 55 65

(Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội hàng năm của UBND xã Vinh Hải 2009)

* Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất của xã, nó có đóng góp đáng kể cho tổng sản phẩm của huyện. Đa số người dân ở đây đều tham gia sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2 chỉ có 202 ha đất canh tác, trong đó chỉ có 125 ha lúa, nhưng chỉ 50%

diện tích canh tác một vụ. Nghĩa là diện tích trung bình của đất canh tác lúa theo đầu người là 0.24 ha/người. Nhưng do đất ở đây bạc màu, nhiễm mặn, hay gặp thiên tai nên năng suất thấp với 46.4 tạ/ha so với toàn huyện là 56 tạ/ha. Trong những vụ hè thu, do nhiễm nặm nhiều nên năng suất còn thấp đạt khoảng 36 tạ/ha.

* NTTS và đánh bắt cá

Theo bảng 2 ta thấy đánh bắt thuỷ hải sản đạt gần 190 tấn trong đó khoảng 65 tấn nuôi trồng thuỷ sản.

Theo người dân cho biết, trước đây diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn và người dân nuôi tôm nhiều nhưng do sản lượng tôm thu được không nhiều, vốn đầu tư lớn, do thiên tai, bão lũ cuốn trôi hết và nước bị nhiễm mặn nên chuyển

Đại học Kinh tế Huế

sang nuôi cá. Nhưng cũng do nước biển dâng và xâm thực nhiều nên diện tích nuôi cá nằm ở gần biển bị thu hẹp lại.

* Chăn nuôi

Chăn nuôi gópphần tham gia vào thu nhập của người dân xã Vinh Hải. Chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà,... Do thời tiết rét lạnh và lũ lụt ảnh hưởng đến sản lượng vật nuôi, vì vậy các hộ gia đình đều sử dụng giống địa phương vì chúng có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt so với các giống lai khác.

Tuy nhiên giống địa phương lại cho năng suất thấp.

* Hoạt động phi nông nghiệp

Nghiên cứu cho thấy một số người tham gia vào các nghề như thợ may, thợ mộc, xây dựng là rất hạn chế. Họ cho biết hoạt động nông nghiệp là chính nhưng do đất ít và điều kiện khắc nghiệt nên lao động thanh niên địa phương di chuyển lên thành phố như Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Bình Dương để làm kiếm sống. Trong khi đó kĩ năng lao động thấp hoặc không có bằng cấp để xin việc làm cố định.

Nhiều người chỉ xin việc làm tạm thời, đến mùa vụ trở về quê. Bảng dưới đây cho biết tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế.

Bảng 3: Tình hình kinh tế của xã Vinh Hải

Đơn vị 2008 2009 2010

I. Tổng giá trị sản xuất GO Triệu đồng 11.140 13.960 15.300

1. Nông, lâm, ngư Triệu đồng 6.640 7.600 8.500

2. Công nghiệp, xây dựng Triệu đồng 2.600 4.200 4.500

3. Dịch vụ Triệu đồng 1.900 2.160 2.300

II. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất % 100 100 100

1. Nông, lâm, ngư % 59,60 54,44 55,56

2. Công nghiệp, xây dựng % 23,34 30,09 29,41

3.Dịch vụ % 17,06 15,47 15,03

III. Tốc độ tính giá trị sản xuất % - 125,31 109,6

1. Nông, lâm, ngư % - 114,46 111,84

2. Công nghiệp, xây dựng % - 161,54 107,14

3. Dịch vụ % - 113,68 106,48

(Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội hàng năm của UBND xã Vinh Hải 2009)

Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ 1:Cơ cấu tăng trưởng giá trị sản xuất

0 10 20 30 40 50 60

2008 2009 2010

Nông lâm ngư nghiệp

Công nghiệp-xây dụng

Dịch vụ

Theo bảng 3 và biểu đồ 1 cho thấy tổng giá trị sản xuất GO của xã tăng dần qua các năm trong đó tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm dần từ 59,60%

năm 2008 xuống còn 54,44% năm 2009. Tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 23,34% năm 2008 lên 30,09% năm 2009. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế nông thôn xã Vinh Hải đang dần chuyển đúng hướng, hợp quy luật. Chính quyền địa phương đã tăng cường và đẩy mạnh các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống phúc lợi của xã. Do đời sống ở địa phương chưa cao nên ngành thương mại- dịch vụ chưa phát triển.

* Hệ thống phúc lợi ở xã Vinh Hải

Vinh Hải là một trong những xã nghèo nhất của tỉnh TT-Huế với nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực kinh tế, điều kiên tự nhiên khắc nghiệt và thiếu điều kiện sinh khắc nghiệt cho cộng đồng địa phương. Mặc dù chính quyền địa phương đã nỗ lực rất nhiều nhằm cải thiện hệ thống phúc lợi cho cộng đồng địa phương, nhưng vẫn rất cần sự can thiệp bên ngoài.

Do thiên tai khắc nghiệt hàng năm (lũ lụt, bão, xói mòn đất, nước biển dâng, thủy triều) nên cơ sở hạ tầng như đường giao thông, kênh mương, đê biển và nhà cửa bị hư hỏng nghiêm trọng.

Theo báo cáo kinh tế-xã hội 2009 có khoảng 15% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng khi nước lũ tràn ngập toàn bộ diện tích xã, kéo theo đó là vấn đề sức khỏe người dân bị ảnh hưởng vì dịch bệnh dễ xảy ra sau

Đại học Kinh tế Huế

mỗi đợt lũ. 100% hộ dùng nước bơm, khoan ngầm chưa có hệ thống đường ống nước máy, vì thế mỗi khi hè về nguồn nước sinh hoạt thiếu do bị nhiễm nặm.

Về giáo dục, xã Vinh Hải có trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở, tỷ lệ trẻ em hoàn thành bậc tiểu học và trung học cơ sở tương ứng là 93% và 90%. Tuy nhiên chất lượng giáo dục còn thấp, tỷ lệ trẻ em bỏ học còn nhiều mà chủ yếu là do điều kiện gia đình gặp nhiều khó khăn.

Xã có một trạm y tế nhưng đội ngũ y bác sỹ còn thiếu và dụng cụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đặc biệt là sau mỗi trận lụt bão thì dịch bệnh hay xảy ra.

Bảng 4: Thống kê lao động và việc làm qua các năm

Chỉ số 2008 2009 2010

Số người trong độ tuổi lao động có khả

năng lao động 1.250 1.180 1.200

Số người có việc làm 1.250 1.180 1.200

Số người có việc làm mới 10 15 20

Số người của có việc làmổn định 205 120 100

Số người được đào tạo mới 25 25 30

Số lao động xuất khẩu 3 5 10

(Nguồn: Một số chỉ tiêu xã hội xã Vinh Hải 2009)

Theo điều tra cho thấy số lao động ở tại địa phương chủ yếu là những ông bà già, những gia đình có con nhỏ và trẻ em còn đi học. Những thanh niên đa số di chuyển lên các thành phố lớn tìm việc làm.

Qua bảng 4 ta thấy số người chưa có việc giảm qua các năm từ 205 (2008) xuống còn 100 (2010). Cho thấy công tác tạo việc làm cho lao động rất tốt. Số lượng lao động xuất khẩu mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng nó có xu hướng tăng.

Nhưng muốn những lao động làm ăn xa có thể an tâm làm việc thì họ phải được trang bị tốt các kiến thức liên quan đến điểm đến như luật pháp, ngoại ngữ, các điều kiện hợp đồng…

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã vinh hải, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)