CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG Ở XÃ VINH HẢI, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu và các tác động của nó đến xã Vinh Hải
2.2.2 Thiệt hại gây ra do biến đổi khí hậu
Bảng 6: Báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra qua các năm của UBND xã Vinh Hải.
Năm Thiệt hại (Trđ)
2006 2.600
2007 1.744
2008 900
2009 3.200
(Nguồn:báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra qua các năm của UBND xã Vinh Hải qua các năm 2006-2009).
Đại học Kinh tế Huế
Năm 2006 bão Xangxane đã gây thiêt hại cho nhân dân và chính quyền địa phương rất nặng nề với tổng thiệt hại khoảng 2600 triệu đồng. Người dân lâm vào cảnh mất đất canh tác, thiếu lương thực và nhà cửa bị hư hỏng. Mặc dù năm 2008 ít thiệt hại hơn nhưng vẫn gây khó khăn cho hoạt động động nông nghiệp và NTTS. Qua năm 2009, người dân lại lâm cảnh khốn đốn do thiệt hại mà bão Ketsana để lại rấtlớn.
Qua 50 hộ điều tra cho thấy tất cả họ đều bị ảnh hưởng của thiên tai gây nên trong những năm qua. Chủ yếu là về tài sản (nhà cửa, đồ đạc), thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, khai thác vá đánh bắt thủy sản, người chỉ bị thương nhẹ. Đối với hộ phi nông nghiệp, họ cũng bị ảnh hưởng bởi thiên tai khiến thu nhập bị giảm sút hoạt động buôn bán bị ngưng trệ, mất việc hoặc không có việc làm từ các công việc được trả lương công nhật.
Bảng 7: Thống kê các loại thiệt hại trong vòng 5 nămqua
Stt Mô tả Số lượt Tỷ lệ (%)
I Thiệt hại/hư hỏng tài sản gia đình
1 Nhàở 30 60
2 Đồ đạc trong nhà 32 64
3 Phương tiện đi lại 5 10
4 Khác (nêu rõ) 3 6
II Thiệt hại về sản xuất
1 Mùa vụ/nông nghiệp 39 78
2 Gia súc, gia cầm 30 60
3 Nuôi trồng thủy sản 30 60
Khác 2 4
III Thiệt hại về thu nhập (ngoài nông nghiệp)
1 Không có lương/mất thu nhập 2 4
2 Mất việc làm/ngừng hoạt động do thiên tai 15 30
3 Buôn bán 2 4
4 Các nghề mưu sinh của hộ gia đình 6 12
5 Khác 1 2
IV Thiệt hại về người/ sức khỏe
1 Chết hoặc mất tích (ghi rõ số người) 0
2 Bị thương (số người) 3 6
3 Bênh tật(số người) 2 4
Đại học Kinh tế Huế
V Thiệt hại về diện tích canh tác
1 Sạt lở, xói mòn 3 6
2 Bồi lấp 15 30
3 Xâm nhập mặn 18 36
4 Vỡ đê bao hồ nuôi trồng thủy sản 12 24
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả 2011)
Bảng 8: Hộ nhận được hỗ trợ để thích nghi với thiên tai
Ý kiến Số lượt Tỷ lệ (%)
Không 16 32
Có 34 68
Tổng 50 100
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả 2011)
Bảng 9: Các loại hỗ trợ và nguồn hỗ trợ
Các dạng hỗ trợ Số lượt Tỷ lệ (%)
1. Hỗ trợ ngày công 0 0
2. Hỗ trợ tài chính 15 30
3. Vật liệu xây dựng 3 6
4. Công cụ ứng cứu khẩn cấp (áo phao, dụng cụ y tế…) 12 24 5. Nhu yếu phẩm (nước uống, mì tôm, áo quần…) 32 64 6. Thay đổi sinh kế (hoạt động tạo thu nhập mới) 2 4
7. Hỗ trợ sản xuất (giồng, phân bón) 20 40
8. Tư vấn chuyển đổi mùa vụ canh tác, cơ cấu cây trồng vật nuôi
10 20
9. Các loại tập huấn 15 30
Nguồn hỗ trợ Số lượt Tỷ lệ
1. Trung ương 10 20
2. Chính quyền địa phương 28 56
3. Người thân, bạn bè, hàng xóm 24 48
4. Tổ chức phi chính phủ 8 16
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả 2011)
Đại học Kinh tế Huế
Ngoài ra áp lực của việc khắc phục hậu quả thiên tai để sớm ổn định cuộc sống gia đình cũng khiến lao động tác động tiêu cực đến tự nhiên hoặc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Người dân sử dụng các dụng cụ đánh bắt thuỷ sản huỷ diệt như mắt lưới nhỏ làm cho cá con không còn đường sống sót, sản lượng cá giảm sút vào mùa đánh bắt sau, dùng xung điện làm cho các loài thuỷ sản chết hàng loạt, các sinh vật phù du cũng chết làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt. Vì thế chính quyền địa phương cần có biện pháp ngăn chặn các hành động đánh bắt huỷ diêt này để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Trong nông nghiệp thì dođất chủ yếu là đất cát, đất bạc màu, dưỡng chất ít nên người dân tăng cường bón phân hoá học để thúc đẩy cây phát triển dẫn đến hậu quả là đất bị suy thoái, ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Trong những năm gần đây khí hậu diễn biến thất thường tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng nên người dân lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu làm giảm nguồn đa dạng sinh học và ô nhiễm không khí.
Mặc dù đã có nguồn tiền hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai nhưng do thiên tai xảy ra liên tục nên ảnh hưởng đến tích lũy của gia đình, khiến việc đầu tư tái sản xuất bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Vì thế nhiều hộ gia đình phải vay mượn để sửa chữa nhà cửa sau thiên tai và có vốn để tiếp tục tái sản xuất.
Theo điều tra cho thấy có 18 hộ tiếpcận nguồn vay để khắc phục thiên tai. Trong đó có 12 hộ vay từ ngân hàng.
Bảng 10: Nguồn tiền khắc phục thiên tai
Các khoản vay Số lượt Tỷ lệ (%)
Có 18 36
Không 32 64
Tổng 50 100
Nguồn vốn vay
Chính thức từ ngân hàng 12 67
Từ các tổ chức khác 6 33
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả 2011) Số liệu điều tra cho thấy 22 người được phỏng vấn biết đến thuật ngữ BĐKH chủ yếu qua các phương tiên truyền thông đại chúng như tivi, radio. Tuy
Đại học Kinh tế Huế
nhiên có 42 người được phỏng vấn chưa được tập huấn về BĐKH, trong khi đó 100% người được phỏng vấn khẳng định rằng thiên tai khắc nghiệt ảnh hưởng đến thu nhập của họ.
Bảng 11:Số liệu thống kê liên quan đến thuật ngữ BĐKH
Stt Kiến thức về BĐKH Số lượt Tỷ lệ (%)
1 Số người không biết đến thuật ngữ BĐKH 28 56
2 Số người biết đến thuật ngữ BĐKH 22 44
3 Tổng 50 100
1 Số người được tập huấn về BĐKH 8 16
2 Số người không được tập huấn về BĐKH 42 84
3 Tổng 50 100
1 Số người không có kế hoạch đối với công việc hiện tại
38 76
2 Số người có kế hoạch đối với công việc hiện tại 12 24
3 Tổng 50 100
1 BĐKH có ảnh hưởng đến thu nhập của họ 50 100
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả 2011) Như vậy qua thực tiễn, chính quyền địa phương đã chú trọng đến công tác phòng chống vàứng phó thiên taimà điển hình là kế hoạch Phòng chống thiên tai của địa phương đều được triển khai và kiện toàn hàng năm nhưng chưa đẩy mạnh tuyên truyền về BĐKH cũng như áp dụng các biện pháp thích nghi với BĐKH.
Cũng không khó để hiểu mặt hạn chế trong việc thích nghi BĐKH vì các lý do sau:
- Năng lực của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách có liên quan đến thích nghi BĐKH hiện nay còn yếu kém, chưa thể bắt kịp những đòi hỏi về mặt quản lý và điều hành của lĩnh vực này khi mà sự kiện thời tiết bất lợi gia tăng đe doạ kinh tế-xã hội và môi trường. Thích nghi BĐKH là một lĩnh vực mới, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, đời sống và xã hội và BĐKH đòi hỏi tầm quản lý và chiến lược cao, cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành-lĩnh vực kinh tế. Điều này yêu cầu chính quyền địa phương phải có một kế hoạch hoàn chỉnh lồng ghép thích nghi BĐKH với các lĩnh vực kinh tế khác. Ngoài ra cơ chế kiêm nhiệm quá nhiều việc cũng khiến lãnh đạo và cán bộ chuyên trách không thể đảm đương công tác này.
Đại học Kinh tế Huế
- Trình độ nhận thức của người dân về tác động của BĐKH còn thấp. Như đãđề cập ở trên, có tới 84% người được phỏng vấn chưa được tham gia vào các khoá tập huấn liên quan BĐKH. Người dân hầu hết quen thụ động dựa vào kế hoạch và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan.
Họ chưa chủ động thích nghi với các tác động của BĐKH, do đó chưa dám mạnh dạn thử nghiệm và áp dụng các mô hình hoạt động mới, chưa tự lập được kế hoạch cho công việc của mình nhằm thích nghi BĐKH trong thời gian tới. Điều này thể hiện rõ qua số liệu điều tra của bảng 11, có tới 76% số lượng người được phỏng vấn trả lời không có kế hoạch gì đối với công việc hiện tại để thích nghi với BĐKH hoặc thụ động chờ chính quyền địa phương. Những hộ có kế hoạch thích nghi với BĐKH đã nêu ra một số hoạt động thích nghi được áp dụng như:
phát triển mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản hay còn lại đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp; chuyển quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn, trang trại; vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh phát triển nghề dịch vụ đang làm, thay đổi kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản;
chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang thương mại dịch vụ hay các ngành nghề phi nông nghiệp; và kiên cố hoá nhà cửa đê điều.
- Kinh phí hạn hẹp cũng khiến cho việc thực hiện công tác thích nghi BĐKH gặp khó khăn trong khi có quá nhiều việc quan trọng khác cần chính quyền địa phương ưu tiên phân bổ ngân sách. Trong những năm qua, nguồn vốn cho các hoạt động BĐKH được thực hiện dựa vào kinh phí hợp tác quốc, hỗtrợ kỹ thuật của cơ chế tài chính công ước BĐKH và quỹ hợp tác song phương với các nước (Theo chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH). Cơ cấu nguồn kinh phí cho các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH cho giai đoạn 2009-2015 là: vốn nước ngoài 50%, vốn trong nước 50%, trong đó:
Ngân sách Trung ương: khoảng 15%;
Ngân sách địa phương: khoảng 10%;
Tín dụng ưu đãi: khoảng 10%;
Dân đóng góp: khoảng 10%;
Hiện nay, tại xã chưa hề có ngân sách dành cho các hoạt động thích nghi BĐKH. Đây là một khó khăn lớn cho chính quyền và nhân dân địa phương trong công tác này.
Đại học Kinh tế Huế