Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu thuỷ sản ở công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty CPXNK thuỷ sản nam hà tĩnh (Trang 76 - 84)

CHƯƠNG IV PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

4.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản tại công ty

4.2.2 Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu thuỷ sản ở công ty

 Nhóm giải pháp vềmặt hàng xuất khẩu Về công tác thu mua:

Mục tiêu của giải pháp: Thu mua được nguyên liệu, hàng hải sản đảm bảo cảvềsố lượng và chất lượng đểcông ty chếbiến. Tránh tình trạng để thiếu nguyên liệu hoặc nguyên liệu nhập vềbị ươn thối, dập nát không thểchếbiến để xuất cho khách hàng.

Chúng ta đã biết thực trạng thu mua của công ty. Hiện nay công ty đã và đang bố trí nhiều đại lý thu mua ở nhiều nơi. Tuy nhiên, ccông ty không có sự quản lý chặt chẽ nên công tác thu mua còn khá hạn chế. Đặc biệt việc xuất hiện nhiều nhà máy mới vềsản xuất và chếbiến hàng thủy sản trên địa bàn tỉnh cũng là việc báo động trong cạnh tranh nguồn nguyên liệu. Công ty nên bốtrí những đại lý thu mua đặt tại những vị trí thuận lợi nhất như gần bờ biển, gần những nơi có ngư dân nuôi trồng thủy sản lớn. Đặt một mức giá phù hợp sao cho có lợi cho công ty

Đại học Kinh tế Huế

mà lại hấp dẫn đối với ngư dân. Bên cạnh đó mặt hàng thủy sản đòi hỏi một sự bảo quản đặc biệt bằng các dụng cụ chuyên dụng để giữ tươi sản phẩm, nếu như để ngư dân đem hàng đến công ty để nhập thì chất lượng của chúng sẽ không được đảm bảo, đó là chưa kể đến giá cả thủy sản lại cao hơn do qua trung gian mua đi bán lại. Vì vậy việc thu mua được thực hiện tại nơi tại chỗ là một vấn đề hết sức cần thiết.

Một vấn đềnữa trong công tác thu mua là chất lượng sản phẩm xấu hay tốt phụ thuộc nhiều vào phương tiện khai thác, đánh bắt, các điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như các thao tác bốc dỡ… Công ty nên tổ chức các cán bộ kiểm tra tại khâu thu mua và cung ứng để có thể mua được những sản phẩm có chất lượng cao. Do vậy, công ty cần có đội ngũ các bộ thu mua hiểu biết về mặt hàng thủy sản này, đồng thời phải linh hoạt trong việc định giá nguyên liệu để thíchứng nhanh chóng với những biến động của thị trường.

Về khâu bảo quản:

Mục tiêu của giải pháp này: Sản phẩm đảm bảo chất lượng, hàng không bị chảy nước hay thay đổi màu sắc.

Bảo quản sản phẩm là một khâu đặc biệt quan trọng đối với bất kỳmột loại sản phẩm nào, đặc biệt đối với hàng thủy hải sản thì khâu này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

Đối với nguyên liệu: công ty cần hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cho người dân đánh bắt xa bờ, dài ngày, hướng dẫn họ đầu tư phương tiện và thiết bị bảo quản như hầm đá để giữ tươi sản phẩm, nên bảo quản nguyên liệu ở nhiệt độ 0– 70C, có như vậy giá trị sản phẩm mới cao được, đồng thời cung cấp cho người dân các thông tin có liên quan đến nuôi trồng đánh bắt, bảo quản thủy hải sản.

Trong khâu bảo quản và vận chuyển, công ty nên triển khai việc sử dụng các loại thùng bằng bảo ôn với quy cách thống nhất để bảo quản và vận chuyển trong suốt quá trình thu mua nguyên liệu được tốt hơn.

Đại học Kinh tế Huế

Đối với thành phẩm: khâu bảo quản thành phẩm đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thực hiện tốt khâu bảo quản sản phẩm sau khi chế biến thì chất lượng mặt hàng này không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình vận chuyển cũng như tiêu thụ trên thị trường. Nhất là những thị trường có khoảng cách địa lý xa so với nước ta. Vì vậy Công ty nên có những quan tâm, đầu tư hợp lý cho các dụng cụchuyên dụng dùng cho hàng thủy sản như các xe lạnh, container lạnh, nhằm tránh được hư hỏng cũng như thất thoát.

Về khẩu sản xuất chế biến:

Mục tiêu của giải pháp: Sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng đúng, đủ theo yêu cầu của khách hàng.

Mặc dù trong thời gian qua công ty đã chú trọng nhiều đến việc đầu tư xây dựng cơ sởvật chất cũng như máy móc thiết bị phục vụcho công tác sản xuất chế biến sản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm mà công ty chế biến chủ yếu dưới dạng sơ chế do đó giá trịsản phẩm xuất khẩu chưa cao. Đểnâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng thì việc hoàn thiện khâu sản xuất chế biến là một yêu cầu hết sức quan trọng.

Ngoài việc đầu tư nâng cao thiết bị máy móc ở khâu chế biến sản phẩm, công ty cũng nên chú trọngđầu tư, nâng cấp máy mócở các khâu khác, chẳng hạn như khâu bảo quản sản phẩm, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chế biến sản xuất.

Công ty cần có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sâu để tăng giá trịxuất khẩu.

Một yếu tố nữa cung nên liên quan mật thiết đến vấn đề này đó là nhân công trực tiếp sản xuất chếbiến sản phẩm. Công ty nên có chiến lược dài hạn cũng như chiến lược ngắn hạn để đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao hơn.

Về khâu đóng gói bao bì, mã hóa sản phẩm:

Đại học Kinh tế Huế

Mục tiêu của giải pháp: Bao bì phải đúng quy cách phù hợp với yêu cầu của sản phẩm và thị hiếu khách hàng.

Bao bì là một phần không thể thiếu của sản phẩm, nó không những có tác dụng bảo quản sản phẩm, hướng dẫn cách sử dụng,… mà còn thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Hay nói cách khác, bao bì sản phẩm là người bán hàng thầm lặng.

Mỗi sản phẩm chế biến khác nhau phải được sử dụng những loại bao gói khác nhau, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển lưu kho. Nhìn chung, các sản phẩm được chế biến xong sẽ được đưa vào hút chân không và đóng gói bằng nilon. Bao bì đóng gói phải được quy định cụ thể trong hợp đồng, phải phân biệt từng loại khác nhau theo thứ tự bảo quản khác nhau.

Hiện nay, công ty đã vàđang nhập bao bì của công ty Liksin tại thành phốHồChí Minh. Các bao gói của công ty được công ty Liksin sản xuất theo đúng yêu cầu.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất còn gặp không ít khó khăn như: nhập sai cỡ loại, vận chuyển không kịp thời,… điều nàyảnh hưởng trực tiếp đến khâu chếbiến, bảo quản thành phẩm của công ty. Vì vậy, công ty cần phải theo dõi sát sao công tác nhập xuất của kho vật tư nguyên liệu, đảm bảo cho quá trình sản xuất được thông suốt.

 Nhóm giải pháp vềxúc tiến xuất khẩu

Để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường nước ngoài công ty cần áp dụng những biện pháp sau:

Lập bộ phận nghiên cứu thị trường và tổ chức tiếp thị trên các thị trường xuất khẩu. Hiện nay, công ty nắm thông tin về các thị trường còn yếu như tình hình vềtừng loại sản phẩm thủy sản, biến động giá cả, đối thủcạnh tranh,… điều này dẫn tới công ty chưa có chính sách tiếp thị phù hợp. Cho nên việc lập ra bộ phận nghiên cứu thị trường và tổ chức tiếp thị trực thuộc phòng kế hoạch sẽgiúp cho công ty nắm chắc thị trường để đề xuất các chiến lược kinh doanh xuất khẩu phù hợp trong đó có chính sách tiếp thị.

Đại học Kinh tế Huế

Tổchức tiếp thị qua mạng internet bằng cách:

Xây dựng trang Web của công ty với thiết kếkhoa học, gâyấn tượng.

Tiến tới thực hiện bán hàng thủy sản qua mạng.

Đây là hình thức tiếp thị phổbiến trong giai đoạn công nghệthông tin bùng nổ như hiện nay. Nó cũng là hình thức tiếp thị đơn giản, ít chi phí mà hiệu quả tương đối cao. Công ty cần nắm bắt, thiết lập trang Web để đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm của công ty mình.

Xây dựng bộphận đại diện thương mại của công ty ở thị trường nhập khẩu chủ yếu: Góp vốn để hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam mở văn phòng giao dịch tại nước nhập khẩu chủtrọng như Nhật Bản, tìm cộng tác viên tại nước nhập khẩu để thu nhập thông tin và xúc tiến thương mại, có mức hoa hồng hợp lý.

Xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm thủy sản của công ty: chất lượng và VSATTP, tính phù hợp của sản phẩm với yêu cầu của thị trường sẽgiúp củng cố thương hiệu sản phẩm của công ty. Kinh nghiệm cho thấy, xuất khẩu sản phẩm dưới dạng thô rất khó tạo được thương hiệu cho sản phẩm. Tạo lập thói quen tiêu dùng sản phẩm thủy sản trên mỗi thị trường chỉ có thể thông qua việc phát triển sản phẩm giá trị gia tăng: tạo ra gu riêng, hương vịriêng cho sản phẩm.

Thương hiệu sản phẩm có uy tín là phương tiện tiếp thị hữu hiệu giúp cho duy trì và phát triển thị trường, từng bước tiến tới phân phối thủy sản trực tiếp ở nước nhập khẩu.

 Nhóm giải pháp vềnhân sự

Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ các bộ lãnh đạo, quản lý hoạt động trong công tác xuất nhập khẩu nói riêng và trong lĩnh vực thương mại quốc tếnói chung.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý có vị trí hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quảcủa hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy để đẩy mạnh và phát triển đúng hướng

Đại học Kinh tế Huế

hoạt động xuất khẩu của công ty phải coi trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộtrong lĩnh vực xuất khẩu, đặc biệt là cán bộquản lý, cán bộnghiệp vụ.

Cần có chính sách thu hút, bảo vệ và sử dụng nhân tài, bố trí sử dụng cán bộ đối đúng với ngành nghề được đào tạo và với sở trường năng lực của từng người.

 Nhóm giải pháp cụthểcho từng thị trường:

-Đối với Nhật Bản:

Hợp tác đầu tư hoặc nhập khẩu công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản trị giá gia tăng: Sushi, Sashimi, Tôm tẩm bột, …

Gia công xuất khẩu thủy sản cho các công ty thủy sản Nhật để tận dụng cơ sởvật chất kiểm tra của ngành nghềchếbiến và giá nhân công lao động rẻ.

Sản phẩm đảm bảo sự an toàn, có lợi cho sức khỏe, bổ dưỡng và ngon miệng.

Ngoài đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng công ty cũng cần thay đổi phương thức kinh doanh. Hiện tại có 3 khả năng để đưa hàng thủy sản vào Nhật Bản:

Xuất khẩu nguyên liệu chếbiến cho các nhà sản xuất thông qua các công ty thương mại.

Ủy thác sản xuất cho các thương hiệu của các khách hàng.

Hợp tác sản xuất với công tyởNhật đểxuất khẩu sang Nhật.

-Đối với thị trường Trung Quốc:

Vấn đề quan trọng là thanh toán vẫn chưa được khai thông, nhưng thị trường Trung Quốc có tiềm năng to lớn, nhất là các tỉnh miền Tây, nơi đang thực hiện chiến lược “Đại khai phá”. Để đưasản phẩm vào thị trường Trung Quốc cần phải khắc phục một số trở ngại: trước hết là việc thanh toán phải thực hiện qua ngân hàng đểhạn chếrủi ro. Thứ hai là cải thiện vấn đề thông tin, về các quy định và quản lý xuất nhập khẩu, hàng rào hạn ngạch và thuếquan của Trung Quốc.

Đại học Kinh tế Huế

Tìm cách gia tăng xuất khẩu vào các thành phố lớn ở Trung Quốc: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân... Hiện nay công ty chỉ mới xuất khẩu nhỏ lẽ ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

Tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng thủy sản chế biến, phát triển các mặt hàng mới như: Cá bột, cá tạp,… để chế biến các loại thủy sản phục vụ cho người tiêu dùng có thu nhập thấp (chiếm 80% dân số Trung Quốc) và làm thức ăn gia súc, đây là những mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn.

-Đối với thị trường Hàn Quốcvà Đài Loan:

Nâng cao tính cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu: bằng cách bắt buộc sản phẩm của Công ty phải đạt được tiêu chuẩn HACCP. Lý do bắt buộc vì đa sốthị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam đều đòi hỏi HACCP giống nhưgiấy thông hành bắt buộc khi muốn đưa hàng thủy sản và các nước này. Ngoài ra, với hệ thống HACCP cho phép Công ty chế biến thường xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy đáng kể xâm nhập vào sản phẩm từkhâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.

-Đối với thị trường EU:

Thông qua bộthủy sản và Hiệp hội chếbiến và xuất khẩu thủy sản để nắm thông tin thường xuyên về những yêu cầu của thị trường EU về VSATTP để không một lô hàng nào của Công ty khi xuất khẩu sang thị trường EU bị đưa vào danh sách cảnh báo của EU.

Phối hợp với các nhà kinh doanh của Lào, Campuchia để đưa sản phẩm vào thị trường EU. Tích cực đưa các sản phẩm của Công ty sang giới thiệu ở các hội chợtriển lãm của Lào, Campuchia, Thái Lan,…

Đểthâm nhập được thị trường này cần chú ý những vấn đềsau:

Chất lượng sản phẩm được xem là chìa khóa mở mọi cánh cửa để tiếp cận thị trường thủy sản EU vì người tiêu dùng ở khu vực này có yêu cầu rất cao đối với chất lượng sản phẩm. Hơn nữa từ năm 1993, EU cũng có những luật lệ quy

Đại học Kinh tế Huế

định chất lượng thống nhất đối với tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu và các nước trong khối, cho nên việc đáp ứng về chất lượng được xem là yêu cầu bức thiết đểthâm nhập thị trường này.

Bất cứ sản phẩm về cá nào được nhập vào thị trường EU từ các nước thứ 3 đều phải trải qua công đoạn chuẩn bị, chế biến, đóng gói và bảo quản được cơ quan có đủ năng lực chứng nhận. Thông thường các cơ quan này do các nước trong EU chỉ định.

Các công ty xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào EU phải quản lý theo tiêu chuẩn HACCP. Đây là một hệ thống tiêu chuẩn đặc biệt, có tính bắt buộc đòi hỏi Công ty phải có trách nhiệm thực hiện đúng quy định trong tất cả các công đoạn dây chuyền sản xuất như: chế biến, xử lý, đóng gói, vận chuyển phân phối và kinh doanh thực phẩm.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty CPXNK thuỷ sản nam hà tĩnh (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)