CHƯƠNG II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN Ở HUYỆN TUYÊN HOÁ
2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT SẮN
2.4.1. Bằng phương pháp phân tổ thống kê
2.4.1.1.Ảnh hưởng của quy mô đất đai
Quy mô đất đaicóảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Quy mô đất đai manh mún, nhỏ lẻ là một trong những yếu tố làm cản trở quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và trên địa bàn nghiên cứu nói riêng. Quy mô đất đai nhỏ sẽ khó khăn trong việc cơ giới hoá và đầu tư thâm canh dẫn đến kết quả và hiệu quả sản xuất không cao, thu nhập của lao động nông nghiệp thấp và do đó việc cải thiện đời sống gia đình là rất khó khăn. Ngược lại, quy mô đất đai lớn thì người sản xuất dễ đầu tư thâm canh hơn và hiệu quả mang lại sẽ cao hơn, phù hợp với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá. Hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào vị trí, chất lượng, đặc điểm và quy mô đất đai.
Để đánh giá ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả sản xuất sắn tôi chia mỗi xã thành 3 nhóm hộ tương ứng với quy mô đất.
Đối với xã Nam Hoá
Nhóm I có quy mô diện tích dưới 7 sào, gồm 21 hộ, nhóm hộ này chiếm tỉ lệ khá cao với 41,18% tổng số hộ điều tra. Nhóm II có quy mô diện tích từ 7 – 14 sào, nhóm hộ này chiếm tỉ lệ cao nhất 45,10% tổng số hộ điều tra. Nhóm III có quy mô diện tích trên 14 sào, chiếm tỉ lệ thấp nhất 13,73% tổng số hộ điều tra.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến sản xuất sắn (Tính BQ/sào)
Tổ K/cách tổ theo DT (sào)
Số hộ
DTBQ (sào)
GO (1000đ)
IC (1000đ)
VA (1000đ)
Công LĐ
GO/IC (lần)
VA/công LĐ
VA/IC (lần) Nam hoá
I. <7 21 4,73 965,16 272,3 692,86 6 3,54 115,48 2,54
II. 7-14 23 9,92 1.001,42 275,31 726,12 6,3 3,64 115,26 2,64
III. 14 7 15,63 1.115,43 277,3 838,13 6,51 4,02 128,75 3,02
BQC 51 8,53 1.009,91 275,73 734,18 6,32 3,66 116,17 2,66
Thanh hoá
I. <25 21 21,6 700,85 375,1 325,75 6,9 1,87 47,21 0,87
II. 25 –45 14 30,02 762,21 395,12 367,11 7,21 1,93 50,92 0,93
III. 45 4 49,35 775,68 430,05 345,58 7,29 1,8 47,4 0,8
BQC 39 27,12 738,57 384,11 354,47 7,10 1,92 49,93 0,92
(Nguồn số liệu điều tra)
Đại học Kinh tế Huế
Nhóm hộ có quy mô diện tích nhỏ nhất là nhóm I có 21 hộ với bình quân một hộ có 4,73 sào sắn thì bình quân trên một sào thu được 965,16 nghìn đồng giá trị sản xuất, 692,86 nghìn đồng thu nhập. Những hộ có quy mô đất trồngsắntừ 7 –14 sào thì bình quân trên một sào thu được 1.001,42 nghìn đồng giá trị sản xuất, 726,12 nghìn đồng thu nhập.Nhóm hộ có quy mô diệntích lớn là nhóm III với bình quân một hộ có 15,63 sào sắnthì bình quân trên một sào thu được 1.115,43 nghìnđồng giá trị sản xuất, 838,13 nghìnđồng thu nhập.
Xét về mặt hiệu quả ta thấy, quy mô đất đai càng lớn thì hiệu suất GO/IC, VA/công, VA/IC càng lớn. Nhóm hộ có quy mô đất đai nhỏ nhất, bình quân cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 3,54 đồng giá trị sản xuất, 2,54 đồng thu nhập, bình quân một ngày công lao động thu được 115,48 nghìn đồng giá trị gia tăng. Nhóm hộ có quy mô đất đai lớn nhất, bình quân cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 4,02 đồng giá trị sản xuất, 3,02 đồng thu nhập,bình quân một ngày công lao động thu được 128,75 nghìn đồng giá trị gia tăng. Như vậy, quy mô đất đai ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất sắn của hộ nông dân, quy mô đất đai càng lớn thì hiệu quả mang lại càng cao.
Điều nàyđược giải thích như sau: những hộ có quy mô đất đai lớn thì họsẵn sàng đầu tư và dễ đầu tư nên hiệu quả mang lại cao hơn. Do đó, đời sống của họ được cải thiện hơn, thu nhập mang lại cao hơn, nên những hộ đó có khả năng tái đầu tư chosản xuất cũng cao hơn. Songở trên địa bàn số hộ có quy mô ruộng đất ít và nhỏ lẻ còn chiếm số đông, nên hoạt động sản xuấtsắn còn gặp nhiều khó khăntrong việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cũng như cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất và thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa là vấn đề bức thiết đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương.
Đối với xã Thanh Hoá
Nhóm I có quy mô diện tích dưới 25 sào, gồm 21 hộ, nhóm hộ này chiếm tỉ lệ cao nhấtvới 53,85% tổng số hộ điều tra. Nhóm II có quy mô diện tích từ 25 – 45 sào, nhóm hộ này chiếm tỉ lệ 35,9% tổng số hộ điều tra. Nhóm III có quy mô diện tích trên 45 sào, chiếm tỉ lệ thấp nhất 10,26% tổng số hộ điều tra. Trong hai xã điều tra, thì xã Thanh Hoá có diện tích trồng sắn lớn hơn hẳn xã Nam Hoá. Một phần do xã Thanh Hoá có điều kiện đất đai không thuận lợi để đa dạng hoá cây trồng, cây trồng chủ yếu
Đại học Kinh tế Huế
ở đây là cây sắn. Hơn nữa, người dân đã thực hiện khai hoang đất trống, đồi núi trọc.
Những hộ có diện tích trồng sắn trên45 sào đa số là những hộ có lao động đônghoặc phát triển chăn nuôi, họ vừa có phân chuồng để trồng sắn, vừa có sắn để làm thức ăn chăn nuôi.
Nhóm hộ có quy mô diện tích nhỏ nhất là nhóm I có 21 hộ với bình quân một hộ có21,6 sào sắn thì bình quân trên một sào thuđược700,85 nghìnđồng giá
trị sản xuất, 325,75 nghìn đồng thu nhập. Những hộ có quy mô đất trồng sắntừ 25 – 45 sào thì bình quân trên một sào thu được 762,21 nghìnđồng giá trị sản xuất,367,11 nghìnđồng thu nhập. Nhóm hộ có quy mô diện tích lớn là nhóm III với bình quân một hộ 49,35 sào sắn thì bình quân trên một sào thu được 775,68 nghìn đồng giá trị sản xuất,345,58 nghìnđồng thu nhập.
Xét về mặt hiệu quả ta thấy, nhóm I có quy mô đất đai nhỏ nhất, thì cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,87đồng giá trị sản xuất,0,87 đồng thu nhập, bình quân một ngày công lao động thu được 47,21 nghìn đồng giá trị gia tăng. Nhóm II thì cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,93 đồng giá trị sản xuất, 0,93 đồng thu nhập, bình quân một ngày công lao động thu được 50,92 nghìn đồng giá trị gia tăng. Nhóm hộ có quy mô đất đai lớn nhất, thì cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được1,80đồng giá trị sản xuất, 0,80 đồng thu nhập, bình quân một ngày công lao động thu được 47,3 nghìn đồng giá trị gia tăng.
Đối với nhóm I và nhóm II thì giá trị sản xuất và giá trị gia tăng tăng dần theo quy mô diện tích. Nhóm II là nhóm có giá trị sản xuất và giá trị gia tăng lớn nhất trong 3 nhóm, do những hộ này có chi phí đầu tư lớn, quy mô diện tích vừa phải nên dễ dàng quản lí, chăm sóc.
Riêng nhóm III, do những hộ thuộc nhóm này tiến hành khai hoang đất trống đồi núi trọc, họ phải chi phí nhiều cho việc khai hoang, làm đất, bón phân, chi phí vận chuyển. Hơn nữa, do quy mô diện tích rộng lớn, năng lực của hộ có hạn dẫn đến không hiệu quả, hiệu suấtGO/IC, VA/công, VA/IC thấp hơnnhóm I và nhóm II..
Nhìn chung, nhóm hộ có quy mô đất đai lớn kết quả sản xuất mang lại thường cao hơn nhóm hộ có quy mô nhỏ. Đối với những hộ có quy mô đất đai 45 sào thì hiệu suất VA/IC, VA/công, GO/IC đang giảm xuống. Điều này cho thấy về lâu dài
Đại học Kinh tế Huế
muốn tăng kết quả và hiệu quả sản xuất thì phải tăng cường đầu tư thâm canh. Đồng thời phải chú ý cải tạo, bồi dưỡng đất để nâng cao chất lượng đất nhằm làm tăng kết quả và hiệu quả sản xuất sắn.
2.4.1.2.Ảnh hưởng của chi phí trung gian
Chi phí trung gian là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất sắn của các nông hộ. Mức đầu tư chi phí cao, đúng mức sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất sắn, ngược lại mức đầu tư chi phí chưa thoả đáng thì hiệu quả mang lại cũng thấp. Để thấy rõảnh hưởng của chi phí sản xuất đến hiệu quả sản xuất sắn, tôi tiến hành phân tích mức đầu tư chi phí trung gian bình quân trên một sào sắn của các nông hộ điều tra như sau: Đối với mỗi xã, tôi đều chia các hộ ra thành 3 nhóm tổ tương ứng với mức đầu tư khác nhau trên một sào sắn.
Đối với xã Nam Hoá
Nhóm I có mức đầu tư chi phí trung gian bình quân nhỏ hơn 246,15 nghìn đồng/sào gồm 14 hộ chiếm 26,67% tổng số hộ điều tra ở xã Nam Hoá. Nhóm II có mức đầu tư chi phí trung gian bình quân từ 246,15 – 317,24 nghìn đồng/sào, gồm 26 hộ chiếm 53,33% tổng số hộ điều tra tại xã Nam Hoá. Nhóm III có mức đầu tư chiu phí trung gian bình quân lớn hơn 317,24 nghìn đồng/sào gồm 11 hộ chiếm 20% tổng số hộ điều tra tại xã.
Nhóm I có mức đầu tư chi phí trung gian bình quân là 232,14 nghìn đồng/sào, thu được 723,92nghìn đồng giá trị sản xuất, 491,78 nghìnđồng thu nhập, có năng suất bình quân là 943,36 kg/sào. Những hộ có mức đầu tư chi phí trung gianở nhóm Icứ 1 đồngchi phí trung gian bỏ ra thu được 3,12đồng giá trị sản xuất, 2,12đồng thu nhập.
Nhóm II có mức đầu tư chi phí trung gian bình quân là 280,68 nghìn đồng/sào thu được 1.049,61 nghìn đồng giá trị sản xuất, 768,93 nghìn đồng thu nhập, có năng suất bình quân là 1.098,41 kg/sào. Cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 3,74 đồng giá trị sản xuất, 2,74 đồng giá trị gia tăng.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 16: Ảnh hưởng của đầu tư chi phí trung gian đến sản xuất sắn (Tính BQ/sào)
Tổ Khoảng cách tổ
theo IC (1000đ) Số hộ ICBQ (1000đ/sào)
GO (1000đ)
VA (1000đ)
NSBQ (kg/sào)
GO/IC lần
VA/IC lần
Nam Hoá
I. <246,15 14 232,14 723,92 491,78 943,36 3,12 2,12
II. 246,15 -317,24 26 280,68 1.049,61 768,93 1.098,41 3,74 2,74
III. 317,24 11 350,46 1.494,57 1.144,11 1.401,01 4,26 3,26
BQC 51 275,73 1.009,91 734,18 1.121,01 3,66 2,66
Thanh Hoá
I. <351,18 6 355,14 651,13 295,99 746,97 1,83 0,83
II. 351,18 –389,21 24 382,68 730,11 347,43 819,75 1,91 0,91
III. 389,21 9 402,13 826,14 424,01 855,82 2,05 1,05
BQC 39 384,11 738,57 354,47 817,50 1,92 0,92
(NguồnĐại học Kinh tế Huếsố liệu điều tra năm 2009)
Nhóm III có mức đầu tư chi phí trung gian bình quân là 350,46 nghìn đồng/sào sẽ thu được 1.494,57 nghìn đồng giá trị sản xuất, 1.144,11 nghìn đồng thu nhập, có năng suất bình quân là 1401,01 kg/sào. Cứ 1 đồng chi phí trung gianbỏ ra thì thu được 4,26 đồng giá trị sản xuất, 3,26 đồng thu nhập. Hiệu suất GO/IC, VA/IC cao hơn 2 nhóm kia. Như vậy, trong một giới hạn nhất định nếu mức đầu tư chi phí trung gian càng cao thì hiệu suất mang lại trên một đồng chi phí càng lớn. Hơn nữa, nhờ điều kiện đất đai thuận lợi, kinh nghiệm trồng lâu năm của bà con, được sự quan tâm của cán bộ huyện, xã đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng cho bà con làm tăng kết quả và hiệu quả trồng sắn.
Qua bảng điều tra ta thấy, năng suất bình quân/sào tỷlệ với mức đầu tư chi phí trung gian bình quân. Tuy nhiên, xét tính hiệu quả của mỗi mức đầu tư chi phí của xã Nam Hoá, ta thấy nếu tăng mức đầu tư chi phí từ nhóm I lên nhóm II, tức là tăng đầu tư lên 48,54 nghìn đồng/sào thì năng suất tăng lên 155,05 kg/sào, như vậy cứ tăng 1 kg sắn thì phải bỏ ra 0,31 nghìn đồng. Nếu tăng mức đầu tư từ nhóm II lên nhóm III, tức là tăng chi phí đầu tư lên 69,78 nghìn đồng/sào thì năng suất tăng lên 302,6 kg/sào, như vậy nếu muốn tăng 1kg sắn thì phải tốn 0,23 nghìn đồng. Như vậy, ta thấy tăng đầu tư chi phí từ nhómII lên nhóm III thì hiệu quả cao hơn so với tăng mức đầu tư chi phí từ nhóm I lên nhóm II là 0,08 nghìnđồng/kg.
Đối với xã Thanh Hoá
Xã Thanh Hoá có chi phí đầu tư cao hơn xã Nam Hoá nhưng giá trị gia tăng đemlại thấp hơn so với xã Nam Hoá. Với chi phí trung gian bình quân là 355,14 nghìn đồng/sào thu được 651,13 nghìn đồng giá trị sản xuất, 295,99 nghìn đồng giá trị gia tăng, với năng suất là 746,97 kg/sào. Cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 1,83 đồng giá trị sản xuất, 0,83 đồng giá trị gia tăng. Nhóm II với chi phí trung gian bình quân là 382,68 nghìn đồng/sào thì cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 1,91 đồng giá trị sản xuất, 0,91 đồng giá trị gia tăng. Nhóm III với chi phí trung gian bình quân là 402,13 nghìn đồng/sào thì cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,05 đồng giá trị sản xuất, 1,05 đồng thu nhập. Trong 3 nhóm thì nhóm I có hiệu suất trên một đồng chi phí là thấp nhất và nhóm III có hiệu suất trên một đồng chi phí là cao nhất. Như vậy, trong một giới hạn nhất định nếu mức đầu tư chi phí trung gian
Đại học Kinh tế Huế
càng cao thì hiệu suất mang lại trên một đồng chi phí càng lớn. Do đó, việc tăng mức đầu tư chi phí cho sản xuất sắnso với hiện tại là biện pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả sản xuẩt sắn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của những hộ sản xuất sắn trên địa bàn.
Cũng giống như xã Nam Hoá, ta thấy năng suất bình quân/sào tỷ lệ thuận với mức đầu tư chi phí trung gian bình quân. Nhưng khi xét tính hiệu quả ở mỗi mức đầu tư chiphí, ta thấy nếu tăng mức đầu tư chi phí từ nhóm I lên nhóm II, tức là tăng 27,54 nghìnđồng/sào thì năng suất tăng 72,78 kg/sào, như vậy cứ tăng 1kg sắn thì phải bỏ ra thêm 0,38 nghìnđồng. Trong khi đó nếu tăng mức đầu tư chi phí từ nhóm II lên nhóm III, tức là tăng 19,45 nghìn đồng/sào thì năng suất tăng 36,07 kg/sào, như vậy cứ tăng 1 kg sắn thì phải bỏ ra thêm 0,54 nghìnđồng. Qua đó ta thấy tăng mức đầu tư chi phí từ nhóm I lên nhóm II hiệu quả hơn rất nhiều so với tăng mức đầu tư chi phí từ nhóm II lên nhóm III là 0,16 nghìnđồng/kg.