Bằng hàm sản xuất Cobb – douglas

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 67)

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN Ở HUYỆN TUYÊN HOÁ

2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT SẮN

2.4.2. Bằng hàm sản xuất Cobb – douglas

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sắn, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến năng suất sắn của huyện tôi dùng phương pháp bình phương bé nhất trên phần mềm Excel nhằm lượng hoá một số nhân tố chủ yếu thuộc mô hình hàm sản xuất Cobb – douglas có ảnh hưởng đến năng suất sắn trên địa bàn.

Kết quả hồi quy như sau:

Bảng17: Kết quả hàm hồi quy Cobb –douglas

Các biến Hệ số T–stat P–value Khoảng tin cậy

Hệ số chặn A -2,00 -13,24 5,03E-22 (-2,306)–(-

1,704)

Phân chuồng 0,09 2,69 0,008434 0,026–0,143

Phânđạm 0,23 2,79 0,006747 0,062–0,415

Phân kali 0,24 2,43 0,013543 0,044–0,443

Phân lân 0,13 4,07 0,000107 0,071–0,208

Lao động 0,18 4,06 0,000121 0,094–0,286

Vùng sinh thái 0,09 2,60 0,011065 0,017–0,137

Đại học Kinh tế Huế

R2 0,85

(Nguồn: Số liệu điều tra và kết quả tính toán trên máy tính)

R2 dùng để đo sự phụ thuộc của biến phụ thuộc trong mô hình với các biến độc lập (0 ≤ R2≤ 1). Nếu càng gần 1 thì sự phụ thuộc càng chặt chẽ. Trong mô hình trên ta thấyR2= 0,85 có nghĩa là 85% sự biến thiên của năng suất trên địa bàn được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình.

Kết quả hồi quy của mô hình này p–value của các biến đều nhỏ hơn 0,05 tức là các biến đưa vào mô hìnhđều có ý nghĩa thống kê. Hàm sản xuất có thể viết lại dưới dạng sau:

Y = 0,13.X10,09.X20,23.X30,24.X40,13.X50,18.e0,09D

Để đánh giá năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào tôi lấy năng suất sắn trung bình nhân với % tăng lên do tác động các yếu tố đầu vào đó thì sẽ được năng suất cận biên. Mặt khác căn cứ vào mức giá các yếu tố đầu vào và giá yếu tố đầu ra tôi tính được thu nhập cận biên. Ở đây các yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sắn tươi trên một sào, hơn nữa sắn tươi chiếm lượng lớn trong tổng số lượng sắn bán ra nên tôi căn cứ vào giá sắn tươi bán ra tính được thu nhập cận biên trên một sào. Gọi Pilà giá trị của 1% yếu tố đầu vào Xi. Kết quả năng suất cận biên và thu nhập cận biên của các yếu tố đầu vào được tính ở bảng sau:

Bảng18: Năng suất cận biên và thu nhập cận biên của các yếu tố sản xuất

Các yếu tố Xi

Năng suất cận biên

(kg/sào)

Trung bình Xi Pi (đ) Thu nhập cận biên (đ)

Phân chuồng 0,89 90,80 90,80 754,70

Phân đạm 2,27 5,23 209,40 1.947,10

Phân kali 2,37 6,96 835,20 1.416,30

Phân lân 1,28 11,13 333,90 882,10

Lao động 1,78 43,69 436,90 1.254,10

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

*Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất:

Đại học Kinh tế Huế

Phân chuồng là một loại phân hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Bón phân chuồng cho sắn không những cải thiện được hàm lượng mùn trong đất mà còn cung cấp cho cây một phần dinh dưỡng như đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng, đồng thời làm giàu vi sinh vật trong đất. Phân hữu cơ sử dụng cho sắn bao gồm phân chuồng, phân xanh đã được chế biến, ủ hoai mục ít nhất là một tháng. Hệ số α của yếu tố phân chuồng là 0,09 với các kiểm định đều chấp nhận được có nghĩa rằng trong điều kiện hiện tại với độ tin cậy 95%, khi cố định các yếu tố đầu vào khác, cứ tăng yếu tố phân chuồng lên 1%, tức là tăng bình quân 0,908 kg/sào thì năng suất sắn sẽ tăng lên 0,09% (tương ứng với tăng lên 0,89 kg/sào) và thu nhập tăng lên sẽ là 754,7 đồng.

*Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất:

Hệ số α của yếu tố phân đạm là 0,23. Đạm cần cho sự tổng hợp protein, phát triển thân lá, tích lũy chất khô. Thiếu đạm cây kém phát triển, lá màu lục nhạt, hơi vàng ở ngọn. Muốn tăng năng suất phải bón đạm với liều lượng cao. Đặc biệt là các giống sắn cao sản lượng đạm phải sử dụng tương đối cao. Kết quả hồi quy cho thấy, với mức ý nghĩa 5%, khi cố định các yếu tố đầu vào khác, trung bình cứ tăng phân đạm lên 1%, có nghĩa là tăng trung bình 0,0523 kg/sào thì năng suất sắn sẽ tăng lên 0,23%(tương ứng với tăng lên 2,27 kg/sào) và thu nhập tăng lên là 1947,1đồng.

*Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất:

Kali là nguyên tố đa lượng quan trọng nhất đối với cây sắn, có tác dụng vận chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ củ. Kết quả hồi quy trong mô hình này cho thấy, hệ số α của biến phân kali là 0,24. Với mức ý nghĩa 5%, khi cố định các yếu tố đầu vào khác, trung bình cứ tăng phân kali lên 1%, có nghĩa là tăng trung bình 0,0696 kg/sào thì năng suất sắn sẽ tăng lên0,24% và thu nhập tăng lên là 1416,3đồng.

Thiếu kali cây sẽ bé đi, lágià vàng và rìa lá gần đầu lá có màu nâu.

*Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất:

Lân Là thành phần cấu tạo của tế bào sống, tham gia vào qúa trình tạo thành tinh bột. Kết quả hồi quy cho thấy, với mức ý nghĩa 5%, khi cố định các yếu tố đầu vào khác, trung bình cứ tăng phân lân lên 1%, có nghĩa là tăng trung bình 0,1113 kg/sào thì năng suất sắn sẽ tăng lên 0,13% và thu nhập tăng lên là 882,1 đồng.

Đại học Kinh tế Huế

Cây sắn có thể thu hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp để tạo nên năng suất cao so với nhiều cây trồng khác. Ở đất rất nghèo lân, bón phân lân làm tăng năng suất, tăng hàm lượng tinh bột trong củ.

*Ảnh hưởng của nhân tố lao động đến năng suất:

Lao động là nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Đối với sản xuất sắn tại địa phương, lao động tham gia vào các công đoạn chính như: Làm đất, bón phân, thu hoạch,...công lao động ảnh hưởng tích cực đến năng suất tạo ra trên 1 sào sắn. Kết quả hồi quy trong mô hình này cho thấy, hệ số α của biến công lao động là 0,18. Với mức ý nghĩa 5%, khi cố định các yếu tố đầu vào khác, trung bình cứ tăng 1%

công lao thì năng suất sắn sẽ tăng lên 0,18% và thu nhập tăng lên là 1254,1 đồng.

*Ảnh hưởng của vùng sinh thái đến năng suất sắn

Do đặc điểm địa hình trênđịa bàn không thuần nhất, đất đai và điều kiện kinh tế xã hội giữa các xã trong vùng có sự khác nhau. Để lượng hoá ảnh hưởng của yếu tố này tôi sử dụng biến giả vùng sinh thái là D: D = 1 nếu hộ sản xuất ở xã Nam Hoá, D

= 0 nếu hộ sản xuất ở xã Thanh Hoá. Trong điều kiện hiện nay, với độ tin cậy 95% và khi cố định các yếu tố khác, nếu hộ sản xuất ở xã Nam Hoá thì năng suất sắn xã Nam Hoá cao hơn xã Thanh Hoá là 1,09 lần. Điều này được giải thích bởi xã Nam Hoá thuộc vùng gò đồi, đất đai chủ yếu là đất thịt, màu mỡ đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây sắn. Còn những hộ sản xuất sắn ở xã Thanh Hoá năng suất sắn lại thấp hơn là do hầu hết diện tích sắn ở xã Thanh Hóa đều được sản xuất trên đất dốc, đất đã bạc màu hoặc đất trống, đồi núi trọc.

Qua kết quả phân tích cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất thu được trên một sào sắn là khác nhau. Tuỳ thuộc vào điều kiện từng hộ gia đình mà có phương pháp điều chỉnh cho phù hợp. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất vùng nguyên liệu sắn.

*Đánh giá chung về sản xuất sắn ở địa bàn Những thuận lợi, thành tích đạt được

Cây sắn là cây trồng gắn bó với người dân Tuyên Hoá từ lâu đời. Sắn là cây dễ tính thích hợp với nhiều chất đất vàđịa hình, nông dân trồng sắn hầu như không phải đầu tư nhiều nên được nó được xem như cây “xóa đói giảm nghèo” cho nông dân.Cây

Đại học Kinh tế Huế

sắn có giá trị kinh tế cao và là loại cây trồng cótỷ suất hàng hoá lớn chính vì thế mà sản xuất sắn hàng hoá luôn được sự quan tâm của chính quyền các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện, địa phương và người nông dân. Những năm qua, hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng đã chú trọng đầu tư thâm canh sản xuất sắn, với những giống mới cho năng suất cao, nên kết quả sản xuất sắn trên địa bàn đã mang lại năng suất ngày càng cao.

Hàng năm, nhà máy chế biến Sông Dinh còn cử cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật cho người dân, trên địa bàn huyện còn có quốc lộ 12A đi qua làm cho việc giao thông đi lại thuận tiện hơn. Trước đây khi chưa có nhà máy chế biến sắn Sông Dinh, đầu ra chưa ổn định nên diện tích trồng sắn còn ít, nhỏ lẻ, manh mún, sản lượng và năng suất sắn còn thấp nhưng nay khi có nhà máy bao tiêu sản phẩm, đầu ra ổn định thì diện tích, năng suất, sản lượng sắn không ngừng tăng lên, phương thức tiêu thụ sắn của người dân trở nên đa dạng, phong phú hơn,…

Chính nhờ năng suất sắn ngày càng tăng đã làm cho thu nhập và lợi nhuận của việc sản xuất sắn trên địa bàn ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào nguồn thu của các hộ vùng miền núi này. Người dân trong vùng đã chú trọng đầu tư vào sản xuất sắn, mở rộng diện tích sản xuất sắn.

Mặt khác, tiềm năng và lợi ích phát triển kinh tế từ cây sắn là rất lớn. Tinh bột chế biến từ sắn, thậm chí sắn lát phơi khô, trở thành mặt hàng mới trong xuất khẩu.

Do đó, việc sản xuất đang được người dân ngày càng quan tâm hơn với mức đầu tư thoả đáng hơn. Kết quả sản xuất sắn trong những năm qua ở trên địa bàn đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế chung của địa phương. Cây sắn luôn giữ 1 vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng của huyện.

Những khó khăn, hạn chế

Quá trình sản xuất sắn của huyện trong thời gian qua đã có những thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc sản xuất sắn vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế cả về yếu tố khách quan và chủ quan. Qua điều tra 90 hộ trên địa bàn, tôi thu thập được một số ý kiến về những khó khăn đối với sản xuất sắn của các nông hộ.

Một trong những khó khăn lớn nhất của việc sản xuất sắn trên địa bàn đó làthời tiết, những năm qua diễn biến thời tiết phức tạp, bão lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra.

Đại học Kinh tế Huế

Bão lụt làm sắn bị gãyđổ buộc người dân phải thu hoạch sớm, hệ thống tưới tiêu trên địa bàn lại không chủ động để kịp thời tưới tiêu lúc hạn hán nên giảm đáng kể hiệu quả sản xuất sắn của người dân. Có 88,89% cho rằng thời tiết là một trong những khó khăn lớn cho sản xuất sắn.

Đất đai cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất sắn của người dân. Chất lượng đất đai kém, manh mún, nhỏ lẻ gây cản trở đến vấn đề cơ giới hoá trong sản xuất, giảm hiệu quả sản xuất sắn. 44,44% hộ cho rằng đất đai xấu là một trong những khó khăn cho sản xuất.

Trong 90 hộ điều tra có 18 hộ cho rằng sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm cản trở quá trìnhđầu tư thâm canh của các nông hộ sản xuất sắn trên địa bàn (chiếm 20%) bởi vì cây sắn ít bị sâu bệnh hại trong năm qua.

Bảng19: Một số ý kiến về những khó khăn đối với sản xuất cây sắn của các nông hộ được điều tra

Khó khăn Số hộ trả lời % so với số hộ được điều tra

1. Sâu bệnh 18 20,00

2. Đất đai xấu 59 65,56

3. Đất đai manh mún 40 44,44

4. Thiếu đất sản xuất 35 38,89

5. Chưa được tưới tiêu chủ động 60 66,67

6. Thiếu vốn 19 21,11

7. Thời tiết 80 88,89

8. Thiếu giống 21 23,33

9. Ít được tập huấn 42 46,67

10. Giá sắn 32 35,56

11. Thiếu thông tin 80 88,89

12. Giao thông không thuận tiện 67 74,44

(Nguồn số liệu điều tra) Thị trường tiêu thụ sắn ở địa phương hiện nay đang sôi động với mức giá tăng cao đã khuyến khích người dân mở rộng đầu tư sản xuất sắn. Song bên cạnh đó vấn đề

Đại học Kinh tế Huế

tiêu thụ sắn ở đây vẫn còn nhiều khó khăn. Trong 90 hộ được điều tra, có 80 hộ cho rằng thiếu thông tin thị trường nên hay bị ép giá (chiếm 88,89% số hộ được điều tra).

Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất của các nông hộ trồng sắn.

Ngoài ra, việc sản xuất và tiêu thụ sắn của các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu còn gặp không ít khó khăn như: thiếu vốn sản xuất, thiếu giống, ít được tập huấn,… đặc biệt là những thôn ở xa trung tâm xã, thị trường chưa thực sự ổn định, giá cả biến động.

Như vậy, hoạt động sản xuất sắn của các nông hộ trên địa bàn mặc dù đã đem lại hiệu quả khá cao. Song quá trình sản xuấtcòn có nhiều khó khăn, trở ngại nên hiệu quả sản xuất của các nông hộ còn nhiều hạn chế. Làm thế nào để hạn chế những khó khăn của người dân trong vùng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất sắn, đang đặt ra nhiều vấn đề bức thiết cho các cấp chính quyền, các nhà lãnh đạo cũng như các ban ngành của địa phương.

Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)