MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HOÁ

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 67 - 74)

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HOÁ

Những năm qua sản xuất sắn của huyện đãđạt những thành tựu to lớn. Địa bàn huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và tiêu thụ cây sắn. Tuy

Đại học Kinh tế Huế

nhiên vẫn còn tồn tại những khó làm giảm hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sắn. Qua nghiên cứusản xuất sắn trên địa bàn tôi xin đề xuất một số giải phápsau:

3.2.1. Giải pháp về đất đai

Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế. Đất đai của các nông hộ còn manh mún vì vậy đã hạn chế việc áp dụng công nghệ vào sản xuấtvà mâu thuẫn với sản xuất hàng hoá. Đòi hỏi phải tập trung ruộng đất để khuyến khích người nông dân đầu tư thâm canh tăng năng suất trên diện rộng làm cho sản lượng sắn ngày một cao hơn. Muốn làm được điều đó, cần thực hiệntốt công tác “Dồn điền đổi thửa”, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất để các hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất sắn nói riêng với khối lượng nông sản hàng hoá lớn và tập trung.

Huyện Tuyên Hóa có diện tích đất chưa sử dụng khá lớn, hiệu quả sử dụng đất chưa cao và phần lớn tập trung ở vùng núi rẻo cao, điều kiện đất đai không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn, cần phải được khai hoang mở rộng diện tích để canh tác.

Vì vậy, cần có chính sách thoả đáng để động viên người dân tiến hành khai hoang, phục hoá đất đưa vào trồng sắn, động viên các tổ chức kinh tế mạnh dạn nhận đất, đầu tư khai hoang xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, mở rộng diện tích đất trồng.Trong những năm tới cần đẩy nhanh tốc độgiao quyền sử dụng đất đai để nông dân có cơ sở pháp lí được vay vốn phát triển sản xuất.

Bên cạnh trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, huyện cần phải nâng cao vai trò quản lí nhà nước về đất đai như: cần phải có quy hoạch sử dụng đất cụ thể, chi tiết quy hoạch hoá cho các khu dân cư, quy hoạch cho vùng phát triển cây công nghiệp, quy hoạch cho vùng cây lương thực,…

Để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả các hộ cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây:

Theo điều tra thực tế, vẫn còn nhiều hộ sử dụng đất trồng sắn không hợp lí, không chú trọng chăm sóc cải tạo đất, lạm dụng phân hoá học làm cho đất ngày càng xấu đi, bạc màu và giảm sức sản xuất. Vì vậy, cần tăng cường đầu tư thâm canh và có chế độ bón phân hợp lí. Các hộ nông dân nên tăng cường bón thêm phân hữu cơ để giúp cải tạo, bồi dưỡng đất đai và làm tăng năng suất sắn.

Đại học Kinh tế Huế

Một số hộ có diện tích trồng trọt khá lớn tuy nhiên vẫn chưa khai thác triệt để do thiếu vốn sản xuất nên các hộ cần mạnh dạn vay vốn, khai hoang, mở rộng vùng nguyên liệu sắn.

Trên các ruộng đất hiện tạihộ sử dụng để trồng sắn nên trồng xen với cây lạc.

Vì trồng sắn lâu ngày sẽ tiết ra chất độc sẽ làm đất xấu đi, nếu trồng xen với cây lạc sẽ tạo thêm thu nhập, hạn chế cỏ dại và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất làm cho đất không bị xấu đi. Thâm canh tăng năng suất là con đường thích hợp do tính giới hạn của quỹ đất,góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất đai.

3.2.2. Giải pháp vềxây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Tuyên Hoá nói chung và sự phát triển nông nghiệp nói riêng. Việc xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ có tác dụng tạo điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các cơ sở sản xuất như đảm bảo vận chuyển cung ứng nguyên liệu, vật tư phân bón và tiêu thụ hàng hoá được nhanh chóng, đảm bảo được những điều kiện vật chất để tạo nguồn nhân lực và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Vì vậy tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

- Huyện và các xã phải có quy hoạch cụ thể cho phát triển các cơ sở hạ tầng như đường giao thông nối với các trục giao thông chính, các đầu mối giao lưu giữa các trung tâm tỉnh, huyện, xã,… xây dựng hệ thốngthuỷ lợivà hệ thống thông tin liên lạc tới tất cả các khu dân cư, các cơ sở sản xuất, cụ thể trong thời gian tới cần có quy hoạch và thực hiệntốtmột số lĩnh vực sau:

- Giao thông:

Tiếp tục ngăn chặn sự xuống cấp của mạng lưới cầu đường, song song với việc phát triển hoàn thiện mạng lưới giao thông để đápứng nhu cầu vận tải đi lại cũng như quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng.

Quy hoạch phát triển: Hiện nay mạng lưới giao thông nông thôn trong nội huyện yếu. Mặt khác, giao thông nội đồng cũng còn thấp kém, khó khăn trong việc vận chuyển vật tư và nông sản,đưa máy móc ra đồng đặc biệt là vào mùa mưa. Vì vậy trong hướng quy hoạch sắp tới phải chú ý phát triển mạng lưới giao thông ở các xãđặc

Đại học Kinh tế Huế

biệt khó khăn đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hoá, đi lại và tạo điều kiện cho việc đi lại và tiêu thụ sản phẩm.

Đối với vùng núi rẻo cao, hệ thống giao thông liên thôn, liên xã còn thấp kém, địa hình miền núi nên giao thông đi lại khó khăn. Do đó, cần có kế hoạch rải nhựa hoặc bê tông hoá toàn bộ hệ thống giao thông liên thôn, liên xã.

- Thuỷ lợi:

* Thuỷ lợi: Thường xuyên tu bổ các công trình đã có nhằm phát huy hiệu quả các công trình trênđảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Phát triển xây dựng mới các công trình thuỷ lợi, hồ chứa, trạm bơm, đập dâng, nâng cấp cải tạo, bê tông hoá kênh mương vàđầu mối công trìnhđể tăng khả năng tưới tiêu giảm thiểu thất thoát nướcphục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cũng cần xây dựng các kênh thoát nước lũ, tiêu úng trong mùa mưa cho vùng nguyên liệu sắn.

Thường xuyên kiểm tra các công trình. Đảm bảo các công trình hoạt động tốt, phát hiện các sai hỏng, kịp thời xử línhằm cung cấp nước chovùng nguyên liệu.

Đối với vùng gòđồi, các hộ cần tận dụng các kênh,mương dẫn nước đã có, chú ý tu sửa, nâng cấp nâng cao hiệu quả của hệ thống kênh mương.

Đối với vùng núi rẻo cao tận dụng nguồn nước ở khe suối, các hồ đập sẵn có để phục vụ cho việc tưới tiêu nhằm cung cấp nước cho vùng trồng sắn khi có hạn.

3.2.3. Giải pháp về vốn

Vốn là yếu tố quan trọng trong việc nâng cấp, thay đổi công nghệ, thiết bị, mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất công nghiệp, đây cũng là điều kiện để tăng cường trang bị tư liệu sản xuất, giống, vốn cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay ở miền núi số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, thông thường những hộ này không những phải vay nặng lãiđể mua vật tư phân bón mà còn phải vay mượn để giải quyết đời sống. Tình hình đó luôn đặt họ trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

- Nguồn vốn cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nông dân và các cơ sở sản xuất.

- Điều kiện cho vay còn vướng mắc ở nhiều khâu thế chấp, thủ tục hành chính, tài sản,… vì vậy nhiều hộ nông dân và cơ sở sản xuất công nghiệp không vay được vốn.

Đại học Kinh tế Huế

- Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư chưa được huy động tốt vào hoạt động tín dụng.

Giải quyết tốt vấn đề vốn cho sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế.

Các biện pháp

- Củng cố và phát triển các hợp tác xã tín dụng trong nông thôn. Hiện nay ở vùng nông thôn bên cạnh các hộ nghèo vẫn có những hộ khá, hộ giàu có nguồn vốn nhàn rỗi có thể huy động đáp ứng một phần nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh.

Do vậy trong thời gian tới cần nghiên cứu để thành lập, củng cố các hợp tác xã tín dụng trong nông thôn nhằm nâng cao khả năng huy động vốn nhàn rỗi trong nông thôn đáp ứng một phần nhất định nhu cầu vay vốn ngắn hạn của nhân dân.

- Khuyến khích hình thành các quỹ vay tín dụng từ các hội. Các hội như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân,… góp vốn vào quỹ chung để giải quyết cho vay vừa giữ được nguồn quỹ vừa giải quyết vấn đề vốn cho những hội viên có nhu cầu.

- Tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư từ các nguồn vốn khác. Hiện nay trên địa bàn Tuyên hoá đang có nhiều dự án hoạt động trong đó có cả các hoạt động đầu tư tín dụng vì vậy cần tranh thủ các nguồn vốn này để giải quyết một phần nhu cầu về vốn như nguồn cho vay của dự án đa dạng hoá nông nghiệp, các nguồn vốn khuyến nông,…

- Cải tiến các thủ tục và điều kiện cho vay, mặc dù nguồn vốn cho vay đã hạn hẹp song có những lúc vì các thủ tục, điều kiện cho vay mà nguồn vốn trong ngân hàng có nhưng không đến được với người đi vay.Các ngân hàng cần có sự cởi mở thông thoáng hơn trong các thủ tục và điều kiện cho vaytạo điều kiện cho người vay vốn.

- Cần áp dụng các hình thức thế chấp, tín chấp phù hợp. Đối với các hộ nông dân nghèo tài sản thế chấp không có hoặc không đáng kể nên áp dụng hình thức tín chấp với các hộ thực sự cần vay vốn để sản xuất, vừa đảm bảo hộ nghèo có khả năng vay vốn đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể đứng ra tín chấp trong việc hướng dẫn, tư vấn cách sản xuất cho các hộ nghèo.

Đồng thời với việc đơn giản hoá thủ tục cũng cần tăng hạn mức cho vay, kéo dài chu kỳ hồi vốn, giảm tỷ lệ lãi suất, tránh tình trạng các sản phẩm chưa đến kỳ thu hoạch đã phải bán để trả nợ.

Đại học Kinh tế Huế

3.2.4. Giải pháplao động

Hiện nay lao động hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tương đối dồi dào và được bổ sung thêm hàng năm. Tuy lực lượng lao động phổ thông dồi dào nhưng lao động có trình độ chuyên môn lại khan hiếm, phần lớn lao động chưa qua đào tạo. Vì vậy phát triển giáo dục đào tạo là việc làm cần thiết và cấp bách.

- Tạo điều kiện cho người lao động có thể tiếp cận tốt với khuyến nông. Tổ chức cơ sở khuyến nông thôn bản do chính người dân lập ra là những người dân giỏi trong hoạt động, được bà con tín nhiệm.

- Đi đôi với khuyến nông cần chú ý đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí, khả năng nhận thức và quản lý cho lao động. Đây là người quyết định đến phương hướng sảnxuất của hộ và do đó ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Lao động nông thôn chịu ảnh hưởng của tính thời vụ, vào mùa vụ thường thiếu lao động, đến ngày không làm mùa thì lao động không có việc làm. Vì vậy, đa dạng hoá ngành nghề giúp tăng hiệu quả sử dụng lao động, hạn chế được tính thời vụ trong nông nghiệp.

3.2.5. Giải pháp về công tác khuyến nông

Đây là một trong những giải pháp quan trọng của nhà nước giúp nông dân phát triển sản xuất. Sắn là cây trồng truyền thống, người dân chưa chú trọng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật mà vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Do đó, kết quả và hiệu quả thu được từ sản xuất sắn chưa cao. Cần thực hiện tốt công tác khuyến nông, truyền bá rộng rãi tiến bộkỹ thuật về thâm canh, thu hoạch, bảo quản, chế biến cho nông dân.

-Qua điều tra, trên địa bàn huyện có rất nhiều điển hình nông dân sản xuất giỏi.

Phổ biến những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi, tổ chức cho nông dân tham quan học hỏi lẫn nhau.

- Trạm khuyến nông cần thực hiện tốt ba chức năng: xâydựng mạng lưới cơ sở, phổ biến kỹ thuật, phục vụ hỗ trợ xây dựng mô hình thật tốt và chuyển giao cho đội ngũ nông dân giỏi trước.

- Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận giống mới, kỹ thuật tiên tiến, thuyết phục người dân thay đổi tập quán canh tác truyền thống, đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất.

Đại học Kinh tế Huế

- Bồi dưỡng cho người sản xuất những kiến thức cần thiết để có khả năng ứng xử nhanh nhạy với thị trường, tìm ra biện pháp thích hợp trong áp dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất.

- Thường xuyên cung cấp thông tin về thời vụ gieo trồng, giống, sâu bệnh, thị trường giá cả để người dân chủ động ứng xử kịp thời, có hiệu quả.

3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất sắn của huyện. Thực hiện tốt khâu tiêu thụcó ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhà máy Sông Dinh những năm qua đã bao tiêu sắn cho người dân. Tuy nhiên, quá trình tiêu thụ sản phẩm của người dân vẫn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở hạ tầng, tình trạng thiếu thông tin thị trường, việc tiêu thụ sắn phải qua các khâu trung gian,… nên tình trạng người dân bị ép giá vẫn còn diễn ra.

Muốn thực hiện tốt khâu tiêu thụ cần thực hiện:

- Nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu Sông Dinh ký hợp đồng trồng và thu mua sắn nguyên liệu với nông dân các địa phương. Sẽ đảm bảo cho người dân chủ động và an tâm sản xuất.

- Nhà máy chủ động phối hợp các chủ hợp đồng, lãnhđạo các địa phương bố trí phương tiện để vận chuyển sắn, thực hiện nhanh các thủ tục nhập sắn tại nhà máy và thanh toán ngay tiền bán sắn cho nông dân.Ðiều này sẽtạo ra sự phấnkhởi và yên tâm của người trồng.

- Chính quyền điạ phương tạo điều kiện cập nhật thông tin và cung cấp thông tin rộng rãi cho những người nông dân trên địa bàn, để tránh trường hợp bị ép giá.

- Người trồng sắn tăng cường tính chủ động, trồng và thu hoạch sắn có kế hoạch. Tránh trường hợp mở rộng diện tích ồ ạt,thu hoạch ồ ạt, dẫn đến ứ động, Ngoài việc thu hoạch sắn cùng một thời điểm, nhà máy không tiêu thụ kịp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thừa sắn nguyên liệu, người mua thừa cơ ép giá nông dân.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)