CHƯƠNG II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN Ở HUYỆN TUYÊN HOÁ
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 1. Năng lực sản xuất của các hộ
2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn
Chi phí sản xuất là một bộ phận cấu thành nên kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quảcủa quá trình sản xuất. Sản xuấtsắn ở huyện Tuyên Hoá chủ yếu là sử dụng những công cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng nên hầu như không có khấu hao tài sản cố định. Trong kết cấu chi phí sản xuất sắn của huyện tôi đưa vào chi phí trung gianvà phần chi phí lao động. Chi phí sản xuất của các nông hộ được tính bình quân trên sào.
Tổng chi phí bình quân trên một sào sắn là 537,9 nghìn đồng, có sự chênh lệch lớn giữa hai xã điều tra, trong đó tổng chi phí bình quân trên sào của xã Nam Hoá là 469,1 nghìnđồng còn xã Thanh Hoá là 613,4 nghìnđồng.
Chi phí trung gian là khoản mục chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất sắn của các hộ điều tra. Chi phí trung gian của các nông hộ điều tra bao gồm: Thuốc VANI VITHACO 3L, phân chuồng, phân đạm, phân lân, phân kali, BVTV, thuê máy làm đất, thuê LĐ, vận chuyển. Chi phí trung gian bình quân trên một sào sắn là 329,51 nghìn đồng, khoản chi phí trung gian này là khá cao và có sự chênh lệch lớn giữa hai xã điều tra, trong đó chi phí trung gian bình quân của Nam Hoá là 275,73 nghìn đồng, chiếm 58,77% tổng chi phí của hộ còn của Thanh Hoá là 384,11 nghìnđồng, chiếm 62,62% tổng chi phí của hộ.
Qua điều tra, ta thấy các hộ đã sử dụng thuốc VANI VITHACO 3L đây là thuốc dùng để ngâm hom giống trước khi trồng. Việc thực hiện tốt ngâm hom đúng quy trình kỹ thuật đã tăng khả năng chống mối mọt, kích thích ra rễ, tăng khả năng nảy mầm.
Phương pháp trồng sắn truyền thống của người dân trước đây hầu như không sử dụng loại thuốc này nên hiệu quả thu được thấp hơn nhưng từ khi được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông người dân đã sử dụng thuốc, làm tăng hiệu quả trồng sắn.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng11: Chi phí sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2009 (Tính BQ/sào) (ĐVT: 1000đ)
Chỉ tiêu
BQC Nam hoá Thanh hoá
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
I. Chi phí trung
gian 329,51 61,26 275,73 58,77 384,11 62,62
1. Thuốc VANI
VITHACO 3L 42,41 12,87 32,72 11,87 52,71 13,72
2. Phân bón 147,01 44,61 119,83 43,46 163,70 42,62
- Phân đạm 20,9 14,22 14,02 11,70 24,03 14,68
- Phân lân 33,38 22,71 23,52 19,63 40,04 24,46
- Phân kali 83,62 56,88 74,40 62,09 89,80 54,86
- Phân chuồng 9,08 6,18 7,89 6,58 9,83 6,00
3. BVTV 2,70 0,82 2,02 0,73 4,09 1,06
4. Thuê máy làm
đất 33,41 10,14 35,11 12,73 25,31 6,59
5. Thuê LĐ 43,69 13,26 41,63 15,10 64,10 16,69
6. Vận chuyển 60,29 18,30 44,42 16,11 74,20 19,32
II. Chi phí LĐ 208,41 38,74 193,4 41,23 229,3 37,38
Tổng chi phí 537,92 100,00 469,13 100,00 613,41 100,00 (Nguồn số liệu điều tra)
Chi phí giống ở cả 2 xã không được đề cập đến vì do đặc điểm của cây sắn, những thân cây sắn năm trước, sẽ được lựa chọn theo những chỉ tiêu giống tốt nhất định, sau đó được sử dụng làm giống cho năm sau.
Chi phí phân bón là khoản mục chi phí khá lớn trong kết cấu chiphí trung gian bình quân của cáchộ điều tra, tỉ lệ chi phí phân bón trong cơ cấu chi phí trung gian là 44,61%, chi phí vận chuyển là 18,30%, Chi phí BVTV là khoản mụcchi phí thấp nhất trong kết cấu chi phí trung gian các nông hộ, chiếm 0,82%. Bên cạnh đó các khoản chi phí khác chiếm tỉ lệ nhỏ như thuê máy làm đất chiếm 10,14%, chi phí thuê lao động chiếm13,26%.
Đại học Kinh tế Huế
Qua điều tra, ta thấy chi phí vậnchuyển bình quân cho mỗi sào sắn của hai xã chiếm một lượng khá lớnvà có sự khác nhau giữa 2 xã, trong đó xã Nam Hoá là 44,42 nghìnđồng còn xã Thanh Hóa là 74,20 nghìn đồng. Có sự khác nhau như vậy là vì xã Thanh Hóa thuộc vùng núi rẻo cao, giao thông đi lại không thuân lợi nên người dân sau khi thu hoạch sắn phải tốn 1 lượng chi phí để thuê xe vận chuyển về nhà hoặc tới địa điểmtiêu thụ.
Chi phí thuê lao động là khoản mục chi phí xếp thứ ba trong kết cấu chi phí trung gian bình quân. Bình quân một sào sắn gia đình phải bỏ ra 43,69 nghìn đồng thuê lao động. con số nàyở xã Nam Hoá là 41,63 nghìn đồng, còn xã Thanh Hoá là 64,10 nghìn đồng. Điều này có thể giải thích như sau: Do hầu hết diện tích sắn ở xã Thanh Hóađều được sản xuất trên đất dốc, đất đã bạc màu hoặc đất trống, đồi núi trọc nên quá trình làm đất tốn nhiều công hơn. Hơn nữa, bình quân lao động trên một hộ chưa cao 2,6 LĐ/hộ nên bên cạnh việc sử dụng lao động gia đình sẵn có, vào thời kì làm đất hay thu hoạch thì gia đình phải thuê thêm lao động. Điều này làm tăng lên lượng chi phí trung gian trên một sào sắn của hộ.
So sánh giữa hai xã ta thấy có sự khác biệt lớn về chi phí trung gian bình quân trên một sào sắn giữa hai xã. Chi phí trung gian bình quân trên một sào của xã Nam Hoá khá thấp 275,73 nghìn đồng. Điều này được giải thích bởi xã Nam Hoá thuộc vùng gòđồi, đất đai chủ yếu là đất thịt, màu mỡ đây là điều kiện thuận lợi cho sựphát triển của cây sắn. Hơn nữa xã còn có quốc lộ 12A đi qua địa bàn xã nên việc vận chuyển từ nơi trồng cho đến điểm thu mua tương đối thuận lợi.
Xã Nam Hóa và xã Thanh Hoá là 2 xã phát triển mạnh chăn nuôi của huyện, tận dụng phân chuồng sẵn có bón cho sắn vừa góp phần to lớn trong việc cải tạo đất vừa góp phần giảm chi phí trung gian bình quân trên mộtsào cho hai xã. Chi phí trung gian bình quân trên một sào sắn của xã Thanh Hóa khá lớn384,1 nghìnđồng. Địa hình của xã chia cắt, đất dốc, bị rửa trôi, bạc màu do đó muốn đạt đượckết quả và hiệu quả sản xuất sắn cao người dân phải đầu tư một khoản lớn chi phí. Mặt khác, xã Thanh Hóa có đất đai rộng lớn, diện tích đất trống, đồi núi trọc còn nhiều. Sắn lại là loại cây thích hợp với nhiều loại đất, khi thử nghiệm giống sắn KM94 trên địa bàn xã đã cho kết quả khả quan. Trước đây chính quyền xã đã tập trung nghiên cứu và đưa cây sắn
Đại học Kinh tế Huế
vào trồng ở những diện tích đất đồi núi bỏ hoang. Thời gian đầu giải pháp này chưa có hiệu quả do chưa có đầu ra cho cây sắn nhưng nay khi có nhà máy chế biến sắn Sông Dinh bao tiêu sắn sản xuất ra cho bà con nên giải pháp này đang phát huy hiệu quả rõ rệt, tận dụng được đất hoang hoá, đất trống, đồi núi trọc, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân.
Nhìn chung các hộ sản xuất sắn ở địa bàn nghiên cứu đã quan tâm đầu tư phát triển sản xuất sắn. Song mức đầu tư chưa cao, điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Qua phân tích ta thấy xã Thanh Hoá bỏ ra một lượng chi phí khá lớn nhưng năng suất thu được thấp hơn xã Nam Hoá. Do đó việc đầu tư chi phí cho sản xuất đòi hỏi phải căn cứ vào giống, vào điều kiện tự nhiên của vùng và việc đánh giá về kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ đòi hỏi phải xem xét trên nhiều bình diện, nhiều khía cạnh khác nhau để thu được kết quả chính xác.
2.3.2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn năm 2009
Để phản ánh được thực tế sản xuất sắn của các nông hộ trong vùng đạt được như thế nào tôi đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu kết quả và hiệu quả bao gồm: Giá trị sản xuất (GO), tổng chi phí (TC), chí phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA), công lao động,năng suất (NS),VA/công, GO/IC, VA/IC. Các chỉ tiêu này được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng12: Kết quả và hiệu quả sản xuất sắn của các hộ điều tra (Tính BQ/sào)
Chỉ tiêu ĐVT BQC Nam Hóa Thanh Hoá
1. GO 1000đ 907,37 1.009,91 738,57
2. TC 1000đ 537,92 469,13 613,41
3. IC 1000đ 329,51 275,73 384,11
4. VA 1000đ 577,87 734,18 354,47
5. Công LĐ Công 6,78 6,32 7,10
6. NS Kg/sào 986,31 1.121,01 817,50
7. VA/công 1000đ 85,23 116,17 49,93
8. GO/IC Lần 2,75 3,66 1,92
9. VA/IC Lần 1,75 2,66 0,92
(Nguồn số liệu điều tra)
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng số liệu ta thấy, bình quân một sào sắn mỗi hộ gia đình thu được 907,37 nghìnđồng giá trị sản xuất, sau khi trừ đi chi phí trung gian thì bình quân mỗi hộ thu được 577,87 nghìn đồng giá trị gia tăng. Do năng suất lạc giữa các xã có sự khác biệt lớn nên giá trị sản xuất bình quân trên sào của các nông hộ ở hai xã cũng có sự khác biệt trong đó xã Nam Hóa là 1.009,91 nghìn đồng cao hơn hẳn so với xã Thanh Hoá là 738,57 nghìnđồng.
So sánh giá trị gia tăng giữa hai xã, xã Thanh Hóa thu được 354,47 nghìn đồng trên một sào thấp hơn nhiều so với xã Nam Hoá mặc dù chi phí trung gian xã Nam Hoá bỏ ra ít hơn nhiều so với xã Thanh Hoá. Điều này được giải thích bởi điều kiện khách quan là đất đai và địa hình. Bên cạnh đó, nhận thấy được tiềm năng và lợi ích phát triển kinh tế từ cây sắn, Đảng bộ, chính quyền xã Thanh Hoá lại một lần nữa vận động bà con trong xã trồng sắn trên diện tích đất đồi núi hoang hoá. Bước đầu khai hoang đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí cải tạo đất, phân bón, … nhưng về lâu dài đây là con đường giải quyết việc làm , tăng thu nhập cho hộ gia đình. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình trong xã đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây sắn. Những kết quả trên là dấu hiệu đáng mừng cho vùng đất vốn lâu nay gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Về năng suất, bình quân chung một sào sắn cho năng suất là 986,31 kg/sào, tương đương với 197,3 tạ/ha và có sự khác nhau lớn giữa 2 xãđiều tra. Trong đó, năng suất sắn của xã Nam Hoá là 1121,01kg/sào, tương đương với 224,2 tạ/ha, cao hơn rất nhiều so với năng suất chung toàn huyện và gấp 1,14 lần so với xã Thanh Hoá. Điều được giải thích bởi điều kiện đất đai xã Nam Hoá thuận lợi hơn rất nhiều so với xã Thanh Hoá.
Giá trị gia tăng trên một ngày công lao động giữa hai xã cũng cósự khác nhau, xã Thanh Hoá bình quân một ngày công lao động thu được 49,93 nghìn đồng giá trị gia tăng, xã Nam Hóa bình quân một ngày công lao động thu được 116,17 nghìn đồng giá trị gia tăng, cao hơn nhiều so với xã Thanh Hóa.
Nếu xem xét ở khía cạnh hiệu suất trên một đồng chi phí, ở xã Nam Hoá bình quân một đồng chi phí trung gian bỏ ra để sản xuất sắn thu được 3,66 đồng giá trị sản
Đại học Kinh tế Huế
xuất, 2,66 đồng giá trị gia tăng. Xã Thanh Hóa bình quân một đồng chi phí trung gian bỏ ra để sản xuất sắn thu được 1,92 đồng giá trị sản xuất, 0,92 đồng giá trị gia tăng.
Như vậy, hiệu quả sản xuất sắn ở xã Nam Hoá là cao hơn nhiều so với xã Thanh Hoá.
Nhìn chung, sản xuất sắn trên địa bàn nghiên cứu tuy còn gặp nhiều khó khăn, song kết quả và hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, sắn đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tăngnguồn thu của các hộ sản xuất. Tuy nhiên, mức đầu tư của người dân cho sản xuất sắn chưa tương xứng, nếu được đầu tư đúng mức thì khả năng tăng năng suất và nâng cao hiệu quảkinh tế là rất lớn.