CHƯƠNG II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN Ở HUYỆN TUYÊN HOÁ
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo báo cáo dân số và niên giám thống kê huyện năm 2009. Tổng sốdân toàn huyện năm 2007 là 81.580 người, dân tộc ít người 579 người chiếm 0,7% tổng dân số toàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số 1,3% cao hơn mức bình quân chung của tỉnh là 0,1%.
Mật độ dân số 71 người/km2 là huyện có mật độ thấp thứ hai của tỉnh, lại phân bố không đều giữa các vùng, các xã trong huyện. Tổng số lao động của huyện năm 2007 là37.600 người. Số lao động không cóviệc làm 1.900 người chiếm 5%, số lao động, thiếu việc làm 5.600 người chiếm 14,9%. Trong tổng số lao động cótrình độ đại học, cao đẳng 440 người, trung học chuyên nghiệp 2.745 người, công nhân kỹ thuật có 1.990 người.
Kinh tếkém phát triển, chuyển dịch cơcấu kinh tế chậm nên lao động của huyện tập trung chủyếu trong ngành nông nghiệp 29.900 người chiếm 79,5%, công nghiệp, xây dựng chỉ có 2.800 người chiếm7,4%, dịch vụ 4.900 người chiếm13,1%.
Qua bảng số liệu ta thấy tổng số LĐ trên địa bàn huyện đãđược bổ sung thêm một lực lượng lớn mạnh, chủ yếu là LĐ trẻ. Năm 2008, tổng LĐ là 39.890 LĐ, sang năm 2009 là 42.349 LĐ, tăng 2.459 LĐ (tăng 6,16%).
Điều đáng quan tâm là dù mật độ dân số thấp nhưng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế, ngành nghề lại chưa phát triển nên hằng năm lực lượng lao động chưa được sử dụng hợp lí, tình trạng chung là còn thừa lao động thiếu việc làm. Bên cạnh đó huyện có lực lượng lao động là dân tộc thiểu số với trìnhđộ nhận thức, trìnhđộ dân trí thấp với những hủ tục lạc hậu vẫn còn duy trì. Những khó khăn này sẽ là một trong những thách thức của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng4: Tình hình dân số và lao động huyện Tuyên Hoá qua 3 năm (2007 –2009)
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
So sánh
2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
1. Tổng số hộ Hộ 18.407 18.808 19.646 401 2,18 838 4,46 2. Nhân khẩu Khẩu 81.580 83.319 83.427 1.739 2,13 108 0,13 3. Tổng LĐ LĐ 37.600 39.890 42.349 2.290 6,09 2.459 6,16 4. BQ nhân
khẩu/hộ Khẩu 4,43 4,43 4,25 0 0 -0,18 -4,06
5. BQLĐ/hộ LĐ 2,04 2,12 2,16 0,08 3,92 0,04 1,89
(Nguồn: Niên giám thống kê và báo cáo dân số năm 2009 của huyện Tuyên Hóa) Tuy nhiên, ưu điểm nổi bật vềnguồn lao động của huyện là hầu hết đều có đức tính cần cù chịu thương chịu khó. Lao động các xã vùng bãi bồi ven sông khá thạo với nghềtrồng lúa, vùng đồi núi cókinh nghiệm vềrừng, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp. Ngoài ra dân cư các vùng đều biết một số nghề tiểu thủ công nghiệp như làm đồ mây tre, đan lát, mộc,… đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động.
Xét về chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/hộ và bình quân LĐ/hộ, ta thấy tỷ lệ LĐ/hộ không có biến đổi đáng kể. Bình quân nhân khẩu trên hộ năm 2007 là 4,43 khẩu và có xu hướng giảm dần, còn bình quân LĐ/hộ là 2,04 LĐ và có xu hướng tăng dần. Điều này cho thấy công tác kế hoạch hóa gia đình trênđịa bàn huyện đang từng bước mang lại hiệu quả.
Tóm lại, tiềm năng về dân số và lao động của huyện là tương đối lớn, đây sẽ là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế của huyện nhà. Nhưng do sự phân bố không đồng đều của lực lượng lao động giữa các vùng và giữa các khu vưc sản xuất nên đã gây ra không ít khó khăn trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người LĐ cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội khác. Do vậy trong thời gian tới huyện cần có các chính sách nhằm phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn LĐ.
Đại học Kinh tế Huế
2.1.2.2.Đất đai
Theo thống kê đến năm 2009, huyện Tuyên Hoá có tổng diện tích đất tự nhiên là 109.324 ha. Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, đất phi nông nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm từ 2007 –2009. Cụ thể:
Bảng5: Tình hìnhđất đai của huyện Tuyên Hoá
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
DT Cơ cấu DT Cơ cấu DT Cơ cấu
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
Tổng diện tích 109.324,4 100,0 109.324,4 100,0 109.324,4 100,0 I. Đất nông nghiệp 86.230,5 78,9 86.771,6 79,4 87.701,6 80,2
1. Đấtsản xuấtNN 6.520,8 7,6 6.713,7 7,7 6.733,7 7,7
- Đất trồng sắn 1.876,1 28,8 1.905,4 28,4 2.011,4 29,9
2. Đất lâm nghiệp 78.765,9 91,3 79.104,4 91,2 80.035,3 91,3
3. Đất mặt nước NTTS 943,8 1,1 953,5 1,1 932,6 1,1
II. Đất phi nông nghiệp 3.960,2 3,6 4.621,6 4,2 4.690,7 4,3
1. Đất thổ cư 1.079,7 27,3 1.545,4 33,4 1.594,2 34,0
2. Đất chuyên dùng 2.880,5 72,7 3.076,2 66,6 3.096,5 66,0
III. Đất chưa sử dụng 19.133,8 17,5 17.931,2 16,4 16.932,1 15,5 (Nguồn:Niên giám thống kê huyện Tuyên Hoá)
* Đất nông nghiệp
Năm 2007 diện tích đất nông nghiệp là 86.230,5 ha chiếm 78,9% trong tổng diện tích đất của huyện, năm 2009 tăng lên 87.701,6 ha, chiếm 80,2% trong tổng diện tích đất của huyện. Điều này cho thấy rõ vai trò và chiến lược đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện. Huyện đã phát động phong trào khai hoang phục hoá đối với cấp xã, khuyến khích bà con khai hoang, mở rộng diện tích, hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, năm 2007 đất lâm nghiệp chiếm 91,3%, năm 2008 là 91,2% và năm 2009 là 91,3% . Cònđất sử dụngvào sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng tăng từ 6.520,8 ha năm 2007 lên 6.733,7 vào năm 2009. Đất trồng sắn chiếm tỷ lệ khá lớn
Đại học Kinh tế Huế
28,8% trong diện tích đất nông nghiệp. Điều này cho thấy huyện đã quan tâm, chú trọng sản xuất sắn. Còn lại là đất mặt nước NTTS, năm 2009 chỉ chiếm tỷ trọng rất ít 1,1% trong tổng diện tích đất nông nghiệp.
* Đất phi nông nghiệp
Có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2007 đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 3,6% tăng lên 4,3% năm 2009. Trong 730,5 ha đất phi nôngnghiệp tăng lên là do đất ở tăng lên 514,5 ha, đất chuyên dùng tăng 216,0 ha.
*Đất chưa sử dụng
Điều đáng quan tâm là huyện còn một diện tích đất chưa sử dụng rất lớn, năm 2009 là 16932,1 ha chiếm 15,5% diện tích toàn huyện, đòi hỏi huyện phải có hướng cải tạo để đưa vào sử dụng. Nhìn chung, tiềm năng đất đai chưa sử dụng của huyện còn lớn, phân bố tập trung ở các xã vùng gòđồi và vùng núi rẻo cao. Vì thế trong thời gian tới địa phương cần khuyến khích người dân sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm đất đai, thực hiện thâm canh tăng năng suất và đẩy mạnh khai hoang phục hoá đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất.
2.1.2.3. Tình hình phát triển sản xuất nông –lâm– ngư
Bảng6: Quy mô, cơ cấu các ngành NLN huyện Tuyên Hoá từ năm 2007 – 2009 (theo giá cố định năm 1994)
Chỉtiêu
2007 2008 2009
Gtrị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Gtrị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Gtrị (tr.đ)
Cơ cấu (%) Tổng 71.737,0 100,0 79.537,0 100,0 83.561,0 100,0 1. Nông nghiệp 59.986,0 83,6 65.934,0 82,9 68.828,0 82,4 - Trồng trọt 36.591,0 61,0 39.956,0 60,6 41.434,0 60,2
-Chăn nuôi 23.395,0 39,0 25.978,0 39,4 27.394,0 39,8
2.Lâm nghiệp 7.251,0 10,1 8.849,0 11,1 9.770,0 11,7
- Trồng rừng 1.927,0 26,6 2.534,0 28,6 4.123,0 42,2
- Khai thác 5.324,0 73,4 6.315,0 71,4 5.647,0 57,8
3. Thuỷ sản 4.500,0 6,3 4.754,0 6,0 4.963,0 5,9
- Nuôi trồng 3.605,0 80,1 3.813,0 80,2 3.968,0 80,0
- Khai thác 895,0 19,9 941,0 19,8 995,0 20,0
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuyên Hoá)
Đại học Kinh tế Huế
Kinh tế nông nghiệp (theo nghĩa rộng) huyện Tuyên Hóa do 3 bộ phận cấu thành: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Sự tăng trưởng của nhóm ngành này trong thời kỳ 2007 – 2009 được thể hiện quabảng trên.
Về cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Năm 2007 giá trị sản xuất trồng trọt gấp1,56 lần giá trị sản xuất chăn nuôi, tương ứng trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thì tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt 61,0%, chăn nuôi 39,0%. Năm 2009 giá trị sản xuất trồng trọt chỉ gấp 1,51 lần giá trị sản xuất chăn nuôi, tương ứng tỷ trọng trồng trọt và chăn nuôi là 60,2% và 39,8%. Điều này chứng tỏ về cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp huyện Tuyên Hóa đã có những tiến bộ lớn. Sở dĩ đạt được như vậy là do huyện đã chú trọng khai thác tiềm năng vùng núi, gòđồi để phát triển chăn nuôi mở rộng diện tích trồng cỏ từ 50 ha năm 2007lên 260 ha năm 2009 nhằmphát triển chăn nuôi đại gia súc.
Những yếu tố đó đã nâng dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Điều này cho thấy rằng ngành nông nghiệp huyện Tuyên Hoá đang có xu hướng chuyển dịch thuận lợi, đúng hướng.
Ngành lâm nghiệp là ngành có nhiều tiềm năng của huyện Tuyên Hoá. Tuy nhiên, phát triển chậm và chưa thật sự vững chắc. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trước đây chủ yếu là khai thác chỉ sau năm 2007 người dân mới bắt đầu quan tâm đến việc trồng rừng sản xuất và đến năm 2008 mới trở thành phong trào mạnh mẽ vì vậy từ năm 2008 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp bắt đầu có xu hướng tăng lên, một điều đáng chú ý là trong những năm gần đây người dân ở Tuyên hóa đã đưa vào trồng và phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ như Tre điềm trúc, Song, Mây,... bước đầu đem lại hiệu quả cao mởra một nghề mới thúc đẩy kinh tế huyện phát triển bền vững.
Ngành thuỷ sản huyện Tuyên Hoá chủ yếu là nuôi trồng cá nước ngọt ở lồng bè trên sông và ao hồ, tỷ trọng của giá trị ngành thuỷ sản trong nhóm ngành NLN không lớn. Trong những năm qua đã có bước tăng trưởng khá, giá trị ngành thuỷ sản đã tăng từ 4.500 triệu đồng năm 2007 lên 4.963 triệu đồng năm 2009.
Đại học Kinh tế Huế
Đánh giá chung về tình hình phát triển sản xuất NLN
Trong 3 năm qua sự phát triển ngành NLN của huyện Tuyên Hoá đã có những tiến bộ đáng kể thể hiện tốc độ tăng trưởng khá cao. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng. Sự phát triển sản xuất NLN đang diễn ra theo chiều hướng tốt.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, ruộng đất manh mún, tỷ trọng hàng hoá thấp còn mang nặng dấu ấn của nền sản xuất tự cấp tự túc, trình độ thâm canh thấp, vùng rẻo cao và vùng gòđồi chưa được khai thác hiệu quả. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtcòn hạn chế, vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều bất cập.
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chấtkỹ thuậtphục vụ đời sống và sản xuất
- Điện: Đến năm 2009 đã có 20/ 20 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia,100% số thôn bản có điện,100% số hộ có điện lưới.
- Nước: Huyện có nhà máy nước Đồng Lê cung cấp cho 150 hộ của thị trấn.
Ngoài ra các xã Đức Hoá, Đồng Hoá, Cao Quảng, Hương Hoá có hệ thống nước tự chảy do các chương trình dự án hỗ trợ.
- Thuỷ lợi: Toàn huyện có gần 100 công trình thuỷ lợi (Hồ chứa, đập dâng, trạm bơm). Đã kiên cố hoá 64000m/ 90000m kênh mương. Tuy vậy, các công trình thuỷ lợi hầu hết là những công trình nhỏ và tập trung ở vùng bãi bồi ven sông. Các xã ở hai vùng còn lại phần lớn dựa vào nước trời, mùa khô thiếu nước nghiêm trọng.
- Giao thông: Tuyên Hoá có quốc lộ 12A chạy qua, nối liền huyện Quảng Trạch và huyện Minh Hoá qua nước bạn Lào tại cửa khẩu Cha Lo. Quốc lộ 15 nay là đường Hồ Chí Minh chạy qua phía Tây Bắc huyện, qua ba xã Hương Hoá, Thanh Hoá và Lâm Hoá dài gần 30 km. Đường xuyên Á qua thịtrấn Đồng Lê. Đường sắt Bắc Nam là tuyến giao thông quan trọng nhất để Tuyên Hoá nối liền với các huyện và tỉnh khác.
Nhìn chung gần đây mạng lưới giao thông vận tải của huyện đãđược đầu tư xây dựng, song mạng lưới giao thông phân bố không đều. Đặc biệtcác xã vùng núi rẻo cao giao thông đi lại còn khó khăn.
- Thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc ngày càng đáp ứng thông tin phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống sinh hoạt dân cư. Đến nay toàn huyện có
Đại học Kinh tế Huế
14/ 20 xã có hệ thống điện thoại cố định, trên 1100 hộ sử dụng điện thoại, điện thoại di động phủ sóng thị trấn Đồng Lê và các xã lân cận từ năm 2003.
Hệ thống trường học được đầu tư xây dựng, xoá toàn bộ phòng học tranh, tre, nứa, lá đến nay cơ bản các xãđã có trường học kiên cố.
Ngành y tế đã xây dựng hệ thống trạm y tế cho tất cả các xã, giải quyết tình trạng thiếu giường bệnh.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng của huyện đã có những chuyển biến rõ nét góp phần tích cực, quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng Tuyên Hoá vẫn còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển, cơ sở hạ tầng thiếu thốn lạc hậu, nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng không có kinh phí sửa chữa. Bên cạnh đó lại phân bố không đều, đây là yếu tố kìm hãm sản xuất, dịch vụ, đời sống nhân dân, là một trong những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo.