HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY .1 Hình thức tổ chức

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty CPXNK thuỷ sản nam hà tĩnh (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG II KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP XNK THỦY

2.3 HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY .1 Hình thức tổ chức

Phân xưởng sản xuất thực hiện chức năng chế biến sản xuất thủy hải sản xuất khẩu và nội địa.

Các đại lý thu mua có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu thủy sản và giao cho phân xưởng sản xuất chếbiến đảm bảo theo kế hoạch mà công ty giao khoán…

Công ty có mạng lưới khách hàng tương đối ổn định, khách hàng trong nước chủ yếu là: Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội, công ty TNHH Đông Hải- Vũng Tàu, công ty CP XNK thủy sản Đà Nẵng …

Một số khách hàng nước ngoài có quan hệ lâu dài như : Công ty Kanefuku (Nhật Bản), thương gia Lương Vĩnh Sơn (Trung Quốc), thương gia YenMinhFu, Linlonghu (Đài Loan)…

2.3.2 Mặt hàng sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

 Mặt hàng sản xuất kinh doanh

Như đã giới thiệu thì sản phẩm chủ yếu của công ty là các mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu trong đó có nhiều loại, nhóm khác nhau. Sản phẩm chủ yếu như mực,tôm, cá, các loại khác như nghêu ốc…Trong mỗi nhóm lại có nhiều loại, như mực thì có mực nang Sashimi, mực nang fillet, mực ống Sugata, mực lá…trong

Đại học Kinh tế Huế

nhóm tôm có tôm he A2W, tôm sú A1T, tôm bạc, tôm chì… trong nhóm cá có cá lưỡng nguyên, cá hố nguyên con…

Trong từng loại thuộc mỗi nhóm lại được chia thành nhiều cỡ tùy theo độ to nhỏ của thành phẩm. Ngoài ra các thành phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu được xếp vào sản phẩm nội địa.

Qua cách phân loại trên cho thấy sản phẩm của công ty rất đa dạng và phức tạp do có nhiều nhóm, nhiều loại, nhiều cỡ cho nên khi kiểm tra theo dõi bị nhầm lẫn khó kiểm tra, hơn nữa với khối lượng công tác phát sinh như xuất kho nhiều, do đó công tác tính giá thành nghiệm thu sản phẩm đòi hỏi phải được chú trọng ngay từ những khâu ban đầu.

Bảng 3: Các sản phẩm chủ yếu của công ty

Stt Mực Stt Tôm Stt Cá Stt Thuỷ

sản khác 1

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Mựcnang Sashimi Mực nang Fillet Mực ống Sushidane Mực ống Sugata Mực ống Soumen Mực ống Fillet Mực ống Tube

Mực ống Ring&Head Mực ống nguyên con Mực ống Jang

Mực lá nguyên con Mực khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Tôn he A1W Tôm he A2W Tôm sú A1T Tôm sú A1T Tôm bop A2P Tôm he Tôm chì A2P Tôm sat A2C Tôm khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Cá lưỡng Cá đồng Cá hố Cá ngứa Cá nục Cá cơm Cá thu Cá đốm Cá bạc má Cá hồng Cá nhồng Cá mú

1 2 3 4 5

Ốc Cua Ghẹ Hến

Nguồn: Phòng kế hoạch

Đại học Kinh tế Huế

 Đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất

Do yêu cầu của khách hàng cũng như sự đa dạng về chủng loại phong phú về kích thướcmà quy trình chế biến mỗi loại sản phẩm khác nhau. Hiện tại có hai quy trình sản xuấtkhác nhau: Quy trình sản xuất hàng thông thường, và quy trình sản xuất hàng cao cấp.

 Quy trình sản xuất hàng thông thường:

Nguyên liệu

Bảo quản Xử lý

Phân cở hạng

Xếp khay

Cấp đông Bao gói

Bảo quản lạnh Nguồn: Phòng kế hoạch

Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất hàng thông thường

Nguyên liệu thủy sản sau khi thu mua được bảo quản bằng đá lạnh và nhập kho nguyên liệu chính, cũng có thể xuất ngang cho phân xưởng chế biến và được chuyển đến bộ phận xử lý –bộ phận này có nhiệm vụ lột da, vắt đầu, bóc vỏ, làm sạch nội tạng xong chuyển xuống phân cỡ. Tổ phân cở có nhiệm vụ phân hạng phân cỡ theo đúng quy định, xong chuyển sang bộ phận cấp đông. Bộ phận này có nhiệm vụ xếp vào khay đưa vào tủ cấp đông và chạy đông vớinhiệt độ- 500C sau 4 tiếng đồng hồ, khi hàng đã đảm bảo đủ tiêu chuẩn thì đưa ra tủ và đóng gói thành các thùng carton có dây đai nịt đầy đủ. Giai đoạn cuối cùng là nhập kho và bảo quản với nhiệt độ dưới- 200C

 Quy trình sảnxuất hàng cao cấp: (xem sơ đồ 5)

Đại học Kinh tế Huế

Nguồn : Phòng kế hoạch Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất hàng cao cấp

- Khâu tiếp nhận nguyên liệu: Đây là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất.

Nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng còn tươi, nguyên con, đảm bảo quy cách phẩm chất khi ký nhận nguyên liệu

- Xử lý sơ bộ: Tách đầu, bóc da, diềm và thân, sau đó chuyển vào phòng xử lý sạch

- Xử lý sạch: Được tiến hành trong phòng vô trùng tuyêt đối, ở đây sản phẩm được tách màng, làm sạch nội tạng.

- Tạo kiểu dáng: Xanh cắt, chỉnh hình theo mẩu quy định có thể là dáng hình thoi, hình chữ nhật hoặc khứa cây thông.

- Phân cỡ, hạng: Căn cứ vào tiêu chuẩn các sản phẩm quy định để phân cỡ, loại sản phẩm.

- Hút chân không: Sản phẩm được bỏ từ PE và đưa vào máy hút chân không để hút hết không khí rồi dán kín.

- Xếp khuôn: Xếp từng loại cá thể, sản phẩm lên khuôn có kích thước quy định.

- Cấp đông: Cấp đông từng cá thể sản phẩm đưa vào tủ và làm lạnh ở nhiệt độ- 500C.

Nguyên liệu Bảo quản Xửlý sơbộ Xử lý sạch

Tạo kiểu dáng Phân cỡhạng Hút chân không Xếp khay

Cấpđông IQF Bao gói Bảo quản Tiêu thụ

Đại học Kinh tế Huế

- Bao gói sản phẩm: Được bỏ vào thùng carton theo mẫu quy định niềm dây đai nẹp chắc chắn.

- Bảo quản sau khi nhập kho: Sẽ được bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ -200C.

- Tiêu thụ: Qúa trình vận chuyển tiêu thụ sản phẩm phải dùng xe lạnh, nhiệt độ trong thùng dưới 150C.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty CPXNK thuỷ sản nam hà tĩnh (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)