GIẢI PHÁP VIỆC LÀM BỀN VỮNG NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG VEN BIỂN XÃ VINH HẢI

Một phần của tài liệu Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã vinh hải, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 63 - 72)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG Ở XÃ VINH HẢI, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.3 GIẢI PHÁP VIỆC LÀM BỀN VỮNG NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG VEN BIỂN XÃ VINH HẢI

3.3.1 Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi Đối với các hộ nông nghiệp và nông kiêm, thu nhập chính chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khi đó đối tượng sản xuất lại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ các loại thiên tai sẽ nhiều hơn, thiệt hại sẽ nặng nề hơn, do vậy:

- Các hộ cần đẩy mạnh đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, ứng dụng các cây con giống cho năng suất cao và thíchứng với thiên tai khắc nghiệt nhằm giúp các hộ nông dân đa dạng thu nhập từ nhiều sản phẩm, thường xuyên có việc làm và không lâm vào hoàn cảnh khó khăn, tái nghèo khi mùa vụ chính bị thiệt hại do thiên tai.

- Đặc biệt, việc phát triển công nghệ chế biến nông-thuỷ sản quy mô nhỏ hộ gia đình sẽ giúp người dân có thêm việc làm mới, tạo ra sản phẩm mới thu được lợi nhuận cao hơn và chủ động được việc bảo quản và xử lý nông-thuỷ sản khi không thể bán hết ra thị trường. Tránh được tình trạng hư hỏng và bị tư thương ép giá. Tuy nhiên, các hộ nông dân phải luôn ý thức được lợi ích về lâu dài, hướng đến việc xây dựng thương hiệu sạch cho các sản phẩm mình tạo ra.

Trong trồng trọt

- Biến đổi khí hậu sẽ khiến các sự kiện thời tiết thay đổi và trở nên khắc nghiệt, các loại thiên tai như bão, lụt, hạn hán,...sẽ xuất hiện nhiều hơn đồng thời

Đại học Kinh tế Huế

một số loài sâu bọ gây hại và dịch bệnh cũng sẽ sinh sôi. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng cũng như năng suất và sản lượng.

Trong chănnuôi

Sản xuất theo hướng công nghệ cao, thay đổi quy mô sản xuất từ nhỏ lẻ sang tập trung, phát triển mô hình trang trại chăn nuôi theo dây chuyền công nghiệp nhằm thuận tiện cho việc quy hoạch, xử lý môi trường và dịch bệnh liên quan đến quá trình chăn nuôi, giết mổ và vận chuyển, đặc biệt bảo vệ được gia súc gia cầm trong tương lai và tránh được sự tác động xấu lên quá trình phát triển và sinh trưởng của loài gia súc gia cầm.

Các hộ cũng cần chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu thịt gia súc gia cầm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong thuỷ sản

Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản theo quy hoạch, tránh tình trạng khai thác bừa bãi và tận diệt nhằm đảm bảo môi trường cho các loài thuỷ sinh trong đầm phá.

Phát triển nghề chế biến thuỷ sản nhằm cung cấp loại thực phẩm mới cho thị trường, ngoài ra người dân có thể chủ động trong điều kiện giá giảm trước mùa mưa bão và giá tăng sau mùa mưa bão góp phần bìnhổn thị trường.

Chuyển đổi mô hình chuyên canh sang mô hình xen canh trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm tạo thu nhập ổn định, thu hoạch thuỷ sản tránh được mùa thiên tai.

Ngoài ra xen canh các loài thuỷ sản như tôm, cua, cá có thể giảm được ô nhiễm nguồn nước do lượng dư thừa thức ăn mang lại vì các loài thuỷ sinh này sẽ ăn lẫn thức ăn của nhau.

Như đã nói trên BĐKH vừa là cơ hội vừa là thách thức cho địa phương trong việc cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh các chính sách dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp nhưng theo hướng chú trọng đến sinh kế bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và xây dựng thương hiệu nông sản sạch.

Phát triển các mô hìnhđa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang quy mô trang trại theo hướng công nghiệp hoá nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động và đảm bảo được thu nhập ổn định.

Đại học Kinh tế Huế

Hỗ trợ phát triển các ngành dịch vụ hướng đến chất lượng cao. Đặc biệt đầu tư phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch biển với mục đích giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, vừa đóng góp tăng trưởng chung của nền kinh tế huyện Phú Lộc vừa bảo tồn được môi trường thiên nhiên.

3.3.2 Phát triển làng nghề thủ công truyền thông-dịch vụ

Xã có 5.7 km đường bờ biển đãđược nhà nước đầu tư xây dựng đường giao thông liên xã ven biển, nhưng do đời sống kinh tế của người dân còn thấp, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai; đặc thù của xã nên vẫn chưa có ngành đầu tư khai thác, việc kêu gọi và phát động không được thường xuyên, chưa tạo được đột phá trong phát triển và khai thác tiềm năng thế mạnh của biển. Việc đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch biển chưa được đầu tư đúng quy trình, chủ yếu là đầu tư kinh doanh nhỏ lẻ chưa mang lại hiệu quả. Vì thế, để tạo công ăn việc làm cho người lao động ở đây, chính quyền xã cần nổ lực nhiều hơn nữa trong việc kêu gọi các nhà đầu tư, kinh doanh nhằm khai thác đúng tiềm năng mà biển mang lại. Chính quyền địa phương cần có chính sách khuyến khích ưu tiên các nhà đầu tư đến với xã nhà.

Đặc biệt chính quyền nên hỗ trợ các hộ phát triển công nghệ chế biến hoặc sơ chế nông sản sau mùa thu hoạch. Vừa tạo việc làm, tạo thu nhập vừa chủ động được giá cả với thị trường.

Khi tham gia vào các nhóm hoặc hiệp hội nghề quyền lợi của người lao động trong sản xuất, trong các chính sách phát triển kinh tế của chính quyền địa phương sẽ được cũng cố. Thông qua nhóm và hiệp hội nghề, người lao động được trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm nhiều hơn, gia tăng kiến thức sản xuất nhiều hơn. Đặc biệt, nhóm và hiệp hội sẽ bảo vệ người lao động khi có xung đột hoặc mâuthuẫn lợi ích kinh tế hoặc phúc lợi xã hội.

Việc hình thành nhóm, hiệp hội nghề này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân cư tại địa phương, phát huy tính cộng đồng và chuyển người lao động từ vị trí nhận (bị động) sang vị trí đóng góp cho xã hội (chủ động). Ngoài ra hiệp hội nghề sẽ giúp bảo tồn bản sắc của các nghề thủ công truyền thống tại địa phương.

Khi gia nhập WTO, việc cạnh tranh các nông sản ngoại nhập càng trở nên gay gắt, cư dân vùng đầm phá, ven biển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ

Đại học Kinh tế Huế

sản không thể cạnh tranh một cách đơn lẻ được do đó việc thành lập các chi hội nghề là điều tất yếu.

Khi hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, chính quyền nên hỗ trợ phát triển các chi hội nghề hoặc nhóm nghề (ví dụ chi hội nghề ở Quảng Điền, Lộc Bình) nhằm bảo vệ người lao động trong quá trình sản xuất và trước sự cạnh tranh với thị trường nông thuỷ sản ngoại nhập. Ngoài ra, qua chi hội, chính quyền địa phương quản lý con người, quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường được dễ dàng hơn. Từ đó dễ dàng đạt được các chỉ tiêu kinh tế cũng như hoàn thành các chương trình hànhđộng hoặc phát triển kinh tế hơn.

3.3.3Ứng dụng khoa học kĩ thuật và áp dụng mô hình theo hướng thích nghi với BĐKH

Để chủ động thích nghi với BĐKH, các hộ cần ứng dụng các loại cây trồng vật nuôi có khả năng chống chịu cao với khí hậu khắc nghiệt.

Đưa phế phẩm sinh học EM (Effective Microorganisms) vào sản xuất nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế vừa đảm bảo an toàn môi trường, giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển và góp phần giảm thiểu tác động của BĐKH.

Như phân tích trên, BĐKH sẽ khiến mùa hè nóng hơn, nguy cơ thiếu nước và hạn hán đe doạ đến sinh hoạt và sản xuất của người lao động; ngoài ra BĐKH cũng gây ra mưa và bão lụt nhiều hơn vào mùa mưa do đó việc các hộ dân thay đổi mùa vụ sẽ giúp họ thu hoạch sản phẩm nông-thuỷ sản tránh được thiệt hại vào mùa lụt bão và dịch bệnh.

Ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp sẽ cho năng suất và chất lượng cao, ổn định thu nhập, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, hình thành các vùng sản xuất tập trung có khả năng cạnh tranh cao, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiên tai.

Những hộ dân nằm ở sát biển thường xuyên gặp rủi ro thiên tai cần chủ động học hỏi kinh nghiệm từ các hộ dân ở những vùng dễ bị tổn thương khác hoặc các mô hình thích nghi BĐKH thành công trong khu vực do các dự án của tổ chức phi chính phủ hoặc chính phủ hỗ trợ thực hiện. Việc chủ động áp dụng các mô hình này sẽ khiến người dân không phụ thuộc hoặc bị động chờ đợi chiến lượt hay kế hoạch can thiệp của chính phủ, giúp họ tự chủ với hoàn cảnh và điều kiện sinh sống, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho các hộ dân này.

Đại học Kinh tế Huế

Hiện nay, diện tích đất canh tác nông nghiệp và diện tích mặt nước dành cho nuôi trồng-khai thác thuỷ sản hầu như đã sử dụng, chỉ có một phần diện tích nhỏ đất bạc màu bị bỏ hoang. Trong lúc dân số ngày càng gia tăng và nhu cầu việc làm của cư dân cũng từ đó tăng lên. Do hành vi ứng xử với thiên nhiên kém nên tình trạng khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là điều không thể tránh khỏi trong khi việc sản xuất sẽ gặp thêm nhiều khó khăn do thời tiết sẽ ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, tầng xuất thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều hơn, tình trạng nước xâm thực xảy ra nhiều hơn.

Để giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất do thiên tai và các loại dịch bệnh mang lại, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi quy mô sản xuất nông nghiệp từ nhỏ lẻ sang quy mô sản xuất trang trại và tập trung chính quyền địa phương cần quy hoạch lại vùng sản xuất theo đặc diểm của các vùng đất.

Quy hoạch lại diện tích mặt nước các ao hồ nuôi nhằm quản lý việc sử dụng nguồn lợi thuỷ sản và bảo vệ môi trường nước.

Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí cho vùng đất bị nhiễm mặn nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và không để lãng phí quỹ đất.

Đưa các loại cây trồng mới có khả năng chống chịu lại thời tiết khắc nghiệt cho vùng đất khô cằn và ngập úng nhằm thích ứng với BĐKH cũng như các giống cây trồng có thời gian thu hoạch sớm hơn để tránh vùng lụt bão.

Như đã phân tích trên, lụt và bão là một trong các loại thiên tai thường xuyên xảy ra ở vùng đầm phá. Những khu dân cư và những vùng đất canh tác nằm dọc bờ sông, bờ biển và đầm phá là những khu vực rất dễ bị tổn thương với hai loại thiên tai trên. Đặc biệt dưới tác động của BĐKH các hộ dân càng dễ bị tổn thương hơn. Để tránh thiệt hại về người và của, chính quyền địa phương cần phải có phương án di dời các hộ dân sống và canh tác trong khu vực này. Đặc biệt giải pháp này kết hợp chặt chẽ với giải pháp quy hoạch lại vùng sản xuất theo hướng tập trung.

Hỗ trợ phát triển các vùng dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch sinh thái biển với mục đích giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương vừa đóng góp tăng trưởng chung của nền kinh tế huyện Phú Lộc vừa bảo tồn được môi trường thiên nhiên.

Đại học Kinh tế Huế

3.3.4 Tham gia các loại hình bảo hiểm

Lao động ở vùng ven biển chủ yếu thuộc nhóm lao động tự làm và “không được trả lương”, họ làm các công việc sản xuất cho gia đình hoặc nông trại của mình vì thế không có lương. Do đó, việc tiếp cận tới Bảo hiểm xã hội của các hộ dân rất hạn chế vì không có hợp đồng với đơn vị sử dụng lao động, hơn nữa mức thu nhập của hàng tháng của người dân bấp bênh, không ổn định và thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu chung, điều này là quá sức so với các hộ nghèo nên người lao động cũng không thể tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vì không thể tham gia Bảo hiểm xã hội nên lao động vùng ven biển cũng không được hưởng lợi từ Bảo hiểm thất nghiệp khi không có việc làm và nằm ngoài chế độ phúc lợi xã hội, không có lương hưu khi về già. Điều này khiến việc làm của người lao động không bền vững.

Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp luôn gặp nhiều rủi ro do thiên tai mang lại, do đó nông dân cũng cần nhiều phương thức bảo vệ như là Bảo hiểm. Bảo hiểm nông nghiệp được một số nước trên thế giới áp dụng, tuy nhiên ở nước ta thì loại hình bảo hiểm này chỉ đang dừng lại ở giai đoạn thí điểm và gặp rất nhiều khó khăn và thách thức từ cả phía người dân và doanh nghịêp bảo hiểm. Doanh nghiệp thì không mặn mà trong việc đầu tư vào Bảo hiểm nông nghiệp vì lý do rủi ro quá cao, người dân thì có trình độ sản xuất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, khả năng tài chính hạn hẹp và còn do trình độ nhận thức về Bảo hiểm nông nghiệp còn thấp.

Bảo hiểm thiên tai là một loại hình bảo hiểm rất có lợi cho lao động ở nông thôn. Đặc biệt là vùng ven biển và đầm phá nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại khí hậu khắc nghiệt và thiên tai. Tuy nhiên loại bảo hiểm này cũng chỉ mới ở giai đoạn hình thành do có quá nhiều khó khăn khi triển khai như nêu trên. Ngoài ra người dân chỉ chú ý đến cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến hại lâu dài, do đó họ chưa quan tâm và đấu tranh cho quyền lợi này của mình.

Qua phương pháp vận động chính sách, chính quyền địa phương cần phải tác động với chính quyền cấp trên để phát triển các chính sách can thiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm hình thành bảo hiểm nông nghiệp tại địa phương.

Vận động và hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp, từng bước loại bỏ

Đại học Kinh tế Huế

thói quen ỷ lại của người dân vào cứu trợ của nhà nước khi có thiên tai, tăng cường tính tự lập và làm chủ tình hình sản xuất của người lao động. Khuyến khích người lao động thay đổi quy mô sản xuất trong tương lai.

Chính quyền địa phương cần chú trọng đến các chính sách hỗ trợ người lao động di cư tìm việc làm, hỗ trợ xuất khẩu lao động nhằm lạo việc làm bền vững cho người lao động. Ngoài ra chính quyền địa phương cũng nên có chính sách khuyến khích và hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

3.3.5 Nâng cao nhận thức về việc làm dưới tác động BĐKH

- Nhìn chung trìnhđộ dân trí của người dân ven biển còn thấp do đó đã làm hạn chế phần nào nhận thức về tác động của BĐKH, khiến lối sống và cư xử của người dân với môi trường rất xấu. Cụ thể: xả rác và chất thải sinh hoạt hằng ngày bừa bãi,đổ các loại thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại xuống sông ngòi, khai thác cát làm xói lở bờ sông, chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn làm củi đốt và nguyên liệu khác, điều này góp phần làm cho tác động của BĐKH trở nên tồi tệ hơn.

Việc trang bị tốt những kiến thức về BĐKH sẽ giúp người dân chủ động hơn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững và thích nghi với BĐKH và trong việc lập kế hoạch cũng như lựa chọn phương pháp thích nghi; môi trường cũng được bảo vệ, công nghệ sản xuất “sạch” được đẩy mạnh và phát triển. Ngoài ra với kiến thức đầy đủ người dân sẽ tự bảo vệ mình, bảo vệ quá trình sản xuất trước sự thay đổi của thời thiết.

- Khi nhận thức của người dân đối với vấn đề BĐKH cao hơn, sẽ khiến cho việc triển khai chương trình hành động thích nghi vơí BĐKH của chính quyền địa phương sẽ diễn ra hiệu quả do có sự phối hợp vàủng hộ của cư dân địa phương.

- Để công việc đang làm thích nghi với BĐKH không phải là một vấn đề dễ dàng của người lao động, nó đòi hỏi người lao động phải có bản lĩnh trong việc ra quyết định và cần được trang bị một số kiến thức nhất định về sản xuất dưới tác động của BĐKH.

Để nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền địa phương cần phải:

- Tổ chức các lớp tập huấn cho người dân vùng ven biển về tầm quan trọng của BĐKH và việc làm thíchứng.

- Tuyên truyền cho người dân dưới mọi hình thức về BĐKH.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã vinh hải, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)