NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ VIỆC THAY ĐỔI VIỆC LÀM CỦA

Một phần của tài liệu Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã vinh hải, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC LÀM BỀN VỮNG DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH

1.3 NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ VIỆC THAY ĐỔI VIỆC LÀM CỦA

1.3.1Ở trên thế giới

1.3.1.1 Dự án năng lượng mặt trời ở Afghanistan

Afghanistan là một nước thuộc vùng Nam Á, có nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu với nguồn nhiên liện hoá thạch khan hiếm. Dưới tác động của BĐKH, lượng mưa ở Afghanistan ngày càng giảm, nắng nóng và hạn hán gia tăng. Môi trường và năng lượng được xem là hai vấn đề quan tâm cần giải quyết của chính quyền Afghanistan.

Người dân nông thôn Afghanistan đã sử dụng một cách lệ thuộc vào các nhiên liệu như chất đốt như xăng, dầu hoả, củi, rơm rạ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Những loại chất đốt này gây ô nhiễm và tạo khí độc cho môi trường, tăng phát thải khí CO2 vào bầu khí quyển, góp phần làm nhiệt độ trái đất tăng lên; ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra việc sử dụng xăng dầu là quá đắt đỏ ngoài khả năng kinh tế của người dân và quá phụ thuộc vào các nước xuất khẩu dầu mỏ. Dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Tài trợ Giáo hội Na Uy từ năm 2005-2009, 118 làng ở vùng nông thôn Afghanistan đã được chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời. Ở các làng này, việc chuyển từ sử dụng dầu hoả sang năng lượng mặt trời đã làm giảm chi phí, chống ô nhiễm bầu không khí và giảm phát thải khí nhà kính. Đây là một biện pháp thíchứng tốt với BĐKH và còn góp phần giảm nguyên nhân gây ra BĐKH.

1.3.1.2 Vườn nổi ở Bangladesh

Nằm trong vùng khô nóng và bị ảnh hưởng dữ dội bởi gió mùa, Bangladesh một nước nghèo của vùng Nam Á được xem như là một trong những nước dễ bị tổn thương với BĐKH nhất thế giới. Hàng năm nông dân ở vùng miền Nam Bangladesh phải đối mặt với các loại thiên tai nặng nề như bão, lũ lụt, lũ bùn và xâm nhập mặn. Do vậy, người nghèo ở đây luôn tìm cách thay đổi việc làm của mìnhđể thích ứng với BĐKH.

Để tồn tại ở những vùng thường xuyên ngập nước và kéo dài, nông dân Bangladesh đã chuyển sang một phương thức sản xuất truyền thống mà đã phần nào bị lãng quên: vườn nổi kiểu trồng rau nổi trên mặt nước. Đây là một giải

Đại học Kinh tế Huế

pháp thích nghi với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Những mảng vườn nhỏ được làm chủ yếu từ một loại cỏ đặc biệt mọc dưới nước. Người dân đã làm vườn nổi một cách khéo léo. Các tấm chiếu mềm dẻo được làm để thả nổi trên mặt sông khi lụt hoặc triều dâng xảy ra, chúng chịu sự ngập nước một cách dễ dàng mà thời gian không thành vấn đề đối với chúng.

Sự thuận tiện của các vườn nổi là tính đa dạng, rau không bị cuốn trôi, người dân có thể tiếp tục công việc trồng trọt của mình khi màđất của họ bị ngập nước. Mảng vườn không mất tiền, vật liệu dư thừa ở địa phương được tận dụng một cách thông minh, chúng không gây ô nhiễm và có thể tái sử dụng nhiều lần.

Vườn nổi có thể cung cấp cho các hộ nông dân rau màu để ăn và bán quanh năm.

Thêm nữa, đây là một kỹ thuật có thể tái tạo. Loại cỏ để làm bè có ở khắp nơi trên thế giới, rẻ, xanh và có hiệu quả. Vườn nổi là một ví dụ của thích nghi với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Mô hình này được nhân rộng và giới thiệu cho nhiều cộng đồng trên thế giới.

1.3.2Ở Việt Nam

Hầu hết các dự án chuyên đề thích nghi với biến đổi khí hậu đang được triển khai trên rất nhiều tỉnh của Việt Nam đều ở giai đoạn khởi công hoặc thí điểm do đó chưa có báo cáo đánh giá hiệu quả của chúng. Tuy nhiên có nhiều dự án phát triển cộng đồng mang tính thích nghi với biến đổi khí hậu. Điển hình dự án phát triển ngành tre của chương trình Tre Mê Kông với mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Phú Thọ thông qua việc phát triển ngành tre mang lại thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo. Ngoài mục tiêu trên, đặc tính của tre là giữ đất tốt và hấp thụ khí CO2 cao, cây tre góp phần chống xói mòn đất do lũ lụt và giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ khí quyển.

Mới đây, thực hiện thỏa thuận đối tác chiến lược về ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và quản lý nước (SPA) đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hà Lan ký ngày 4/10/2010, hội thảo cấp cao lần thứ tư Việt Nam- Hà Lan đã xem xét các mô hình ra quyết định thông qua thử thiết kế quy hoạch.

Đây là kỹ thuật lập quy hoạch tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới, nó sẽ cho thấy mỗi thay đổi đầu vào của hệ thống sẽ quyết định như thế nào đến tương lai phát triển của ĐBSCL. ĐBSCL phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH được đưa

Đại học Kinh tế Huế

ra phân tích và hiển thị kết quả thử thiết kế quy hoạch trên mànảnh để mọi người cùng tham luận.

Chống lũ lụt, đối phó với tình trạng nước biển dâng thì đê bao được xem là giải pháp hữu hiệu. Nhưng như thế sẽ phá vỡ lợi ích của những người đang hưởng lợi từ lũ, sẽ loại bỏ khả năng bồi lắng phù sa do các trận lũ mang lại, đồng thời loại bỏ khả năng bồi đắp đất làm cho cao độ của đồng bằng bị hạ thấp dần so với mực nước biển. Nhưng các giải pháp ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu đều được xem là việc phải làm cấp bách, trong đó có việc cải thiện hệ thống cấp nước và xây dựng cống ngăn mặn trên các con kênh là việc cần ưu tiên cũng như chú trọng nghiên cứu tìm ra các giống lúa có khả năng chịu mặn.

1.3.3Ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế

Một nghiên cứu về thích nghi biển đổi khí hậu ở tỉnh TT-Huế năm 2009 của Tiến sĩ Bùi Dũng Thể và các cộng sự trường ĐH Kinh tế Huế đã chỉ ra rằng:

Người dân xã Phú Thanh huyện Phú Vang tỉnh TT-Huế đã áp dụng mô hình các nước ngọt-lúa gạo đỏ nhằm thích nhgi với nước biển dâng. Nhằm đa dạng hoá sinh kế, tăng thu nhập người dân người dân đã trồng thêm các loại hoa và rau màu. Ngoài ra để giảm bớt sự phụ thuộc vào nông nghiệp, người dân đã lên thành phố tìm việc làm, chuyển sang làm thêm một số nghề thủ công khác như may mặc, dịch vụ, thợ mộc, làm nón, chế biến thực phẩm,...

Dự án IMOLA đã vàđang thực hiện đặt các trộ chuôm thí điểm ở các khu bãi giống và bãi đẻ thuộc xã Lộc Bình. Các khu bãi giống và bãi đẻ gồm ba khu vực nước nông 61 ha trong xã. Các hoạt động khai thác trong các vùng bảo vệ này bị hạn chế vào một mùa nhất định (từ tháng 5 đếntháng 10 âm lịch) và chỉ một số ngư cụ nhất định được phép sử dụng nhằm giảm ảnh hưởng đến các khu vực này. Tuy nhiên, hai CHNC đang đối mặt với vấn đề người dân lấn chiếm và tự ý khai thác trên các khu vực cấm này mặc dù các CHNC đã tổ chức tuần tra theodõi.

Để giải quyết các vấn đề này và đồng thời tạo ra môi trường sinh thái tốt cho các loài cá trên đầm phá, các CHNC ở xã Lộc Bình đã sáng kiến xây dựng các trộ chuôm ở các khu vực bãi giống và bãi đẻ. Dù mục đích ban đầu của việc cắm chuôm là thúc đẩy sựsinh sản của các loài cá trên đầm phá, việc thu hoạch các trộ chuôm có kiểm soát (với tần suất hạn chế, mùa, mắt lưới và kích cỡ cá

Đại học Kinh tế Huế

khai thác được) hiện tại vẫn được cho phép nhằm tạo ra nguồn quỹ hoạt động cho các CHNC với mục đích duy trì các khu vực bãi giống và bãiđẻ.

Dự án IMOLA đã vàđang hỗ trợ mô hìnhương cá giống nước ngọt bắt đầu từ tháng 5/2009 ở xã Lộc Điền. Mục đích của hoạt động này là mang lại nguồn thu nhập cho hoạt động và quản lý của CHNC và đồng thời, tạo ra nguồn cá giống chất lượng tốt, rẻ cho các hội viên chi hội. Bằng việc xây dựng nguồn quỹ bền vững cho CHNC trong hoạt động quản lý đầm phá cho đến nay vẫn còn hạn hẹp và tạo ra nguồn lợi thiết thực cho hội viên CHNC (qua đó có thể thu hút thêm hội viên), dự án IMOLA mong muốn sẽ củng cố hơn nữa vai trò và chức năng của CHNC trong quản lý đầm phá. Những việc làm trên nhằm bảo vệ nguồn đa dạng sinh học cho vùng đầm phá, ven biển đồng thời giữ sản lượng cá ổn định, hỗ trợ cho cư dân ở đây trong việc nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo sinh kế cho người lao động.

Từ những việc làm thích ứng với BĐKH của một số nước châu Á và các địa phương trong nước, trong tỉnh. Kinh nghiệm cho xã Vinh Hải được rút ra như sau:

1. Nông dân trở lại áp dụng kỹ thuật trồng lúa từ gieo sạ sang cấy lúa nhằm tránh bị ngập úng trong mùa lũ và chuyển diện tích trồng lúa bị nhiễm mặn sang các hồ nuôi trồng thuỷ sản mà đặc biệt là nuôi cá.

2. Sử dụng mô hình vườn nổi để trồng rau màu vào mùa lũ bởi đặc điểm địa hình và thiên tai của xã Vinh Hải có nhiều điểm tương đồng với miền Nam Bangledesh. Ngoài ra nguyên liệu làm vườn nổi và có sẵn tại địa phương.

3. Phát triển mô hình trồng tre song song với phát triển nghề đan lát.

4. Chính quyền địa phương tích cực kêu gọi đầu tư vào các dự án chống ô nhiễm môi trường và sử dụng năng lượng sạch như dự án sử dụng năng lượng mặt trời đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc ứng dụng mô hình này vàođời sống của họ.

5. Phát triển và ứng dụng những mô hình hoặc hoạt động sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH đã được đánh giá thành công ở vùng đầm phá ven biển lân cận.

Tóm lại, BĐKH tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, nghiên cứu những nhân tố tác động đến việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Những kinh nghiệm về thích ứng việc làm do BĐKH sẽ góp phần phân tích thực trạng địa phương về những tác động BĐKH đến việc làm.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Những giải pháp việc làm bền vững cho lao động ở xã vinh hải, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)