CHƯƠNG II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN Ở HUYỆN TUYÊN HOÁ
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 1. Năng lực sản xuất của các hộ
2.3.3. Tình hình tiêu thụ sắn
Qua nghiên cứu về sản xuất sắn trên địa bàn, sắn là nông sản có tỷ suất hàng hoá cao, nhận thấy đầu tư phát triển cây sắn theo hướng hàng hoá là phù hợp với nhu cầu của thị trường vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Đầu tư phát triển sản xuất sắn vừa chú trọng đến đầu ra cho cây sắn, tạo cho người dân động lực và tâm lí an tâm khi sản xuất là một vấn đề quan trọng để phát triển ngành trồng sắn ở địa phương.
Sắn là cây dễ trồng, chịu được đất nghèo và khô hạn, đầu tư thấp, ít rủi ro.
Hiện nay, do nhu cầu chế biến, xuất khẩu và lợi nhuận cao nên sắn trở thành cây trồng hấp dẫn. Việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sắn của địa phương sẽ cho cái nhìn khái quát về thực tế tiêu thụ sắn của địa phương, nhận ra những thuận lợi, khó khăn trong tiêu thụ sắn từ đó rút ra được những giải pháp để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sắn trên địa bàn.
Có hai hình thức tiêu thụ sắn chủ yếu đó là củ sắn tươi và sắn lát khô. Tuy nhiên tiêu thụ củ sắn tươi chiếm tỉ lệ lớn hơn. Dựa vào công dụng của sắn và các hình thức tiêu thụ sắn để ta nghiên cứu và rút ra kết luận cho tình hình tiêu thụ sắn của địa phương.Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Người dân trồng sắn sau khi thu hoạch một phần nhỏ sẽ được sửdụng làm lương thực thực phẩm, một phần làm thức ăn cho gia súc và phần lớn được cung ứng ra thị trường cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến.
Đại học Kinh tế Huế
5% 95%
10%
3%
Chú thích: Sắn tươi
Sắn látkhô
Sắn tươi + sắn lát khô Tinh bột sắn
Sơ đồ4: Kênh tiêu thụ sắn trên địa bàn huyện Tuyên Hoá Người tiêu dùng
57%
Hộ nông dân 37%
2%
90%
Thu gom nhỏ
Thu gom lớn Nhà máy tinh bột
sắn Nhà máy bánh
kẹo, mìăn liền
Trang trạichăn nuôi Người tiêu dùng
Cty xuấtkhẩu (Trung Quốc)
Nhà máy tinh bột sắn
Hộ nông dân
Cơ sở chế biến nhỏ
Hộ nông dân Người tiêu dùng
1%
Đại học Kinh tế Huế
Hiện nay việc tiêu thụ sắn trên địa bàn huyện Tuyên Hoá được thực hiện theo các hướng chính sau:
Thứ nhất, cán bộ xã thực hiện gom sắn của người dân lại sau đó chở đến bán trực tiếp cho nhà máy, từ đó nhà máy sẽ sản xuất ra tinh bột sắn bán ra thị trường.
Thứ hai, hộ nông dân sẽ bán sắn cho thu gom nhỏ tại nhà hoặc tại rẫy. Những thu gom này sẽ đem sắn bán cho nhà máy.
Thứ ba, hộ nông dân sẽ bán sắn cho thu gom nhỏ tại nhà hoặc tại rẫy. Những thu gom này sẽ đem sắn bán cho những thu gom lớn. Những thu gom lớn sẽ đem sắn bán ra thị trường.
Thứ tư, hộ nông dân bán sắn cho những cơ sở chế biến nhỏ, những cơ sở này chế xay xát ra thành tinh bột rồi bán ra thị trường.
Thứ năm, người dân sẽ bán sắn cho các trang trại chăn nuôi trên địa bàn, thường họ sẽ đến mua tại nhà. Sắn được bán là sắn lát khô.
Thứ sáu, hộ nông dân hoặc bán tại nhà họăc tại chợ. Sắn được bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
+ Đối với hướng thứ nhất:
Người dân sau khi thu hoạch sắn sẽ chở sắn đến tập trung ở địa điểm quy định trước của cán bộ nông nghiệp xã, tại đó cán bộ xã sẽ thu gom sắn của người dân, toàn bộ sắn sẽ được vận chuyển tập trung đến nhà máy. Theo hướng này người dân chỉ bán sắn tươi vì hiện nay nhà máy công nghệ của nhà máy chỉ cho phép chế biến sắn tươi thành tinh bột. Hình thức này chiếm khoảng 57% lượng sắn bán ra. Người trồng sắn sẽ trả tiền thuê xe vận chuyển sắn, do vận chuyển tập trung nên giá thuê xe bình quân mỗi hộ khá rẻ 40 – 50 nghìn đồng. Giá sắn căn cứ vào trữ bột và thời vụ mua nhưng giá nhà máy thu mua bình quân mỗi kg sắn là 900 – 1000đ. Việc ban lãnh đạo xã thu gom sắn cho người dân đã giúp người dân không phải chịu ép giá từ tư thương, cán bộ xã thông báo trước lịch thu gom nên người dân chủ động trong việc thu hoạch sắn, giảm hao hụt trữ bột và tiết kiệm được một lượng đáng kể chi phí vận chuyển. Ngoài ra việc thu gom sắn trên thể hiện sự quan tâm của cán bộ xã đến phát triển sản xuất, đến đời sống của người dân.
Đại học Kinh tế Huế
Về thanh toán: Thanh toán giữa nhà máy và người dân thực hiện trực tiếp bằng tiền mặt. Việc thanh toán được thực hiện nhanh gọn, tiện lợi.
Về dòng thông tin: Nhà máy thường thông báo trước giá cả, kế hoạch thu mua của mình, người dân chủ động trong việc thu hoạch, nhờ vậy sắn dùng chế biến luôn có lượng chữ bột cao. Người dân cũng hạn chế được việc chờ thu mua dẫn đến sắn bị hư thối.
Về hỗ trợ: Hàng năm nhà máy cử cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật cho bà con.
+ Đối với hướng thứ hai:
Sắn sau khi thu hoạch sẽ được bán tươi hoặc sẽ làm thành sắn lát khô để dự trữ hoặc bán. Theo hướng này thì người dân chỉ bán sắn tươi vì nhà máy chỉ thu mua sắn tươi. Hình thức này phổ biến đối với các xã ở vị trí xa nhà máy như xã Thanh Hoá, Thanh Thạch, Lâm Hoá,…sau khithu mua các thu gom này vận chuyển về nhà máy để bán, thu gom chủ yếu là người dân trên địa bàn, họ có phương tiện vận chuyển. Giá mua của thu gom thường là 900đ/kg. Hình thức này ít phổ biến, khi chưa có sự thu gom tập trung của uỷ ban xã thì người dân thu hoạch về họ sẽ bán cho thu gom hoặc khi có bão, lũ nhiều nơi sắn bị gãy đổ, ngập úng buộc nông dân trong tỉnh phải thu hoạch sớm hơn các năm, họ sẽ bán sắn cho tư thương để giảm thiệt hại. Thu gom sau khi mua sắn sẽ vận chuyển về nhà máy để bán. Lượng bán cho nhà máy chiếm khoảng 90% lượng sắn thu mua.
Về thanh toán: Việc mua bán sắn giữa các mắt xích hầu hết đều thực hiện thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Việc thanh toán được thực hiện nhanh gọn.
Về dòng thông tin: Thông tin về thị trường và giá cả hạn chế. Các hộ nông dân ít nhận được thông tin thị trường, thường là nhận được thông tin giá cả từ thu gom nhỏ quan hệ mua bán trực tiếp với họ.
Về hỗ trợ: Những thu gom nhỏ có những hỗ trợ cho hộ nông dân dưới nhiều hình thức như ứng tiền trước,bao bì nhưng chỉ đối với những mối quan hệ thân thiết, mua bán lâu dài.
+ Đối với hướng thứ ba:
Đại học Kinh tế Huế
Mùa thu hoạch thì người dân sẽ bán sắn tươi tại rẫy hoặc đem về nhà để bán, ngoài ra họ sẽ làm thành sắn lát khô, khi chưa có nguồn thu mua và trong những ngày thời tiết thuận lợi họ sẽ dỡ về, không cần bóc vỏ, họ băm nhếu nháo tung ra bãi cỏ phơi 2-3 nắng thấy ráo tay là cho vào bao tải đem cân cho các thương lái từ khắp nơi đổ về. Theo hướng này tư thu gom nhỏ sẽ mua sắn khô. Thu gom nhỏ chủ yếu là người dân trong xã, thông thuộc địa hình. Họ sẽ thu mua sắn của người dân trong xã. Giá thu mua sắn lát khô bình quân là 1900đ/kg. Thu gom nhỏ sẽ bán lại cho thu gom lớn. Hình thức này chiếm khoảng 10% lượng sắn thu mua của thu gom nhỏ. Theo các thương lái thì sắn lát khô chủ yếu bán sang Trung Quốc để chế biến thành tinh bột hoặc cung cấp cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi gia súc, một số nhà máy chế biến thức ăn gia súc của Việt Nam có thu mua nhưng với số lượng không lớn lại phải bóc sạch vỏ.
Về thanh toán: Sau khi thu mua sắn lát, các thu gom nhỏ và thu gom lớn đều thực hiện thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
Về dòng thông tin: Các hộ nông dân nhận được thông tin giá cả và nhu cầu từ thu gom nhỏ, thu gom nhỏ nhận được thông tin từ thu gom lớn, thu gom lớn nhận được thông tintừ công ty xuất khẩu.
Về hỗ trợ: Thu gom lớn ứng tiền trước cho thu gom nhỏ nhưng chỉ đối với các bạn hàng thận thiết, giữa thu gom nhỏ và nông dân cũng có mối quan hệ như vậy.
+ Đối với hướng thứ tư:
Theo hướng này người dân sẽ bán sắn cho cơ sở chế biến sắn nhỏ ở thị trấn Ba Đồn. Cơ sở này dùng 3 máy xát sắn đạp chân như máy tuốt lúa. Tay răng tuốt lúa bằng tấm kim loại đột gai. Chiều dài trực sát chỉ khoảng 15 – 20 cm tay để vừa sức chân đạp. Hạ nghiêng bàn đưa lúa để dẫn củ sắn vào mặt mài. Máy xát sắn đạp chân có thể đạt năng suất 100 kg/giờ. Sau đó cơ sở sẽ đem bán tinh bột cho những nhà buôn sỉ, lẽ trên thị trường. Giá sắn mua thường ngang với giá nhà máy.
Về thanh toán: Thanh toán giữa cơ sở chế biến và người dân được thực hiện trực tiếp bằng tiền, việc thanh toán nhanh gọn và chính xác.
Về dòng thông tin: Cơ sở chế biến cung cấp thông tin về nhu cầu và giá cả cho người dân.
Đại học Kinh tế Huế
Về hỗ trợ: Cơ sở chế biến cho người dân vay vốn. Tuy nhiên số lượng ít và chỉ cho những người cung cấp với số lượng lớn và thường xuyên.
+ Đối với hướng thứ năm:
Người dân sẽ bán sắn cho các trang trại chăn nuôi trên địa bàn, thường họ sẽ đến mua tại nhà. Sắn được bán là sắn lát khô. Theo điều tra trên địa bàn xã Nam Hóa có trang trại chăn nuôi của bác Lợi, hiện nay đang phát triển mạnh chăn nuôi gà và lợn, sắp tới bác sẽ mở rộng đầu tư sang chăn nuôi lợn Ri. Dự tính kinh phí đầu tư là 1 tỉ đồng. Hàng ngày trang trại thu mua một lượng lớn sắn lát khô để làm thức ăn cho vật nuôi, ở xã Thanh Hoá điển hình có trang trại chăn nuôi lợn của chú Hùng,…Giá mua sắn trung bình là 2000đ. Người dân tuy bán được giá hơn nhưng số lượng người mua cũng không nhiều và cũng không ổn định. Hình thức này chiếm 2% lượng sắn bán ra.
Về thanh toán: Việc thanh toán giữa trang trại và người dân được thựchiện trực tiếp bằng tiền, thanh toán nhanh gọn.
Về dòng thông tin: Chủ trang trại cung cấp thông tin về nhu cầu và giá cả cho người dân.
+ Đối với hướng thứ sáu:
Trước đây, khi đời sống người dân còn nhiều khó khăn thì sắn đóng vai trò là lương thực thực phẩm cùng với khoai ngô và một vài nông sản khác, nhưng nay đời sống của người dân phát triển hơn thì vai trò lương thực thực phẩm của sắn đang giảm dần. Thường giống sắn làm lương thực thực phẩm ở đây người dân quen với tên là sắn Rìa, sắn Rìa cho năng suất thấp hơn giống sắn KM94, nhưng sắn thơm và ngon hơn vì thế giá sắn Rìa cũng được giá hơn các loại sắn kia. Sắn Rìa một phần sẽ được người dân giữ lại làm thực phẩm, hình thức này chiếm số lượng không đáng kể, một phần sẽ được đem ra chợ bán trực tiếp cho người tiêu dùng, hình thức này chiếm 1% lượng sắn bán ra. Bình quân giá 1kg củ tươi sắn Rìa là 2000đ.
Về thanh toán: Quan hệ mua bán diễn ra chủ yếu ở chợ. Việc thanh toán được thực hiện trực tiếp bằng tiền.
Về thông tin: Thông tin về giá cả và thị trường còn hạn chế.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 13: Sự thay đổi giá qua từng tác nhân trong kênh tiêu thụ
Loại sắn
Giá bán của người
nông dân
Giá bán của thu gom
nhỏ
Giá bán của thu gom
lớn
Giá mua của cơ sở chế biến
Giá mua
của trang
trại
Giá mua
của nhà máy
Giá mua
của người
tiêu dùng
Khoản chênh
lệch giá
Kênh 1 Sắn tươi 950 950 0
Kênh 2 Sắn tươi 900 1050 1050 150
Kênh 3 Sắn khô 2100 2150 2200 100
Kênh 4 Sắn tươi 850 850 0
Kênh 5 Sắn khô 2200 2200 0
Kênh 6 Sắn tươi 2000 2000 0
(ĐVT: đồng/kg) (Nguồn số liệu điều tra)
Quá trình tiêu thụ sắn của người dân diễn ra theo nhiều kênh khác nhau, mỗi kênh lại có trung gian tiêu thụ khác nhau và giá sắn của người dân qua mỗi kênh lại khác nhau.
Ở kênh 1 cán bộ xã thu gom sắn cho người dân. Giá bán của người dân là 950đ bằng với giá của nhà máy. Tuy nhiên người dân phải trả chi phí thuê xe chở sắn đến nhà máy. Chênh lệch giá bằng 0.
Ở kênh thứ 2 và kênh thứ 3 đã có sự chênh lệch giá rõ ràng qua khâu trung gian.
Ở kênh 2, chênh lệch giữa giá bán của người nông dân với giá của nhà máy là 150đ.
Sự chênh lệch này là do những chi phí như:Vận chuyển, bốc xếp...
Ở kênh thứ 3, chênh lệch giữa giá bán của người dân với giá bán của thu gom nhỏ là 50đ, của thu gom nhỏ với thu gom lớn cũng là 50đ.
Ở kênh thứ 4, giá bán của người nông dân thấp hơn của nhà máy. Do cơ sở chế biến không quá xa nên chi phí vận chuyển cũng đỡ hơn nhiều nên người dân vẫn bán sắn cho cơ sở chế biến.
Đại học Kinh tế Huế
Ở kênh thứ 5, người nông dân bán được giá hơn khi bán cho thu gom nhỏ như ở kênh thứ 3. Tuy nhiên, hình thức này chiếm số lượng nhỏ.
Ở kênh thứ 6, chênh lệch giá bằng 0, giống sắn này bán được giá hơn nhưng năng suất sắn không cao, số lượng người mua ít.
Tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy Sông Dinh
Thời bao cấp, gần như cả nước thiếu lương thực và sắn trồng ở khắp nơi để làm cái ăn cho người và gia súc. Trong thập kỷ 90, cây sắn mất dần vai trò là cây lương thực và diện tích giảm dần nhưng kể từ đầu năm 2000 trở lại, nhu cầu sắn lát, tinh bột sắn dùng trong nước và xuất khẩu tăng trở lại. Trong mắt doanh nghiệp và nhà quản lý, tinh bột sắn trở thành mặt hàng có nhiều lợi thế xuất khẩu. Xuất khẩu sắn những năm trước giữ một vị trí khá khiêm tốn trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu nhưng năm 2009 đã tăng nhanh và đem lại một khoản ngoại tệ không nhỏ cho đất nước.Nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu Sông Dinh những năm qua đã hoạt động có hiệu quả, đóng góp đáng kể về mặt kinh tế và xã hội cho tỉnh nhà.
Mỗi ngày nhà máy thu mua khoảng 300 tấn sắn tươi. Công suất trung bình của nhà máy là khoảng 75 tấn tinh bột sắn/ngày. Tinh bột sắn của nhà máy sản xuất ra phần lớn sẽ được bán ra nước ngoài, một phần nhỏ sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, chưa có cơ sở nào tiêu thụ tinh bột sắn với số lượng lớn. Tiêu thụ tinh bột sắn nội địa đa số là những đơn đặt hàng nhỏ, nhà máy vẫn cung cấp cho những người tiêu dùng nhỏ lẻ.
Tổng bán của nhà máy tăng lên qua các năm. Năm 2007 tổng bán là 8.432 tấn, năm 2009 là 10.983 tấn, tăng 30,25 %. Hiện nay, tinh bột sắn trở thành mặt hàng có nhiều lợi thế xuất khẩu, lượng tinh bột sắn xuất khẩu của nhà máy cũng không ngừng tăng lên. Tỉ lệ xuất khẩu trên tổng bán tăng hàng năm, năm 2007 là 86,18%, năm 2009 là 93,76%. Điều này cho thấy sản xuất sắn, chế biến sắn trên địa bàn ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hạn chế của nhà máy là nhà máy chưa có chức năng xuất khẩu, nên muốn tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn ra nước ngoài thì nhà máy phải thông qua môi giới trung gian. Nhà máy bán sắn cho công ty Quý Lợi và công ty Quảng Phát. Đây là hai công ty thu mua tinh bột sắn với số lượng lớn nhất. Tinh bột sắn sẽ được đưa ra Lạng Sơn rồi đưa ra sang Trung Quốc. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính đối với mặt hàng sắn của tỉnh.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 14: Tình hình tiêu thụ tinh bột sắn nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu Sông Dinh 2007–2009
(ĐVT: Kg)
Chỉ tiêu Tổng bán Xuất khẩu Tỉ lệ xuất
khẩu/tổng bán (%)
2007 8.432.502 7.267.500 86,18
2008 9.145.665 8.270.332 90,43
2009 10.983.820 10.298.150 93,76
(Nguồn số liệu nhà máy tinh bột sắn) Niên vụ trồng sắn 2009-2010, nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu Sông Dinh đã ký hợp đồng trồng và thu mua sắn nguyên liệu với nông dân các địa phương trong tỉnh với tổng diện tích 2.048 ha, chiếm hơn 60% diện tích sắn toàn tỉnh. Nhà máy đã ký là 65 hợp đồng tiêu thụ sắn nguyên liệu với các thôn, xã và cá nhân trồng sắn. Nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu Sông Dinh cho biết, hiện nay giá thu mua sắn bình quân là 950 đồng/kg, tăng hơn 100 đồng/kg sovới vụ trước. Thời gian tới giá có thể tiếp tục được điều chỉnh theo biến động của thị trường. Ðể động viên các chủ hợp đồng cũng như cấp quản lý cơ sở đã chung tay cùng doanh nghiệp chỉ đạo, tuyên truyền, vận động người trồng sắn, nhà máy đã hỗ trợ cho các thôn, chủ hợp đồng 3.000 đồng/tấn nguyên liệu, cấp xã 2.000 đồng/tấn sắn nguyên liệu. Những vùng nguyên liệu hiện nay chưa hợp đồng, nếu có nhu cầu bán thì nhà máy cũng sẵn sàng thu mua. Các tổ chức, cá nhân liên hệ trực tiếp hoặc bằng điện thoại với nhà máy và được hướng dẫn và sắp xếp lịch thu mua.
Nhìn chung, khi nhà máyđi vào hoạt động, người dân trồng sắn không phải lo lắng việc tiêu thụ sản phẩm sắn do mình sản xuất ra. Nhà máy đã thực hiện tốt việc bao tiêu sản phẩm cho người dân, làm cho người trồng sắn an tâm về đầu ra cho sản phẩm của mình.
Qua điều tra, việc tiêu thụ sắn của người dân trên địa bàn gặp nhiều thuận lợi.
Nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu Sông Dinh đã ký hợp đồng trồng và thu mua sắn nguyên liệu với nông dân các địa phương trong tỉnh. Do ảnh hưởng của cơn bão số 9,
Đại học Kinh tế Huế